Tiếng Việt 5 VNEN Bài 19B: Người công dân số 1(tiếp theo)

(Trang 10 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) 1. Quan sát bức tranh sau và cho biết tranh vẽ cảnh gì?

Tiếng Việt 5 VNEN Bài 19B: Người công dân số 1(tiếp theo) | Soạn Tiếng Việt lớp 5 VNEN hay nhất

Trả lời

Tranh vẽ cảnh hai người thanh niên đang ngồi nói chuyện trong một căn phòng đơn sơ vào buổi tối. Cùng lúc đó có một anh thanh niên khác bước vào

(Trang 10 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) 2. Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài: Người công dân số một (tiếp)

(Trang 11 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) 3. Chọn lời giải nghĩa ở cột B phù hợp với từ ngữ ở cột A (Trang 11)

Tiếng Việt 5 VNEN Bài 19B: Người công dân số 1(tiếp theo) | Soạn Tiếng Việt lớp 5 VNEN hay nhất

Trả lời

a)-3

b)-1

c)-4

d)-2

e)-5

(Trang 11 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) 4. Cùng luyện đọc

(Trang 11 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) 5. Thảo luận, trả lời câu hỏi

(Trang 11 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) a. Anh Lê, anh Thành đều là những thanh niên yêu nước, nhưng giữa họ có gì khác nhau?

(Trang 11 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) b. Quyết tâm của anh Thành đi tìm đường cứu nước được thể hiện qua những lời nói, cử chỉ nào?

Lời nói Cử chỉ
…. ….

Trả lời

a. Anh Lê và anh Thành đều là những thanh niên yêu nước nhưng giữa họ có điểm khác nhau:

Anh Thành Anh Lê
Quyết tâm, tin tưởng vào quyết định mình đã chọn, ra nước ngoài học cái mới để về cứ nước, giúp dân. Thấy rất nhiều khó khăn, ngại khổ khi tìm đường cứu nước (súng của ta kém địch xa, đi sang nước Pháp rất khó vì ở xa, không có phương tiện, tiền nong đi lại…). Có tâm lí tự ti, cam chịu vì cảm thấy mình yếu đuối, nhỏ bé trước sức mạnh vật chất của kẻ xâm lược.

b. Quyết tâm của anh Thành đi tìm đường cứu nước được thể hiện qua những lời nói, cử chỉ

Lời nói Cử chỉ

- Tôi muốn sang nước họ, xem cách làm ăn của họ, học cái trí khôn của họ để về cứu dân mình…

- Làm thân nô lệ mà muốn xóa bỏ kiếp nô lệ thì sẽ thành công dân, còn yên phận nô lệ thì mãi mãi làm đầy tớ cho người ta…

- Đi ngay có được không, anh?"

- Xòe hai bàn tay ra để trả lời câu hỏi của anh Lê: Tiền đây chứ đâu?

(Trang 11 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) c. "Người công dân số Một" trong đoạn kịch là ai? Vì sao có thể gọi như vậy?

Trả lời

Người công dân số Một trong đoạn kịch là người thanh niên Nguyễn Tất Thành, là bác Hồ kính yêu. Có thể gọi như vậy vì ý thức công dân được thức tỉnh rất sớm và anh đã quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước, đưa toàn dân ta thoát khỏi kiếp sống nô lệ. Gọi anh là “người công dân sô Một” với hàm ý đánh giá cao ý thức công dân ở trong anh.

(Trang 11 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) 1. Trong hai đoạn văn mở bài bài văn tả một người thân sau đây, đoạn nào mở bài trực tiếp? Đoạn nào mở bài gián tiếp? Hai đoạn văn có điểm nào giống và khác nhau?

(Trang 11 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) a. Nếu có ai hỏi rằng: “Em yêu ai nhất?” thì không cần suy nghĩ, em có thể trả lời ngay: “Em yêu bà nhất.”

