Soạn bài Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học



Soạn bài Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học

Tìm hiểu cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học

1. Đọc bài văn

2. Trả lời câu hỏi

   a. Bài văn viết về bài ca dao Đêm qua ra đứng bờ ao :

      Đêm qua ra đứng bờ ao

   Trông cá cá lặn trông sao sao mờ

      Buồn trông con nhện chăng tơ

   Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai?

      Đêm đêm tưởng dải Ngân Hà

   Chuôi sao Tinh Đẩu đã ba năm tròn

      Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn

   Tào Khê nước chảy vẫn còn trơ trơ.

   b. Các yếu tố trong bài văn :

   - Yếu tố tưởng tượng : một bóng người đội khăn, áo dài,…

   - Liên tưởng và tưởng tượng : Có lúc tôi nghĩ đây là một người quen thật của tôi, có thể là họ hàng ruột thịt,…

   - Hồi tưởng và tưởng tượng : tiếng gió khuya vu vu và chính bóng người,…

   - Liên tưởng và suy ngẫm : Lại đến con sông Tào Khê này nữa! Hơn bốn mươi năm sau đấy, tôi đã được tới đứng ben bờ phù sa của nó mà trông trời mây sông nước và cả sao khuya,…

Luyện tập

   Phát biểu cảm nghĩ :

   a. Bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh :

Mở bài :

   - Đôi nét về tác giả.

   - Giới thiệu bài thơ.

Thân bài :

   Cảm xúc và suy nghĩ do tác phẩm gợi lên :

       + Khung cảnh ngắm trăng.

       + Sự mơ hồ, giọng điệu buồn.

       + Cái ngẩng đầu, cái cúi đầu, phép đối thể hiện nỗi nhớ, nhớ “cố hương”.

   → Nhận ra tình yêu thiên nhiên và nỗi nhớ của tác giả.

Kết bài :

   Bài thơ ngắn nhưng mang ý nghĩa sâu sắc. Nỗi nhớ quê nhà, sự cảm nhận tinh tế của tác giả về thiên nhiên thật khiến người ta suy nghĩ.

   b. Bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê :

Mở bài :

   Giới thiệu nét chính về tác giả tác phẩm, hoàn cảnh ra đời bài thơ.

Thân bài :

   - Cảm nghĩ về sự ra đi và trở vè của nhà thơ. Cái không thay đổi và cái thay đổi : sự đối lập từ ngữ già – trẻ, đi xa – trở về. Hình ảnh sương pha mái đầu.

   - Nỗi xót xa, cảnh ngộ bi kịch khi nhà thơ bị gọi là khách ngay chính trên quê hương của mình.

   - Cảm thương cho hoàn cảnh của nhà thơ.

Kết bài :

   Cảm xúc chung với tác phẩm, cảm thông với những người xa quê, với nỗi nhớ xa quê.

   c. Bài thơ Cảnh khuya :

Mở bài :

   Giới thiệu bài thơ, những nét tiêu biểu nhất.

Thân bài :

   - Thời điểm tiếp xúc với thiên nhiên của người viết.

   - Phân tích cái hay của sự so sánh tinh tế và hình ảnh thơ mộng “tiếng suối”, “trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”.

   - Cảm nhận được tâm hồn yêu thiên nhiên và tấm lòng vì dân vì nước của người thi sĩ – chiến sĩ.

Kết bài :

   Ấn tượng chung về tác phẩm và nhà thơ qua tác phẩm.

   d. Bài thơ Rằm tháng giêng :

Mở bài :

   Hiểu biết của em về Bác Hồ và ngày rằm tháng giêng. Giới thiệu bài thơ.

Thân bài :

   - Không gian rộng lớn bao la của bài thơ.

   - Khung cảnh trăng rằm đầu xuân, ánh trăng “lồng lộng”, sức xuân tràn ngập.

   → tình yêu thiên nhiên, tâm hồn thi sĩ.

   - Hình ảnh Bác cùng các chiến sĩ “bàn bạc việc quân” trên thuyền → ung dụng, lạc quan yêu đời của người chiến sĩ cách mạng.

   - Câu thơ cuối tràn ngập ánh trăng thơ mộng “trăng ngân đầy thuyền” → chiến thắng không còn xa, thể hiện niềm tin vô cùng với cách mạng.

Kết bài :

   Rằm tháng giêng là một bài thơ độc đáo. Vừa thể hiện tình yêu thiên nhiên của Bác và còn cho thấy tinh thần lạc quan giữa hoàn cảnh chiến tranh khắc nghiệt.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 cực ngắn, hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn lớp 7 hay khác:

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:




Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học