Tiếng Việt 5 VNEN Bài 14B: Hạt vàng làng ta
(Trang 149 Ngữ Văn 5 VNEN tập 1) 1. Thi kể tên các bài thơ, tục ngữ, ca dao nói về cây lúa, hạt gạo, hạt cơm.
Trả lời:
1.
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẽo thơm một hạt đắng cay muôn phần.
2.
Thân em như lúa nếp tơ,
Xanh cây tốt rễ, phởn phơ phơi màu.
3.
Mạ non bắt trẻ cấy biền
Thương em đứt ruột, chạy tiền không ra.
4.
Trời mưa cho lúa thêm bông
Cho đồng thêm cá, cho sông thêm thuyền
5.
Trời cao đất rộng thênh thang,
Tiếng hò giọng hát ngân vang trên đồng,
Cá tươi gạo trắng nước trong,
Hai mùa lúa chín thơm nồng tình quê
(Trang 149 Ngữ Văn 5 VNEN tập 1) 2 - 3 - 4: Đọc, giải nghĩa, luyện đọc bài: "Hạt gạo làng ta".
(Trang 150 Ngữ Văn 5 VNEN tập 1) 5. Thảo luận, trả lời câu hỏi:
(Trang 150 Ngữ Văn 5 VNEN tập 1) (1) Đọc khổ thơ 1, em hiểu hạt gạo được làm nên từ những gì?
(Trang 150 Ngữ Văn 5 VNEN tập 1) (2) Những hình ảnh nào nói lên nỗi vất vả của người nông dân?
(Trang 150 Ngữ Văn 5 VNEN tập 1) (3) Các bạn nhỏ đã làm gì để góp phần tạo ra hạt gạo?
(Trang 150 Ngữ Văn 5 VNEN tập 1) (4) Viết vào vở câu thơ có hình ảnh em thích nhất trong bài.
Trả lời
1. Đọc khổ thơ 1, em hiểu hạt gạo được làm ra từ :
• a - 3: Có vị phù sa/ Của sông kinh Thầy - Từ tinh túy của đất
• b - 1: Có hướng sen thơm/ Trong hồ nước đầy - Từ tinh túy của nước
• c - 2: Có lời mẹ hát/ Ngọt bùi hôm nay - Từ công lao con người.
2. Những hình ảnh nói lên nỗi vất vả của người nông dân là:
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu.
Nước như ai nấu.
Chết cả cá cờ.
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy.
=> Hạt gạo được làm ra từ những giọt mồ hôi, nỗi vất vả, chăm chỉ của người lao động.
3. Các bạn nhỏ đã giúp mẹ chống hạn, vục mẻ miệng gầu, bắt sâu cho lúa, gánh phân. Dù tuổi còn nhỏ nhưng các em đã ý thức được việc giúp đỡ người lớn. Đây là những hành động đáng khen ngợi.
4.Câu thơ có hình ảnh mà em thích nhất:
Hạt gạo làng ta
Có vị phù sa
Của sông Kinh Thầy
Có hương sen thơm
Trong hồ nước đầy
Có lời mẹ hát
Ngọt bùi đắng cay…
(Trang 151 Ngữ Văn 5 VNEN tập 1) 7. Tìm hiểu biên bản cuộc họp
(1). Chi đội lớp 5A ghi biên bản để làm gì?
Chọn ý đúng để trả lời:
a. ghi nhớ sự việc đã xảy ra
b. nhớ những điều đã thống nhất để thực hiện
c. Xem xét lại khi cần thiết
d. Cả ba điều trên
(2). Cách mở đầu và kết thúc biên bản có gì giống và khác cách mở đầu và kết thúc đơn?
(3). Nêu tóm tắt những điểm cần ghi vào biên bản.
Trả lời
1. Chi đội lớp 5A ghi biên bản để:
Đáp án đúng là: d. Cả ba điều trên
2. Cách mở đầu và kết thúc biên bản giống và khác nhau cách mở đầu và kết thúc đơn là:
• Giống nhau:
o Mở đầu có Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên văn bản.
o Kết thúc có có tên, chữ kí của người có trách nhiệm.
• Khác nhau:
o Mở đầu biên bản không có tên nơi nhận, thời gian, địa điểm, lập biên bản ghi ở phần nội dung.
o Kết thúc Biên bản cuộc họp có hai chữ kí (của chủ tịch đoàn, thư kí), không có lời cảm ơn như đơn.
3. Những điểm cần ghi vào biên bản:
• Tên biên bản.
• Thời gian, địa điểm họp.
• Thành phần tham dự, chủ toạ, thư kí.
• Nội dung cuộc họp (diễn biến, tóm tắt các ý kiến, kết luận).
• Chữ kí của chủ tịch và thư kí.
(Trang 153 Ngữ Văn 5 VNEN tập 1) 1. Những trường hợp nào dưới đây cần ghi biên bản? Vì sao? Tên biên bản đó là gì?
a. Đại hội liên đội.
b. Họp lớp phổ biến kế hoạch tham quan một di tích lịch sử.
c. Bàn giao tài sản.
d. Đêm liên hoan văn nghệ.
e. Xử lí vi phạm pháp luật về giao thông.
g. Xử lí việc xây dựng nhà trái phép.
