Soạn bài Thuỷ tiên tháng Một - Ngắn nhất Kết nối tri thức

Soạn bài Thuỷ tiên tháng Một trang 78, 79, 80, 81, 82 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 7 dễ dàng hơn.

* Trước khi đọc:

Câu 1 (trang 78 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): 

“Thời tiết bây giờ khó lường thật!" - Đó là lời nhận xét ta vẫn thường nghe. Em cảm nhận khi người khác nói câu đó, họ đang cảm thấy bất an, lo lắng về thời tiết sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống, đến sức khỏe và cả công việc của họ.

Câu 2 (trang 78 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): 

Qua tìm hiểu các nguồn thông tin, em đã biết được những thay đổi bất thường trong nhịp sinh trưởng và tập tính của một số loài sinh vật. Các loài động vật đang đối phó với tình trạng nóng lên toàn câu theo nhiều cách khác nhau. Một số di chuyển đến những khu vực mát mẻ hơn, chẳng hạn như gần các vùng Cực hoặc nơi có độ cao lớn hơn. Một số thay đổi thời gian diễn ra các sự kiện quan trọng trong cuộc sống như thời điểm sinh sản và di cư. Ví dụ loài voi châu Phi bơm máu ấm lên đoi tai lớn của chúng, sau đó vỗ nhẹ để phân tán nhiệt. Mỏ của các loài chim cũng thực hiện một chức năng tương tự - lưu lượng máu được vận chuyển đến mỏ nhiều hơn khi chim cảm thấy nóng. Đó là nguyên nhân khiến mỏ chim ấm hơn phần còn lại của cơ thể.

* Đọc văn bản

Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc:

1. Theo dõi: Những cách gọi tên khác nhau đối với hiện tượng biến đổi khí hậu trên Trái Đất.

Những cách gọi tên khác nhau đối với hiện tượng biến đổi khí hậu trên Trái Đất: sự nóng lên của Trái Đất, sự bất thường của Trái Đất.

2. Chú ý: Hiện tượng được nhắc ở đây chứa đựng lời giải thích về nhan đề của văn bản.

- Thủy tiên vốn nở vào tháng Ba nhưng năm nay lại nở từ đầu tháng Một.

3. Theo dõi: Giải thích của tác giả về sự xuất hiện đồng thời hai thái cực của thời tiết. 

- Nhiệt độ trung bình tăng và cả Trái Đất nóng lên dẫn đến đất bốc hơi nhiều hơn.

4. Suy luận: Tại sao có thể cho rằng người ta đã nhầm lẫn khi dùng thuật ngữ “sự nóng lên của Trái Đất”? 

- Có thể cho rằng người ta đã nhầm lẫn khi dùng thuật ngữ "sự nóng lên của Trái Đất" vì nó gợi lên một cái gì đó đồng nhất, xảy ra từ từ, chủ yếu muốn nhắc đến nhiệt độ và hiện tượng đó hoàn toàn có thể không gây ra vấn đề gì. Nhưng thực tế khí hậu Trái Đất đang diễn ra khác hẳn.

5. Theo dõi: Cách trình bày đoạn trích dẫn dài lấy từ một nguồn tài liệu tham khảo có liên quan tới vấn đề đang bàn. 

- Để cho thấy minh chứng cụ thể về sự rối loạn khí hậu toàn cầu.

6. Liên hệ: Hiện tượng thời tiết cực đoan đang diễn ra thế nào trong thời điểm hiện nay?  

- Hiện tượng thời tiết cực đoan trong thời điểm hiện nay vẫn đang diễn ra. Ở Việt Nam, điển hình là hiện tượng khô hạn và mưa cực đoan ở miền Trung; rét đậm và rét hại ở miền núi phía Bắc; hạn hán và xâm nhập mặn ở miền Nam.

* Sau khi đọc

Nội dung chính: Văn bản bàn về sự rối loạn khí hậu toàn cầu.

Soạn bài Thuỷ tiên tháng Một | Ngắn nhất Soạn văn 7 Kết nối tri thức

Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:

Câu 1 (trang 82 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): 

Một cụm từ trong văn bản có thể khái quát được nội dung chính của vấn đề mà tác giả muốn trao đôi: "sự rối loạn khí hậu toàn cầu".

Câu 2 (trang 82 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): 

- Nhan đề của văn bản gợi cho em ấn tượng đây sẽ là một văn bản tản văn, giống kiểu những văn bản trong Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng.

- Chi tiết hoa thủy tiên nở đầu tháng Một có thể được xem là một chi tiết "đắt". Vì nó cho thấy cái nhìn tinh tế của tác giả.