(Trang 11 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) b. Đã gần Tết rồi. Năm nay, em lại được về quê nội ăn Tết, thật là vui. Em sẽ được đi chơi, được mừng tuổi. Nhưng vui nhât là được về với bà nội, người em yêu quý nhất.

Trả lời

Trong hai đoạn văn mở bài bài văn tả một người thân ta thấy:

      • Cách mở bài ở ý (a) là cách mở bài trực tiếp.

      • Cách mở bài ở ý (b) là cách mở bài gián tiếp.

Điểm giống nhau và khác nhau trong hai đoạn văn mở bài trên:

      • Giống nhau: Cả hai đoạn mở bài đều giới thiệu về người bà.

      • Khác nhau

   o Mở bài ý a: Trả lời trực tiếp người em yêu quý chính là bà

   o Mở bài ý b: Giới thiệu về hoàn cảnh, niềm vui khi về quê rồi mới giới thiệu đến người bà.

(Trang 11 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) 2. Viết vào vở phần mở bài cho một trong các đề bài dưới đây theo hai cách: mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp.

a. Tả một người thân trong gia đình em.

b. Tả một người bạn cùng lớp hoặc người bạn ở gần nhà em.

c. Tả một ca sĩ đang biểu diễn.

d. Tả một nghệ sĩ hài mà em yêu thích.

Trả lời

a.

-Mở bài trực tiếp:

Đã hết ba tháng hè vui nhộn, tôi trở về thành phố đi học. Tôi sẽ rất nhớ những ngày hè, những kỷ niệm về ông nội.

-Mở bài gián tiếp:

Đã lâu rồi hôm nay tôi mới có dịp trở về quê thăm ông. Vừa bước vào sân, một không gian yên tĩnh, thanh bình tràn ngập trong lòng tôi. Tôi rón rén đi từng bước nhẹ, không dám làm xao động từng đồ vật trong nhà. Tôi đi ra vườn. Ở đây đẹp như trong khu vườn cổ tích: không khí thoáng đãng, mát mẻ, mùi ngọc lan thoang thoảng đưa và mùi ổi chín thơm ngọt… tất cả như mời gọi tôi. Từ xa tôi đã nhìn thấy bóng áo nâu đang lúi húi bên gốc na. Tôi chạy tới và gọi thật to: “Ông ơi!Con về thăm ông đây”. Ông mỉm cười, sung sướng ôm tôi vào lòng. Tôi như muốn hít hà mãi mùi mồ hôi ở áo ông.

b.

-Mở bài trực tiếp:

Lớp tôi có rất nhiều bạn học giỏi và ngoan ngoãn, trong đó có bạn Hoàng. Tôi và Hoàng nhà ở cạnh nhau. Chúng tôi là đôi bạn thân thiết.

- Mở bài gián tiếp:

Tuổi thơ tôi có biết bao kỷ niệm gắn bó với bạn bè, thầy cô, mái trường. Đây là con đường đi học, đây là dòng sông nhỏ đầy ắp tiếng cười của tôi và lũ bạn, đây là những trận bóng dưới trời mưa rào, những đêm trăng sáng cùng nhau chơi trò ú tìm, đuổi bắt… Nhưng gần gũi, thân thiết với tôi hơn cả là bạn Lê Hoàng – người bạn học giỏi, dễ mến đã cùng tôi chia sẻ những vui buồn trong học tập, những kỷ niệm êm đềm của tuổi thơ.

(Trang 13 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) 4. Nghe thầy cô kể chuyện chiếc đồng hồ.

(Trang 13 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) 5. Dựa vào tranh và câu hỏi gợi ý, em kể lại từng đoạn và toàn bộ câu chuyện "chiếc đồng hồ"

Tiếng Việt 5 VNEN Bài 19B: Người công dân số 1(tiếp theo) | Soạn Tiếng Việt lớp 5 VNEN hay nhất

Trả lời

-Tranh 1: Được tin Trung ương rút một số đồng chí cán bộ đi học lớp tiếp quản Thủ đô, mọi người đang dự hội nghị bàn tán sôi nổi. Ai lấy đều háo hức muốn đi.

