Soạn bài Cách lập ý của bài văn biểu cảm



Soạn bài Cách lập ý của bài văn biểu cảm

Những cách lập ý thường gặp của bài văn biểu cảm

1. Liên hệ hiện tại với tương lai

   - Việc liên tưởng đến tương lai khơi gợi tác giả nghĩ tới sự gắn bó mật thiết, sự trường tồn của tre với đời sống, với nhân dân trong tương lai sắt, thép, xi măng.

   - Biện pháp biểu cảm trực tiếp : miêu tả, so sánh, liên tưởng, phân tích.

2. Hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ về hiện tại

   - Sự say mê con gà đất của tác giả : đó là một trò chơi tuổi thơ rất kì diệu, mang màu sắc lung linh của tâm tưởng nhớ nhung.

   - Hồi tưởng quá khứ khơi gợi lên mạch cảm xúc tuổi thơ như trở lại, mong manh dễ vỡ, tái sinh niềm vui kì diệu.

3. Tưởng tượng tình huống, hứa hẹn, mong ước

   a. Trí tưởng tượng giúp người viết thể hiện được tình cảm sâu sắc với cô giáo, đặc biệt qua những kỉ niệm được gợi lại.

   b. Việc liên tưởng bắc nam cho thấy những cảnh đẹp Tổ quốc, qua đó bộc lộ tình yêu đất nước, sự hiểu biết, tương lai.

4. Quan sát, suy ngẫm

   Sự quan sát giúp miêu tả chân thực, đúng đắn, qua đó thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả.

Luyện tập

   Khi lập ý nên lựa chọn những cách lập ý phù hợp với chủ đề, với mục đích viết, có thể kết hợp nhiều cách lập ý bài văn sẽ hay hơn.

Đề a : Cảm xúc về vườn nhà

   - Quan sát, miêu tả khu vườn : diện tích, không gian xung quanh và trong vườn, cây cối, màu sắc,…

   - Sự chăm sóc của em và gia đình.

   - Hồi tưởng : những kỉ niệm đẹp với khu vườn.

   - Liên tưởng tương lai : em mong ước gì với khu vườn này.

Đề b : Cảm xúc về con vật nuôi

   - Vẻ ngoài đáng yêu của con vật : màu sắc, hình dáng, điểm nổi bật em thích.

   - Nguồn gốc con vật, đặc thù giống loài.

   - Sự gần gũi, chăm sóc của em và gia đình.

   - Tình cảm của em và hành động của con vật với em.

Đề c : Cảm xúc về người thân

   - Mối quan hệ thân thuộc, ruột thịt với người đó.

   - Vẻ ngoài và phẩm chất với người được kể.

   - Kỉ niệm với người đó trong quá khứ, sự gắn bó.

   - Suy nghĩ về tương lai, mong ước với người đó.

Đề d : Cảm nghĩ về mái trường thân yêu

   - Ngôi trường của em trông như thế nào? Lịch sử hình thành ra sao?

   - Kỉ niệm của em với bạn bè bên ngôi trường.

   - Suy nghĩ sự đổi thay về cơ sở vật chất, về các thế hệ dạy và học trong trường. Từ đó thể hiện tình cảm, tâm trạng của em.

   - Sự chăm sóc của tất cả mọi người trong trường và sự quan tâm của nhà nước với ngành giáo dục.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 cực ngắn, hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn lớp 7 hay khác:

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:




Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học