Câu 3 (trang 82 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): 

- "Sự bất thường của Trái Đất" đã được tác giả làm sáng tỏ qua những bằng chứng:

+ Các hiện tượng được nêu trong bài báo mà tác giả tự đặt tên cho nó là "Sự bất thường của Trái Đất năm 2007".

+ Xu hướng các hiện tượng cực đoan ngày càng cực đoan hơn vẫn tiếp tục cho đến tận mùa hè năm 2008.

+ Câu nói của Jeff Zogg - nhà thủy văn học đang làm việc cho Trung tâm thười tiết ở Davenport.

- Dựa vào trải nghiệm riêng của em, em bổ sung bằng chứng cho vấn đề này: hiện tượng thời tiết cực đoan đang diễn ra ở Việt Nam: thời tiết tháng năm vẫn còn có những đợt gió mùa làm cho nhiệt độ giảm mạnh, mưa lớn kéo dài gây lụt lội,..

Câu 4 (trang 82 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): 

- Theo em, trong văn bản, đoạn văn thể hiện rõ mối quan hệ nhân quả giữa các sự kiện thuộc loại "sự biến đổi cực đoan của thời tiết" là đoạn từ "Tại sao chúng ta lại đồng thời... đe dọa lớn lao tiềm ẩn."

- Em xác định như vậy vì ở đoạn văn này vừa nói đến "sự biến đổi cực đoan của thời tiết", vừa cho thấy nhân quả của nó.

Câu 5 (trang 82 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): 

Những dấu hiệu chứng tỏ khi viết văn bản này, tác giả đã sử dụng nhiều tài liệu tham khảo cần thiết:

+ Tác giả đã nêu tác giả của các cụm từ, câu nói quan trọng như: Hunter Lovins, John Holdren.

+ Dẫn ra các dữ kiện, số liệu theo trang CNN.com giới thiệu một báo cáo do Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) của Liên hợp quốc công bố, nội dung về các hiện tượng thời tiết dữ dội trong năm 2007 mà trước kia chưa từng xảy ra.

Câu 6 (trang 82 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): 

- Tác giả đã đưa vào văn bản rất nhiều số liệu. Đó là những số liệu:

+ Trong một báo cáo do Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) của Liên hợp quốc công bố, nội dung về các hiện tượng thời tiết dữ dội trong năm 2007 mà trước kia chưa từng xảy ra.

+ Thể hiện sự cực đoan cho đến tận mùa hè 2008.

- Việc dẫn số liệu như vậy giúp củng cố, khẳng định lại các lí lẽ đã nêu trong văn bản. Từ đó, người đọc hình dung được cụ thể về sự rối loạn khí cậu toàn cầu, thấy được sự cấp bách của việc bảo vệ môi trường.

Câu 7 (trang 82 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): 

Sau khi đọc văn bản này ý nghĩa mà em thu nhận được đó là chúng ta hãy hành động để bảo vệ Trái Đất.

* Viết kết nối với đọc

Bài tập (trang 82 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

Hãy viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) trình bày hiểu biết và suy nghĩ của em về tác động của biến đổi khí hậu ở vùng miền em đang sống.

Đoạn văn tham khảo:

Vấn đề rối loạn khí hậu toàn cầu là một vấn đề nan giải, đã và vẫn đang diễn ra từng ngày. Ngay ở nơi em sống, cũng có thể nhận thấy điều này. Quê hương em nằm ở dải đất miền Trung, nơi mà mùa đông thì lạnh tái tê, mùa hè thì gió Lào thổi. Năm 2020 mới đây, miền Trung đã phải hứng chịu 13 cơn bão nhiệt đới liên tiếp, gây ra tình trạng lũ lụt và sạt lở đất tồi tệ nhất trong 10 năm trở lại. Các căn nhà bị tàn phá, hoa màu hư hại, những người dân quê em vốn đã dễ chạnh lòng, tổn thương nay lại lâm vào cảnh tay trắng. Thật may vì người Việt tương thân, tương ái. Các cơn bão đi qua, miền Trung lại vực dậy sức sống. Em chỉ mong sao tất cả chúng ta có ý thức bảo vệ môi trường tốt hơn, để ngăn chặn được sự rối loạn khí hậu toàn cầu. Vì khi đó, người dân quê em sẽ bớt đi được những mối lo, vui sống nhiều hơn.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 Kết nối tri thức ngắn nhất, hay khác:


Giải bài tập lớp 7 Kết nối tri thức khác