20+ Tóm tắt Hai đứa trẻ (ngắn nhất)



Tóm tắt tác phẩm Hai đứa trẻ hay, ngắn nhất giúp bạn nắm được nội dung chính của văn bản.

Bài giảng: Hai đứa trẻ - Cô Thúy Nhàn (Giáo viên VietJack)

Tóm tắt Hai đứa trẻ - Mẫu 1

Truyện xoay quanh cuộc sống đơn điệu, tẻ nhạt của người dân nơi phố huyện nghèo và tâm trạng thao thức đợi tàu của hai chị em Liên và An. Được mẹ giao trông coi cái cửa hiệu tạp hóa nhỏ ở một phố huyện nghèo. Ngày nào cũng vậy theo lời mẹ dặn cứ chiều buông là hai chị em lại đóng cửa hàng rồi ngồi trên chiếc chõng, ngắm nhìn phố huyện vào đêm. Tuy đã buồn ngủ ríu cả mắt nhưng hai chị em vẫn còn cố thức để đợi chuyến tàu cuối cùng trong ngày chạy qua rồi mới đi ngủ.

Trước cảnh chiều tà và phố huyện lúc về đêm, Liên cảm thấy nơi đây buồn ảo não. Liên thấy những đứa trẻ con đi nhặt nhạnh những đồ thừa. Chung quanh hai đứa trẻ là cuộc sống tàn lụi của chị Tí, bác Siêu, bác Xẩm.... Cuộc sống của họ chỉ là sự cầm chừng, quẩn quanh, bế tắc nhưng họ vẫn khao khát được ngắm chuyến tàu chạy qua phố huyện. Chuyến tàu ấy đi qua mang theo những âm thanh và ánh sáng gợi lên trong nhân vật Liên những ngày ở Hà Nội và những khát vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn. Khi chuyến tàu đã qua, hai chị em Liên đi vào giấc ngủ yên tĩnh và đầy bóng tối.

Tóm tắt Hai đứa trẻ

Tóm tắt Hai đứa trẻ - Mẫu 2

Truyện ngắn Hai đứa trẻ là văn bản kể về hai nhân vật Liên và An cùng những người dân trong một phố huyện nghèo. Liên và An đã từng có một cuộc sống đầy đủ vui vẻ ở Hà Nội. Do bố mất việc, gia đình sa sút, hai đứa trẻ phải về sống nơi phố huyện - một cuộc sống nghèo khổ, đơn điệu. Hai chị em được mẹ giao cho trông cửa hàng tạp hóa nhỏ bên bến tàu của huyện. Trong một buổi chiều tà, Liên cảm thấy nơi đây buồn tẻ, chị ngắm nhìn những đứa trẻ con đi nhặt nhạnh những đồ thừa. Nhìn cuộc sống tàn lụi của chị Tí, bác Siêu, vợ chồng bác Xẩm xung quanh. Thế nhưng chừng ấy người sống trong bóng tối vẫn hy vọng cái gì đó tươi sáng hơn. Mong ước ấy vẫn được thể hiện qua sự mong đợi chuyến tàu đêm chạy qua phố huyện của cả hai chị em và những người buôn bán về đêm. Nhưng chỉ thoáng qua đó, đoàn tàu rầm rộ đi tới, chẳng được bao lâu lại vụt qua và chỉ còn lại đêm khuya - đêm ở trong phố, tịch mịch và đầy bóng tối.

Tóm tắt Hai đứa trẻ - Mẫu 3

Tại một phố huyện nghèo nào đó cách xa Hà Nội, chị em Liên và An là hai đứa trẻ được mẹ giao trông coi một cửa hàng tạp hoá nhỏ xíu bên cạnh ga xe lửa, để giúp gia đình vốn đã lao đao: cha mất việc, cả nhà phải bỏ Hà Nội chuyển về sinh sống ở quê. Cũng như nhiều người dân lam lũ tại phố huyện, hai chị em Liên, An vừa bán hàng vừa trông chờ chuyến tàu đêm từ Hà Nội về, ầm ầm lăn bánh qua phố huyện rồi khuất dạng, im tiếng trong trời đêm sâu thẳm. Lúc đó người buôn bán ở phố huyện mới dọn hàng sau một tối ế ẩm để trở về nhà. Còn hai đứa trẻ dần dần chìm vào giấc ngủ yên tĩnh.