Trả lời
Trường hợp cần ghi biên bản | Lí do ghi biên bản | Tên biên bản |
---|---|---|
Đại hội liên đội | Ghi lại chương trình và kết quả để làm bằng chứng thực hiện | Biên bản đại hội liên đội |
Bàn giao tài sản | Ghi lại danh sách và tình trạng của tài sản lúc bàn giao để làm bằng chứng. | Biên bản bàn giao tài sản |
Xử lí vi phạm pháp luật về giao thông Xử lí việc xây dựng nhà trái phép |
Ghi lại tình hình vi phạm và cách xử lí để làm bằng chứng. | Biên bản xử lí vi phạm pháp luật về giao thông Biên bản xử lí xây dựng nhà trái phép |
(Trang 153 Ngữ Văn 5 VNEN tập 1) 3. Dựa vào tranh và lời thuyết minh dưới tranh, mỗi em kể lại một đoạn câu chuyện
(Trang 153, 154 sgk)
Trả lời
Tranh 1: Chú bé Giô-dép bị chó dại cắn được đưa đến nhờ Lu-i Pa-xtơ cứu chữa. Nhìn vẻ đau đớn của em bé và đôi mắt đỏ đọc của người mẹ, lòng Pa-xtơ se lại.
Tranh 2: Đêm khuya, ông vẫn ngồi trầm ngâm suy nghĩ. Vắc xin chữa bệnh dại ông chế ra có tác dụng ở loài vật nhưng ông chưa thử nghiệm lên người bao giờ. Ông muốn cứu cậu bé nhưng còn lo lắng.
Tranh 3: Ngày hôm sau Pa-xtơ quyết định tiêm vắc-xin cho cậu bé, đây là loại vắc-xin có độc tính cao. Ông hồi hộp theo dõi.
Tranh 4: Pa-xtơ thức suốt đêm ròng để quyết định tiêm mũi thứ 10 cho em bé.
Tranh 5: Sau 7 ngày chờ đợi, Giô-dép vẫn bình yên và khỏe mạnh.
Tranh 6: Sau thành công vang dội ấy, rất nhiều bệnh nhân nhờ ông cứu chữa. Phòng thí nghiệm của ông trở thành viện Pa-xtơ – viện chống bệnh dại đầu tiên trên thế giới. Tượng đài Lu-i Pa- xtơ ở Viện chống dại mang tên ông.
(Trang 154 Ngữ Văn 5 VNEN tập 1) 4.Kể lại toàn bộ câu chuyện và trả lời câu hỏi:
Câu chuyện muốn nói lên điều gì?
Trả lời
Chú bé Giô-dép bị chó dại cắn được đưa đến nhờ Lu-i Pa-xtơ cứu chữa. Nhìn vẻ đau đớn của em bé và đôi mắt đỏ đọc của người mẹ, lòng Pa-xtơ se lại. Đêm khuya, ông vẫn ngồi trầm ngâm suy nghĩ. Vắc xin chữa bệnh dại ông chế ra có tác dụng ở loài vật nhưng ông chưa thử nghiệm lên người bao giờ. Ông muốn cứu cậu bé nhưng còn lo lắng. Ngày hôm sau Pa-xtơ quyết định tiêm vắc-xin cho cậu bé, đây là loại vắc-xin có độc tính cao. Ông hồi hộp theo dõi. Pa-xtơ thức suốt đêm ròng để quyết định tiêm mũi thứ 10 cho em bé. Sau 7 ngày chờ đợi, Giô-dép vẫn bình yên và khỏe mạnh. Từ thành công vang dội ấy, rất nhiều bệnh nhân nhờ ông cứu chữa. Phòng thí nghiệm của ông trở thành viện Pa-xtơ – viện chống bệnh dại đầu tiên trên thế giới. Tượng đài Lu-i Pa- xtơ ở Viện chống dại mang tên ông.
=>Câu chuyện nói lên sự tận tâm, yêu nghề và coi trọng mạng sống con người của vị lương y Pa -xtơ.
(Trang 154 Ngữ Văn 5 VNEN tập 1) Sưu tầm bài hát về cây lúa, hạt gạo.
Trả lời
Những bài hát về cây lúa, hạt gạo là:
Hát về cây lúa hôm nay
Bài ca cây lúa
Bài ca năm tấn
Mùa xuân làng lúa làng hoa
Hạt gạo làng ta
Tình ta biển bạc đồng xanh
Ngày mùa.....
Xem thêm các bài Soạn Tiếng Việt 5 chương trình VNEN hay khác:
- Bài 14C: Làm biên bản cuộc họp
- Bài 15A: Buôn làng đón cô giáo
- Bài 15B: Những công trình mới
- Bài 15C: Những người lao động
- Bài 16A: Tấm lòng người thầy thuốc
Xem thêm các bài Để học tốt môn Tiếng Việt 5 hay khác:
- Soạn Tiếng Việt lớp 5
- Soạn Tiếng Việt lớp 5 VNEN
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5
- Giải Cùng em học Tiếng Việt lớp 5
- Top 20 Đề thi Tiếng Việt lớp 5 có đáp án
Các chủ đề khác nhiều người xem
- Giải Tiếng Anh lớp 5 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 5 Smart Start
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 5 Family and Friends
- Lớp 5 Kết nối tri thức
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 5 - KNTT
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Toán lớp 5 - KNTT
- Giải Vở bài tập Toán lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Đạo đức lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Khoa học lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Tin học lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật lớp 5 - KNTT
- Lớp 5 Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 5 - CTST
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 - CTST
- Giải sgk Toán lớp 5 - CTST
- Giải Vở bài tập Toán lớp 5 - CTST
- Giải sgk Đạo đức lớp 5 - CTST
- Giải sgk Khoa học lớp 5 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 5 - CTST
- Giải sgk Tin học lớp 5 - CTST
- Giải sgk Công nghệ lớp 5 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc lớp 5 - CTST
- Giải sgk Mĩ thuật lớp 5 - CTST
- Lớp 5 Cánh diều
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 5 - Cánh diều
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Toán lớp 5 - Cánh diều
- Giải Vở bài tập Toán lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Đạo đức lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Mĩ thuật lớp 5 - Cánh diều