Soạn bài Luyện tập xây dựng bài tự sự kể chuyện đời thường



Soạn bài Luyện tập xây dựng bài tự sự kể chuyện đời thường

Câu 1 (trang 119 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

   Một số đề tự sự cùng loại:

   - Kể về một buổi họp chợ quê em.

   - Kể về một ngày làm việc của mẹ em.

Câu 2 (trang 119 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

   Bài làm sát với đề. Các sự việc nêu lên xoay quanh chủ đề về người ông hiền từ, yêu hoa, yêu cháu.

Câu 3 (trang 121 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): Lập dàn bài:

Đề a:

Mở bài: Giới thiệu kỉ niệm ấy.

Thân bài:

   - Bắt đầu và diễn biến tạo nên ấn tượng đáng nhớ về kỉ niệm đó.

   - Em cảm nhận như thế nào về kỉ niệm ấy: vui, buồn, mừng, giận, ...

   - Sau đó em có bài học, kinh nghiệm gì (Nếu kỉ niệm đó là kỉ niệm mà lỗi do em)

   - Kết quả sự việc và những ấn tượng sâu đậm nhất.

Kết bài: Em sẽ luôn giữ lại mảng kí ức về kỉ niệm đó để ...

Đề b:

Mở bài: Câu chuyện vui vô tình từ đâu. Đó là chuyện vui gì?

Thân bài:

   - Không gian, thời gian xảy ra việc.

   - Câu chuyện vui đặc biệt: nhát gan gây ra những tình huống oái oăm (sợ ma,...)

Kết bài: Kết thúc câu chuyện. Thời điểm hiện tại, em có thấy vui khi nghĩ lại câu chuyện.

Đề c:

Mở bài: Hoàn cảnh gặp người bạn mới (sinh hoạt câu lạc bộ, bạn mới đến lớp,...)

Thân bài:

   - Ngoại hình bạn có gì đặc biệt mà em ấn tượng, yêu thích (răng nanh, mặt hiền,...)

   - Tích cách bạn có hợp với em không? em thích nhất điều gì ở tính cách bạn.

   - Hoạt động thường ngày của bạn, những kỉ niệm của em với bạn mới.

Kết bài: Em yêu quý và muốn chơi cùng bạn.

Đề d:

Mở bài: Đó là buổi gặp gỡ với những ai, vào dịp nào.

Thân bài:

   - Hoàn cảnh, thời gian, địa điểm của cuộc gặp gỡ (ở lễ tuyên dương, trong buổi sinh hoạt Đoàn trường,...)

   - Các chi tiết của buổi gặp gỡ:

       + Mở đầu

       + Diễn biến: sự việc, không khí, quang cảnh,...

       + Cuộc gặp gỡ kết thúc trong khung cảnh như thế nào?

   - Ý nghĩa của cuộc gặp.

Kết bài: Cuộc gặp để lại trong em ấn tượng và cảm xúc ra sao, giúp em mở rộng hiểu biết.

Đề đ:

Mở bài: Nhìn chung về quê em trước và sau đổi mới.

Thân bài:

   - Hình ảnh quê em trước kia: nghèo, rủ dưới bóng tre làng, thôn xóm đơn sơ, giản dị, rơm rác mùa lúa chín,...

   - Quê em sau đổi mới: đường làng trị bê tông, nhà tầng mọc lên chi chít, điện đài, ti vi, máy tính ngày càng phổ biến,...

   - Con người cũng thay đổi theo thời gian: ăn uống, phong cách sống, làm việc, thời trang, quan niệm,...

Kết bài: Em cảm thấy tự hào, vững tin vào một tương lai đẹp với quê hương mình.

Đề e:

Mở bài: Người thầy ấy là ai?

Thân bài:

   - Người thầy ấy có ý nghĩa to lớn như thế nào trong việc học, trong cuộc sống của em.

   - Hành động của thầy với học sinh ân cần, chăm chút thế nào?

   - Thầy có điểm gì khiến em nhớ và yêu mến nhất.

   - Một câu chuyện, kỉ niệm của em với thầy.

Kết bài: Em yêu quý thầy và sự tận tâm của thầy với nghề giáo.

Đề g:

Mở bài: Giới thiệu chung về người em muốn kể.

Thân bài:

   - Sở thích của người đó: trồng cây, yêu động vật,...

   - Tính tình, giao tiếp, tình cảm với em.

   - Vai trò của người đó với em, với gia đình em.

Kết bài: Cảm nghĩ, tình cảm của em.

Tham khảo thêm các bài soạn văn lớp 6 hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn lớp 6 hay khác:




Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học