Tóm tắt Hai đứa trẻ

Tóm tắt Hai đứa trẻ - Mẫu 4

Hai đứa trẻ xoay quanh số phận những con người nơi phố huyện nghèo qua điểm nhìn của nhân vật Liên. Chị em Liên đang sống tại một phố huyện nghèo, hàng ngày được mẹ giao nhiệm vụ trông coi quầy tạp hóa nhỏ. Trước đây gia đình Liên sống ở Hà Nội, nhưng vì bố bị mất việc, kinh tế gia đình ngày một sa sút, nhà Liên chuyển về nơi này để sống. Liên cũng như bao người dân sống ở đây, ngày ngày họ đều trông ngóng để được ngắm chuyến tàu chạy qua phố huyện. Mẹ con chị Tí bán hàng nước , gánh phở của Bác Siêu, sập hát của bác Xẩm. Hầu như đều không có lãi, không đủ sinh hoạt hàng ngày nhưng họ vẫn duy trì với mục đích ngắm nhìn chuyến tàu qua khi trời về đêm. Chuyến tàu ấy đi qua mang theo những âm thanh và ánh sáng gợi lên trong nhân vật Liên những ngày ở Hà Nội và những khát vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn. Không chỉ riêng Liên, mà đối với tất cả mọi người nơi phố huyện tù đọng tăm tối, nhìn chuyến tàu qua cũng là lúc thổi lên trong họ những khát vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Tóm tắt Hai đứa trẻ - Mẫu 5

Hai đứa trẻ là câu chuyện về hai đứa trẻ Liên và An. Liên và An đã từng có một cuộc sống đầy đủ vui vẻ ở Hà Nội. Do gia đình sa sút, hai đứa trẻ phải về sống nơi phố huyện - một cuộc sống nghèo khổ, đơn điệu. Liên cảm thấy nơi đây buồn tẻ trong một buổi chiều tà nhìn thấy những đứa trẻ con đi nhặt nhạnh những đồ thừa. Chung quanh chúng là cuộc sống tàn lụi của chị Tí, bác Siêu, bác Xẩm.. Thế nhưng chừng ấy người sống trong bóng tối vẫn hy vọng cái gì đó tươi sáng hơn. Mong ước ấy vẫn được thể hiện qua thao tác chờ chuyến tàu đêm chạy qua phố huyện.

Tóm tắt Hai đứa trẻ - Mẫu 6

Truyện ngắn xoay quanh cuộc sống của hai chị em Liên và An. Từ một gia đình có cuộc sống ấm no vui vẻ ở Hà Nội, gia đình Liên và An đành phải về sống nơi phố huyện nghèo nàn khi cha bị mất việc, kinh tế gia đình sa sút đi. Câu chuyện được vào lúc chiều tà đượm buồn của một ngày tàn nơi phố huyện nghèo xơ xác, hai chị em Liên được mẹ giao công việc trông coi cửa hàng tạp hóa cạnh ga xe lửa lúc mẹ đi vắng.

Quanh ga xe lửa có rất nhiều người dân ở những nơi khác nhau tập trung về đây sinh sống. Gia đình Liên và An đã mở một cửa hàng tạp hóa nhỏ nơi này để có thể bán được hàng cho các vị hành khách đi chuyến tàu đêm từ Hà Nội về. Cuộc sống êm đềm, buồn bã vô cùng đơn điệu ở đây khác xa sự phồn hoa, nhộn nhịp của Hà Nội. Xung quanh đây có rất nhiều cuộc sống đơn giản nghèo khổ, tàn lụi như gia đình Liên như bác Siêu, bác Xẩm, chị Tí. Ai ai ở đây cũng vừa bán hàng vừa trông chờ chuyến tàu đêm từ Hà Nội về, sau ánh sáng từ đèn tàu, sau tiếng bánh xe lăn khuất dần trong bóng đêm dày đặc là một không gian im ắng từ các ngôi nhà lụp xụp chính là lúc mọi người dọn hàng trở về nhà. Liên mãi đến khi có người nhắc dọn hàng mới vội giục em An đóng cửa không mẹ mắng. Hôm nay tuy là ngày phiên nhưng chị em cô cũng không bán được nhiều hàng.

Tóm tắt Hai đứa trẻ - Mẫu 7

Tác phẩm xoay quanh không gian của phiên chợ tàn và cuộc sống lầm lũi của những người dân nghèo quanh phố huyện. Hai chị em Liên được mẹ giao cho trong nom 1 cửa hàng tạp hóa nhỏ. Xung quanh chúng là cuộc sống tàn lụi của chị Tí, bác Siêu, bác Xẩm…. Cũng như những người dân phố huyện, chị em Liên vừa bán hàng, vừa trông chờ chuyến tàu đêm từ Hà Nội về. Chuyến tàu mang 1 chút ánh sáng của Hà Nội ầm ầm chạy vụt qua trong màn đêm rồi khuất dạng, im tiếng vào trời đêm sâu thẳm.

Tóm tắt Hai đứa trẻ - Mẫu 8

Chị em Liên và An là hai đứa trẻ được mẹ giao trông coi một cửa hàng tạp hoá nhỏ xíu tại một phố huyện nghèo bên cạnh ga xe lửa, để giúp gia đình vốn đã lao đao: cha mất việc, cả nhà phải bỏ Hà Nội chuyển về sinh sống ở quê. Cũng như nhiều người dân lam lũ tại phố huyện, hai chị em Liên, An vừa bán hàng vừa trông chờ chuyến tàu đêm từ Hà Nội về, ầm ầm lăn bánh qua phố huyện rồi khuất dạng, im tiếng trong trời đêm sâu thẳm. Lúc đó người buôn bán ở phố huyện mới dọn hàng sau một tối ế ẩm để trở về nhà. Còn hai đứa trẻ dần dần chìm vào giấc ngủ yên tĩnh.

