Soạn bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính - ngắn nhất Kết nối tri thức

Soạn bài Thực hành đọc: Bài thơ về tiểu đội xe không kính trang 56, 57, 58 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 8 dễ dàng hơn.

Nội dung chính: Bài thơ khắc họa hình ảnh độc đáo: những chiếc xe không kính. Làm nổi bật hình ảnh người lính lái xe ở Trường Sơn trong thời chống Mĩ, với tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam.

Soạn bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính | Ngắn nhất Soạn văn 8 Kết nối tri thức

1. Số tiếng trong mỗi dòng, số dòng trong mỗi khổ, vần và nhịp thơ

- Số tiếng trong mỗi dòng: không hạn định (6, 7, 8, 10 tiếng, chủ yếu 7 tiếng xen lẫn 8 tiếng)

- Số dòng trong mỗi khổ: 4 dòng/ khổ

- Vần và nhịp thơ: linh hoạt, phóng khoáng.

2. Hình ảnh những chiếc xe không kính và người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn

Hình ảnh những chiếc xe không kính

Hình ảnh người lính lái xe

+ Lời giới thiệu độc đáo: Không có kính không phải vì xe không có kính.

• Điệp từ “không”, lối nói khẩu ngữ, giọng thản nhiên (chất văn xuôi).

Bom giật, bom rung → giải thích nguyên nhân rất thực.

+ Miêu tả chân thực, sinh động:

• Liệt kê: không có kính, không đèn, không mui, thùng xe có xước.

• Gợi hiện thực: Sự khốc liệt của chiến trường; sự gian khổ, hiểm nguy của người lính lái xe; lòng dũng cảm, ý chí kiên cường, lạc quan;…

+ Được khắc họa trên nền cuộc chiến tranh gian khổ, ác liệt: bom giật, bom rung, bom rơi, những chiếc xe không kính,… → Vùng đất chìm trong bom đạn, không chút bình yên; gợi những hiểm nguy, mất mát, hi sinh của cuộc đời người lính.

+ Tư thế ung dung, đầy bản lĩnh, chủ động, sẵn sàng đối mặt với khó khăn, thử thách (khổ 1, 2)  

+ Khí phách ngang tàng, hiên ngang, kiêu hãnh, coi thường gian khổ, hi sinh và tinh thần lạc quan, sôi nổi (khổ 3, 4) 

+ Tình đồng chí, đồng đội gắn bó thân thiết (khổ 5, 6)

+ Lòng yêu nước và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (khổ 7)

Những chiếc xe không kính bị biến dạng vì bom đạn vẫn băng ra chiến trường, qua ngòi bút và cách khai thác của tác giả trở thành một hình tượng thơ độc đáo.

Những người lính lái xe là tiêu biểu cho vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam thời kháng chiến chống Mĩ. Là biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng.

3. Bố cục, mạch cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của bài thơ

Bố cục:

Gồm 2 phần

+ Phần 1: 4 khổ thơ đầu: Miêu tả hiện thực chiến tranh gian khổ, khốc liệt và tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan của những người lính lái xe Trường Sơn. 

+ Phần 2: 3 khổ thơ cuối: Ca ngợi sức mạnh của tình đoàn kết, lòng yêu nước và ý chí chiến đấu của những người lính lái xe.

Mạch cảm xúc:

Bắt nguồn từ hình ảnh độc đáo – những chiếc xe không kính vẫn băng băng ra chiến trường, tác giả làm nổi bật hình ảnh những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn: thiếu đi những phương tiện vật chất tối thiểu lại là hoàn cảnh để họ bộc lộ phẩm chất cao đẹp, sức mạnh tinh thần lớn lao của mình.

Cảm hứng chủ đạo:

Ca ngợi những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn nói riêng và tuổi trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ nói chung.

4. Đặc điểm ngôn ngữ của bài thơ

- Ngôn ngữ gần với lời nói đời thường, mang tính khẩu ngữ, tái hiện đúng ngôn ngữ của những người lính lái xe: Không có kính không phải vì xe không có kính, Không có kính ừ thì có bụi, Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy,…

- Giọng điệu tự nhiên, trẻ trung, lạc quan, có vẻ tinh nghịch pha một chút ngang tàng.

- Câu thơ được cấu trúc theo kiểu điệu nói, gần với lời nói thường, tạo nên tính chất linh hoạt, tự nhiên của bài thơ.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 Kết nối tri thức ngắn nhất, hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 8 hay khác:


Giải bài tập lớp 8 Kết nối tri thức khác