-Tranh 2: Giữa lúc đó, Bác Hồ đến thăm hội nghị. Các đại biểu ùa ra đón Bác.

-Tranh 3: Bác mượn câu chuyện về chiếc đồng hồ để giáo dục tư tưởng cho các đồng chí cán bộ.

-Tranh 4: Thông qua câu chuyện của Bác Hồ, mọi người đều thấm thía lời dạy của Bác.

(Trang 13 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) Kể cho người thân nghe câu chuyện "Chiếc đồng hồ". Chia sẻ với người thân điều em học được từ câu chuyện

Trả lời

Chiếc đồng hồ

Năm 1954, các cán bộ đang dự hội nghị tổng kết ở Bắc Giang thì có lệnh Trung ương rút bớt một số người đi học lớp tiếp quản Thủ đô. Ai nấy đều háo hức muốn đi. Nhất là những người quê Hà Nội. Bao năm xa nhà, nhớ Thủ đô, nay được dịp trở về công tác, anh em bàn tán sôi nổi. Nhiều người đề nghị cấp trên chiếu cố nỗi niềm riêng đó và cho được toại nguyện. Tư tưởng cán bộ dự hội nghị có chiều phân tán… Ban lãnh đạo ít nhiều thấy khó xử.

Giữa lúc đó thì Bác Hồ đến thăm hội nghị. Hôm đó giữa mùa thu, nhưng trời vẫn còn nóng. Bác bước lên diễn đàn, mồ hôi ướt đẫm hai bên vai áo nâu của Bác… Khi tiếng vỗ tay đã ngớt, Bác hiền từ nhìn khắp hội trường và nói chuyện về tình hình thời sự. Nói đến nhiệm vụ toàn Đảng trong lúc này, Bác bỗng rút trong túi áo giơ ra một chiếc đồng hồ quả quýt và hỏi:

-Các chú có trông thấy cái gì không?

Mọi người đồng thanh:

-Cái đồng hồ ạ

-Thế trên mặt đồng hồ có những chữ gì?

-Có những con số ạ.

-Cái kim ngắn, kim dài để làm gì

-Để chỉ giờ, chỉ phút ạ.

-Cái máy bên trong dùng để làm gì?

-Để điều khiển cái kim chạy ạ.

Bác mỉm cười, hỏi tiếp:

-Thế trong cái đồng hồ, bộ phận nào là quan trọng?

Mọi người còn đang suy nghĩ thì Bác lại hỏi?

-Trong cái đồng hồ, bỏ đi một bộ phận có được không?

-Thưa, không được ạ.

Nghe mọi người trả lời, Bác bèn giơ chiếc đồng hồ lên cao và kết luận:

-Các chú ạ, các bộ phận của một chiếc đồng hồ cũng ví như các cơ quan của một Nhà nước, như các nhiệm vụ cách mạng. Đã là nhiệm vụ của cách mạng thì đều quan trọng, đều cần phải làm. Các chú thử nghĩ xem: trong một chiếc đồng hồ mà anh kim đòi làm anh chữ số, anh máy lại đòi ra ngoài làm cái mặt đồng hồ… cứ tranh nhau chỗ đứng như thế thì còn lá cái đồng hồ được không?

Chỉ trong ít phút ngắn ngủi, câu chuyện chiếc đồng hồ của Bác đã khiến cho ai nấy đều thấm thía, tự đánh tan được những suy nghĩ riêng tư vô lí.

   

Xem thêm các bài Soạn Tiếng Việt 5 chương trình VNEN hay khác:

Xem thêm các bài Để học tốt môn Tiếng Việt 5 hay khác:

Các chủ đề khác nhiều người xem