Tóm tắt Hai đứa trẻ - Mẫu 9

Truyện viết về cuộc sống tăm tối nghèo nàn của những người lao động nghèo ở 1 phố huyện bé nhỏ. Chị em Liên vẫn được cha mẹ giao cho trong nom 1 cửa hàng tạp hóa nhỏ. Cũng như những người dân phố huyện, chị em Liên vừa bán hàng, vừa trông chờ chuyến tàu đêm từ Hà Nội về. Chuyến tàu mang 1 chút ánh sáng của Hà Nội ầm ầm chạy vụt qua trong màn đêm sâu thẳm. Phố huyện và chị em Liên chìm dần vào giấc ngủ yên tĩnh.

Tóm tắt Hai đứa trẻ - Mẫu 10

Hai chị em Liên và An được mẹ giao trông một cửa hàng tạp hóa nhỏ ở phố huyện nghèo, gần ngay cạnh ga xe lửa. Gia đình vốn sống ở Hà Nội nhưng vì bố mất việc nên cả nhà phải chuyển về quê sinh sống. Giống với nhiều người dân lam lũ tại phố huyện nghèo này, chị em Liên và An vừa bán hàng vừa chờ chuyến tàu đêm mang ánh sáng từ Hà Nội về, con tày ầm ầm lăn bánh qua phố huyện nghèo rồi khuất dạng, không gian trời đêm lại chìm vào sự im ắng sâu thẳm. Chính lúc con tàu đi khuất dạng đó, người buôn bán ở phố huyện mới dọn hàng sau một một tối ế ẩm để trở về nhà, còn hai chị em chìm dần vào giấc ngủ yên tĩnh.

Tóm tắt Hai đứa trẻ - Mẫu 11

Hai đứa trẻ là câu truyện về hai đứa trẻ Liên và An. Liên và An đã từng có một cuộc sống đầy đủ vui vẻ ở Hà Nội. Do gia đình sa sút, hai đứa trẻ phải về sống nơi phố huyện - một cuộc sống nghèo khổ, đơn diệu. Liên cảm thấy nơi đây buồn tẻ trong một buổi chiều tà nhìn thấy những đứa trẻ con đi nhặt nhạnh những đồ thừa. Chung quanh chúng là cuộc sống tàn lụi của chị Tí, bác Siêu, bác Xẩm.... Thế nhưng chừng ấy người sống trong bóng tối vẫn hy vọng cái gì đó tươi sáng hơn. Mong ước ấy vẫn được thể hiện qua thao tác chờ chuyến tàu đêm chạy qua phố huyện.

Tóm tắt Hai đứa trẻ - Mẫu 12

Liên và An là hai chị em được mẹ giao cho trông coi một cửa hàng tạp hoá nhỏ tại một phố huyện nghèo. Trước đây, gia đình Liên và An sống ở Hà Nội. Do cha bị mất việc nên cả nhà phải chuyển về sống ở phố huyện nghèo này. Mẹ của Liên làm nghề hàng xáo (nghề đong thóc về xay giã, kiếm lãi bằng cách bán gạo và thu sản phẩm phụ như tấm, cám). Hàng ngày, Liên quan sát những gì xảy ra xung quanh. Liên thấy những đứa trẻ nhà nghèo bên chợ đi nhặt nhạnh những thứ có thể dùng được do người đi chợ bỏ lại. Liên đã chứng kiến cuộc sống vất vả, nghèo túng của mẹ con chị Tí (ngày mò cua bắt ốc, tối về bán hàng nước), của gia đình bác Xẩm, của bà cụ Thi, của bác phở Siêu,…Và cũng như nhiều người dân lam lũ tại phố huyện, hai chị em Liên và An vừa bán hàng, vừa trông chờ chuyến tàu đêm từ Hà Nội về, ầm ầm lăn bánh qua phố huyện rồi khuất dần, im tiếng trong trời đêm. Và khi chuyến tàu đã qua, hai chị em Liên đi vào giấc ngủ yên tĩnh, cũng yên tĩnh như đêm ở trong phố, tịch mịch và đầy bóng tối.

Tóm tắt Hai đứa trẻ - Mẫu 13

Truyện xoay quanh cuộc sống đơn điệu tẻ nhạt của người dân phố huyện nghèo và tâm trạng thao thức đợi tàu của hai chị em. Liên và An được mẹ giao trong coi cái cửa hiệu tạp hóa nhỏ ở một Phố huyện nghèo. Ngày nào cũng vậy, theo lời mẹ dặn cứ chiều buông là hai chị em lại đóng cửa hàng rồi ngồi trên chiếc chõng ngắm nhìn Phố huyện vào đêm. Tuy đã buồn ngủ ríu cả mắt nhưng hai chị em vẫn còn cố thức để được ngắm chuyến tàu cuối cùng trong ngày chạy qua rồi mới đi ngủ. Trước cảnh chiều tà và Phố huyện lúc về đêm Liên cảm thấy nơi đây buồn, ảo não. Liên thấy những đứa trẻ con đi nhặt nhạnh những đồ thừa xung quanh. Hai đứa trẻ là cuộc sống tàn lụi của chị Tí, bác Siêu, bác Xẩm. Cuộc sống của họ chỉ là sự cầm chừng, quẩn quanh bế tắc nhưng họ vẫn khao khát được ngắm chuyến tàu chạy qua phố huyện. Chuyến tàu ấy đi qua mang theo những âm thanh và ánh sáng. Gợi lên trong nhân vật Liên những ngày ở Hà Nội và những khát vọng về một cuộc sống tươi đẹp hơn. Khi chuyến tàu đã qua, hai chị em Liên đi vào giấc ngủ yên tĩnh và đẩy bóng tối nơi Phố huyện.

Tóm tắt Hai đứa trẻ - Mẫu 14

Liên và An là hai chị em được mẹ giao cho trông coi một cửa hàng tạp hóa nhỏ tại một Phố huyện nghèo. Trước đây gia đình Liên và an sống ở Hà Nội, do cha bị mất việc nên cả nhà phải chuyển về sống ở phố huyện nghèo. Mẹ của Liên làm nghề hàng xáo, hàng ngày Liên quan sát những gì xảy ra xung quanh. Liên thấy những đứa trẻ nhà nghèo bên chợ đi nhặt nhạnh những thứ có thể dùng được do người đi chợ bỏ lại. Liên đã chứng kiến cuộc sống vất vả, nghèo túng của mẹ con chị Tí, của gia đình bác Xẩm, của bà cụ Thi, của bác phở Siêu và cũng như nhiều người dân lam lũ tại Phố huyện. Hai chị em Liên và An vừa bán hàng vừa trông chờ chuyến tàu đêm từ Hà Nội về ầm ầm lăn bánh qua phố huyện rồi khuất dần, im tiếng trong trời đêm. Và khi chuyến tàu đã qua, hai chị em Liên đi vào giấc ngủ yên tĩnh, cũng yên tĩnh như đêm ở trong phố tịch mịch và đầy bóng tối.

Tóm tắt Hai đứa trẻ - Mẫu 15

Truyện ngắn Hai Đứa Trẻ là văn bản kể về hai nhân vật Liên và An cùng những người dân trong một Phố huyện nghèo. Liên và An đã từng có một cuộc sống đầy đủ, vui vẻ ở Hà Nội. Ho bố mất việc, gia đình sa sút. Hai đứa trẻ phải sống nơi Phố huyện nghèo nàn, đơn điệu. Hai chị em được mẹ giao cho trông cửa hàng tạp hóa nhỏ bên bến tàu của huyện. Trong một buổi chiều tà, Liên cảm thấy nơi đây buồn tẻ, chị ngắm nhìn những đứa trẻ con đi nhặt nhạnh những đồ thừa, nhìn cuộc sống tàn lụi của chị Tý, bác Siêu, vợ chồng bác Xẩm xung quanh. Thế nhưng chừng ấy người sống trong bóng tối vẫn hi vọng về một cái gì đó tươi sáng hơn. Mong ước ấy vẫn được thể hiện qua sự mong đợi chuyến tàu đêm chạy qua phố huyện của cả hai chị em và những người buôn bán về đêm nhưng chỉ thoáng qua đó. Đoàn tàu rầm rộ đi tới chẳng được bao lâu lại vượt qua và chỉ còn lại đêm khuya. Đêm ở trong phố tịch mịch và đầy bóng tối.

Tóm tắt Hai đứa trẻ - Mẫu 16

Tại một Phố huyện nghèo nào đó cách xa Hà Nội. Chị em Liên và An là hai đứa trẻ được mẹ giao trông con một cửa hàng tạp hóa bên cạnh ga xe lửa để giúp gia đình vốn đã lao đao. Cha mất việc, cả nhà phải bỏ Hà Nội chuyển về quê sinh sống. Cũng như nhiều người dân lam lũ tại Phố huyện, hai chị em Liên An vừa bán hàng vừa trông chờ chuyến tàu đêm từ Hà Nội về ẩm ẩm lăn bánh qua Phố huyện rồi khuất dạng, im tiếng trong trời đêm sâu thẳm. Lúc đó người buôn bán ở phố huyện mới dọn hàng sau một tối ế ẩm để trở về nhà. Còn hai đứa trẻ dần dần chìm vào giấc ngủ yên tĩnh.

Tóm tắt Hai đứa trẻ - Mẫu 17

Hai đứa trẻ là câu chuyện về An và Liên. Hai em đã từng có một cuộc sống sung túc đầy đủ vui vẻ ở Hà Nội nhộn nhịp, náo nhiệt. Nhưng do gia đình ra sa sút, hai em phải chuyển về sống nơi Phố huyện, một cuộc sống nghèo khổ, lay lắt, hiu quạnh. Thạch Lam thông qua việc miêu tả những diễn biến tâm trạng của nhân vật Liên về cảnh vật và cuộc sống xung quanh. Nhà văn thể hiện một nỗi buồn thấm thía và sâu sắc về số phận con người. Cuộc sống nơi Phố huyện nghèo ấy vô cùng đơn điệu, tẻ nhạt. Ngày hôm sau lại giống với ngày hôm trước. Chị Tí lại dọn hàng nước, dù chẳng hy vọng gì nhiều. Vợ chồng bác Xẩm xuất hiện với chiếc đàn bầu ảo não. Chị em Liên với quán tạp hóa sạch sẽ. Kể cả buổi chợ đúng phiên cũng tiêu điều. Hàng hóa bán chẳng được là bao, cuộc sống tối tăm ngột ngạt và buồn tẻ đến tận cùng. Sống trong hoàn cảnh bế tắc ấy, những người như chị em Liên đã tìm thấy một chiếc phao cứu sinh mong manh. Họ đã miệt mài hàng đêm ngồi đợi chuyến tàu đêm đi qua với chút hi vọng len lỏi. Liên và an háo hức chờ đợi chuyến tàu để được gặp lại chút ánh sáng của những ngày còn sung túc, khi gia đình chưa gặp phải những biến cố và trở nên sa sút như bây giờ. Chuyến tàu đêm đi qua sáng rực, vui vẻ và huyên náo đầy hấp dẫn, nhưng lại chỉ thoáng qua trong giây lát ngắn ngủi rồi trả Phố huyện về cuộc sống mênh mang, yên lặng và đầy bóng tối. Nhưng ít ra nó đã cho những người dân nghèo đang sống mòn mỏi từng ngày ở phố huyện nơi đây chút hi vọng nhỏ nhoi về tương lai, về một cuộc sống sẽ hạnh phúc và tươi sáng hơn.

Tóm tắt Hai đứa trẻ - Mẫu 18

Hai đứa trẻ xoay quanh số phận những con người nơi phố huyện nghèo có điểm nhìn của nhân vật Liên. Chị em Liên đang sống tại một vùng huyện nghèo, hàng ngày được mẹ giao nhiệm vụ trông coi quầy tạp hóa nhỏ. Trước đây gia đình Liên sống ở Hà Nội, nhưng vì bố mất việc, kinh tế gia đình ngày một sa sút. Nhà Liên chuyển về nơi Phố huyện này để sống. Liên cũng như bao người dân sống ở đây, ngày ngày họ đều trông mong ngóng để được ngắm chuyến tàu chạy qua phố huyện. Mẹ con chị Tí bán hàng nước, gánh phở của bác Siêu, giọng hát của bác Xẩm hầu như đều không có lãi, không đủ sinh hoạt hàng ngày. Nhưng họ vẫn duy trì với mục đích ngắm nhìn chuyến tàu qua khi trời về đêm. Chuyến tàu ấy đi qua mang theo những âm thanh và ánh sáng, gợi lên trong tâm hồn nhân vật Liên những ngày ở Hà Nội và những khát vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn. Không chỉ riêng Liên mà đối với tất cả mọi người ở phố huyện tù đọng, tăm tối nhìn chuyến tàu qua cũng là lúc thổi lên trong họ những khát vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Tóm tắt Hai đứa trẻ - Mẫu 19

Liên và An là hai chị em được mẹ giao cho trông coi một cửa hàng tạp hóa nhỏ tại một Phố huyện nghèo. Trước đây gia đình Liên và An sống ở Hà Nội. Do cha bị mất việc nên cả nhà phải chuyển về sống ở phố huyện nghèo này. Vào một buổi chiều tà, Liên thấy buồn tẻ bèn quan sát những gì xảy ra xung quanh. Liên thấy những đứa trẻ nhà nghèo bên chợ đi nhặt nhạnh những thứ có thể dùng được do người đi chợ bỏ lại. Chứng kiến cuộc sống vất vả, nghèo túng của mẹ con chị Tý, cuộc sống tàn lụi của gia đình bác Xẩm, của bà cụ Thy, của bác phở Siêu và cũng như nhiều người dân lam lũ tại phố huyện. Hai chị em Liên và An vừa bán hàng vừa trông chờ chuyến tàu đêm từ Hà Nội về nhưng chỉ là thoáng qua. Tiếng đoàn tàu ầm ầm lăn bánh qua phố huyện rồi khuất dần, vụt trong trời đêm. Và khi chuyến tàu đã qua, hai chị em Liên cũng đi vào giấc ngủ yên tĩnh.

Tóm tắt Hai đứa trẻ - Mẫu 20

Chị em Liên và An, được giao trông coi cửa hàng tạp hoá nhỏ tại một phố huyện nghèo, đối mặt với khó khăn khi cha mất việc và gia đình phải rời Hà Nội về sống ở quê. Trong cảnh tượng yên bình của phố huyện, hai chị em trông chờ chuyến tàu đêm từ Hà Nội, trong khi người buôn bán khác vội vã trở về nhà sau một tối buôn bán ế ẩm. Liên và An dần chìm vào giấc ngủ yên bình.

Tóm tắt Hai đứa trẻ - Mẫu 21

Hai đứa trẻ, câu chuyện về đôi bạn nhỏ Liên và An. Trước đây, cuộc sống của họ tràn ngập niềm vui tại Hà Nội. Nhưng vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, họ buộc phải quay về sống trong phố huyện - nơi cuộc sống đơn sơ và túng bấn. Trong một buổi chiều tà, Liên cảm nhận sự trống vắng ở nơi đây khi thấy những đứa trẻ khác đang nhặt nhạnh đồ thừa. Xung quanh là bức tranh đau lòng với cuộc sống khốn khó của chị Tí, bác Siêu, bác Xẩm... Tuy nhiên, giữa bóng tối, những người sống trong đau đớn vẫn giữ lại hy vọng qua thao tác chờ đón chuyến tàu đêm qua phố huyện.

Tóm tắt Hai đứa trẻ - Mẫu 22

Cuộc sống khó khăn của những người lao động nghèo ở một phố huyện nhỏ xíu, tăm tối đầy hiểu lầm. Liên và em gái nằm trong sự quản lý của cha mẹ, chị em làm việc chăm chỉ tại một cửa hàng tạp hóa nhỏ. Cùng với cộng đồng người dân ở phố huyện, họ bán hàng và đợi chờ chuyến tàu đêm từ Hà Nội. Ánh sáng của Hà Nội rực rỡ trên chuyến tàu vượt qua màn đêm sâu thẳm, tô điểm cho cuộc sống của phố huyện và chị em Liên trước khi chìm vào giấc ngủ yên bình.

Hai đứa trẻ - Ngữ văn lớp 11

A. Nội dung tác phẩm

Hai đứa trẻ xoay quanh số phận những con người nơi phố huyện nghèo qua điểm nhìn của nhân vật Liên. Chị em Liên đang sống tại một phố huyện nghèo, hàng ngày được mẹ giao nhiệm vụ trông coi quầy tạp hóa nhỏ. Trước đây gia đình Liên sống ở Hà Nội, nhưng vì bố bị mất việc, kinh tế gia đình ngày một sa sút, nhà Liên chuyển về nơi này để sống. Liên cũng như bao người dân sống ở đây, ngày ngày họ đều trông ngóng để được ngắm chuyến tàu chạy qua phố huyện. Mẹ con chị Tí bán hàng nước, gánh phở của bác Siêu, sập hát của bác xẩm. Hầu như đều không có lãi, không đủ sinh hoạt hàng ngày nhưng họ vẫn duy trì với mục đích ngắm nhìn chuyến tàu qua khi trời về đêm. Chuyến tàu ấy đi qua mang theo những âm thanh, ánh sáng gợi lên trong nhân vật Liên những ngày ở Hà Nội và những khát vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn. Không chỉ riêng Liên, mà đối với tất cả mọi người nơi phố huyện tù đọng tăm tối, nhìn chuyến tàu qua cũng là lúc thổi lên trong họ những khát vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn.

B. Đôi nét về tác phẩm

1. Tác giả

- Thạch Lam (1910 – 1942), tên thật là Nguyễn Tường Vinh (sau đổi thành Nguyễn Tường Lân)

 - Ông sinh ra tại Hà Nội, trong một gia đình công chức, gốc quan lại đã đến hồi sa sút.

- Cha Thạch Lam là Nguyễn Tường Nhu, thông thạo chữ Hán và chữ Pháp, làm Thông Phán Tòa sứ. Mẹ là bà Lê Thị Sâm, người gốc Huế đã ba đời ra Bắc.

- Là người thông minh, trầm tĩnh, điềm đạm, đôn hậu và rất tinh tế.

- Sau khi đỗ Tú tài, ông thôi học về làm báo với anh và gia nhập Tự lực văn đoàn. 

- Đến tháng 2 năm 1935, thì ông được giao làm Chủ bút tờ Ngày nay.

- Khoảng năm 1935, Thạch Lam lấy vợ và được người chị (Nguyễn Thị Thế) nhường lại căn nhà nhỏ tại đầu làng Yên Phụ, ven Hồ Tây (Hà Nội) cho vợ chồng ông ở.

- Và Thạch Lam mất tại đây vào ngày 27 tháng 6 năm 1942 vì căn bệnh lao phổi, năm ông 32 tuổi.

- Ông ra đi để lại người vợ trẻ cùng với ba đứa con thơ (hai trai, một gái) trong cảnh nghèo. Gia đình đã an táng ông nơi nghĩa trang Hợp Thiện, nay thuộc quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội.

- Quan điểm sáng tác: Đối với tôi văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly hay sự quên, trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn.

- Tác phẩm chính: Ông để lại các tác phẩm tiêu biểu như: Gió đầu mùa(1937), Nắng trong vườn (1938),Sợi tóc(1942),Ngày mới(1939), Theo dòng(1941), Hà Nội ba sáu phố phường(1943),...

- Phong cách nghệ thuật:

+ Sáng tác thường hướng vào cuộc sống cơ cực của những người dân thành thị nghèo và vẻ đẹp nên thơ của cuộc sống thường nhật. Thạch Lam đã hướng ngòi bút về phía lớp người lao động bần cùng trong xã hội đương thời.

+ Cái riêng, cái độc đáo, cái mạnh của Thạch Lam, chính là ở lòng nhân ái, và vẻ đẹp tâm hồn quán xuyến trong mọi tác phẩm của ông.

+ Nhân vật Thạch Lam, bất luận ở hoàn cảnh nào, vẫn ánh lên trong tâm hồn cái chất nhân ái Việt Nam… Từ đó ta thương cảm, nâng niu, chắt gạn từng chút tốt đẹp trong mỗi một con người.

+ Cốt truyện đơn giản thuộc hoặc không có cốt truyện.

+ Có sự hòa quyện tuyệt vời giữa hai yếu tố hiện thực và lãng mạn, tự sự và trữ tình. Thạch Lam là người khai sinh ra kiểu truyện ngắn trữ tình.

2. Tác phẩm

a. Hoàn cảnh sáng tác: Tác phẩm có lẽ được gợi lên từ những câu chuyện cảnh đời nơi phố huyện Cẩm Giàng, Hải Dương quê ngoại nhà văn với những kỉ niệm tuổi thơ.

b. Xuất xứ tác phẩm: Tác phẩm in trong tập Nắng trong vườn (1938).

c. Thể loại: Truyện ngắn.

d. Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, biểu cảm.

e. Ý nghĩa nhan đề:

- Hai là số lượng cụ thể, tác giả đã hướng người đọc đến nhân vật trung tâm của truyện ngắn, đó là hai chị em Liên và An.

- Danh từ đứa trẻ không chỉ gợi nhắc đến hình hài, lứa tuổi mà còn thể hiện được tâm hồn trong sáng, non nớt của trẻ con.

⇒ Nhan đề đã nhấn mạnh vào thế giới trong ngần của những đứa trẻ, thông qua những suy nghĩ và cách nhìn nhận thế giới của những đứa trẻ ấy.

f. Bố cục: 3 phần

- Phần 1(Từ đầu đến …cười khanh khách): Cảnh phố huyện lúc chiều xuống.

- Phần 2 (Tiếp theo đến …cảm giác mơ hồ không hiểu nổi): Cảnh phố huyện về đêm.

- Phần 3 (Còn lại): Cảnh chuyền tàu đêm đi qua phố huyện.

g. Giá trị nội dung: Thạch Lam đã thể hiện một cách nhẹ nhàng mà thấm thía niềm xót thương với những sống cơ cực quẩn quanh, tăm tối ở phố huyện nghèo những ngày trước Cách mạng. Đồng thời ông cũng biểu lộ sự trân trọng ước vọng đổi đời mơ hồ trong họ.

h. Giá trị nghệ thuật

- Cốt truyện đơn giản như không có truyện.

- Miêu tả nội tâm chân thực, tinh tế.

- Chất liệu hiện thực hòa quyện cùng lãng mạn, yếu tố tự sự đan cài với trữ tình tạo nên nét đặc sắc khó lẫn cho tác phẩm.

- Sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa tả cảnh và diễn tả tâm trạng.

C. Đọc hiểu văn bản

1. Bức tranh phố huyện

- Cảnh ngày tàn, chợ tàn:

+ Tiếng trống thu không: thứ âm thanh chất chứa nỗi niềm của con người. → Tiếng trống vang xa gọi chiều về và gợi cả nỗi niềm xao xác.

→ Điểm nhịp cho cuộc sống nặng nề trôi.

+ Làm nền cho tiếng trống là "bản nhạc dân dã" quen thuộc, buồn bã, rên rĩ của côn trùng, ếch nhái, muỗi, tiếng đàn bầu rời rạc.

⇒ Không đủ sức khuấy động không khí lặng lẽ, tù đọng của phố huyện.

- Thời gian: Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru...; bóng tối ngập dần.... giờ khắc ngày tàn; Trời nhá nhem tối, Trời bắt đầu đêm..., Đêm tối.

⇒ Tác giả miêu tả bước đi của thời gian rất cụ thể, tỉ mỉ, chi tiết: Thời gian có sự vận động: chậm rãi, lặng lẽ. → Nhịp sống buồn bã, tẻ nhạt của phố huyện từ chiều tàn đi dần vào đêm khuya.

- Không gian thu hẹp dần: quang cảnh phố huyện nhỏ bé, một phiên chợ tàn, góc chợ đơn sơ. → Yên tĩnh, tù túng, chật hẹp.

Bóng tối

Ánh sáng

- Tối hết cả: đường phố, ngõ con...

- Trống cầm canh: ngắn, khô khan, chìm ngay vào bóng tối.

→ Bóng tối đang luồn lách, bám sát vào mọi cảnh vật, mọi hoạt động âm thầm của sinh vật, con người.

- Khe ánh sáng, vệt sáng, quầng sáng, chấm lửa, hột sáng, ngọn đèn con của chị Tí (7 lần)

→ Lẻ loi, hiếm hoi, yếu ớt, không đủ xé rách màn đêm, làm cho đêm tối mênh mông hơn.


⇒ Tương phản: động – tĩnh; ánh sáng – bóng tối, nhịp điệu câu văn chậm rãi... → Khung cảnh phố huyện ảm đạm, xao xác, ngập chìm trong bóng tối đậm đặc.

- Những kiếp người tàn:

+ Mấy đứa trẻ nhặt rác bãi chợ.

+ Mẹ con chị Tí: ban ngày mò cua bắt tép, tối đến dọn hàng nước, thắp một ngọn đèn leo lét. Chiều nào chị cũng dọn hàng từ chập tối đến đêm nhưng chả kiếm được bao nhiêu...

+ Bóng bác phở Siêu chập chờn trong đêm.

+ Vợ chồng bác xẩm góp chuyện bằng mấy tiếng đàn bầu bật trong yên lặng. Thằng con bò ra ngoài manh chiếu, nghịch nhặt những rác bẩn.

+ Bà cụ Thi hơi điên lại nghiện rượu với tiếng cười khanh khách, ghê sợ.

+ Chị em Liên với hàng tạp hoá nhỏ xíu.

→ Nhịp sống cứ lặp lại một cách đơn điệu, quẩn quanh, tẻ nhạt, mỏi mòn, buồn chán,... Tuy vậy, họ vẫn hi vọng – cho dù hi vọng đó rất mơ hồ: Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hằng ngày của họ. Chính sự mong đợi mơ hồ này càng tô đậm thêm tình cảnh tội nghiệp của những nhân vật trong truyện.

⇒ Tất cả đều hiện ra trong cái nhìn xót xa, thương cảm của Thạch Lam, qua lời văn đều đều, chậm buồn, giàu chất thơ và những chi tiết dường như khách quan.

2. Hình ảnh đoàn tàu và tâm trạng chờ đợi của hai đứa trẻ

- Con tàu mang đến một thế giới khác:

+ Nó như con thoi ánh sáng xuyên thủng màn đêm phố huyện, đem lại ánh sáng xa lạ, rực rỡ chốn thị thành, át đi ánh sáng mờ ảo, yếu ớt của phố huyện.

+ Âm thanh của còi tàu, bánh xe rít trên đường ray và tiếng ồn ào của hành khách át đi buồn tẻ, đơn điệu phố huyện.

+ Nó là thói quen, là niềm vui, là sự chờ đợi. 

→ Trở thành nhu cầu thiết yếu như cơm ăn, nước uống hàng ngày cho đời sống tinh thần người dân phố huyện.

- Chị em Liên đợi tàu không phải vì mục đích là có khách mua hàng mà vì:

+ Nhìn thấy cái gì đó khác cuộc sống hàng ngày: mạnh mẽ, rực rỡ ánh sáng, giàu sang.

+ Niềm say mê.

+ Mang đến thế giới kỷ niệm về Hà Nội.

⇒ Đánh thức kỷ niệm về Hà Nội đẹp đẽ thiết tha.

- Nhìn tàu là hành động thỏa mãn thị giác, tư tưởng → nhìn thấy rõ hơn, sâu hơn sự tù túng, ngưng đọng của cuộc sống.

3. Nhân vật Liên

- Là cô bé giàu tình thương:

+ Đối với những đứa trẻ nghèo nhặt rác: Liên động lòng thương nhưng chính chị cũng không có tiền để mà cho chúng.

+ Đối với mọi người: Luôn quan tâm, luôn đối xử ân cần, lễ phép và đầy tình người (cụ Thi, chị Tí, bác xẩm).

- Là cô bé chu đáo và đảm đang:

+ Là cô bé nghèo, cuộc sống cơm áo trói buộc cô vào chõng hàng.

+ Đối với em An: Thương yêu, lo lắng, chăm sóc, ân cần lời mẹ, chiếc xà tích,... chị là con gái lớn và đảm đang.

- Là cô bé có tâm hồn nhạy cảm: Chất thơ cho truyện.

+ Liên thấy lòng buồn man mác trước giờ khắc ngày tàn.

+ Liên nhạy cảm trước nỗi đau con người.

+ Liên cảm nhận được cảnh tối tăm mà Liên và những người xung quanh đang sống và là người biết mơ ước, khát khao ánh sáng.

⇒ Hiện thực buồn tẻ, tù đọng của tác phẩm càng nặng nề vì Liên đã ý thức được đầy đủ và sâu sắc về cuộc sống đó.

4. Hai đứa trẻ  bài ca về quê hương, đất nước

- Bức tranh quê hương gần gũi mà không kém phần thơ mộng, đầy gợi cảm: Chiều, chiều rồi...gió mát.

- Các nhân vật luôn gắn bó với thôn dã: tưởng là mùi riêng của đất, của quê hương này.

- Hai đứa trẻ luôn luôn phát hiện những biến thái tinh tế của thiên nhiên: Qua kẽ lá...

D. Sơ đồ tư duy

Hai đứa trẻ

Để học tốt bài học Hai đứa trẻ lớp 11 hay khác:

Tham khảo các bài Soạn văn lớp 11 ngắn nhất, hay khác:


hai-dua-tre.jsp


Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học