Tiếng Việt 5 VNEN Bài 16A: Tấm lòng người thầy thuốc

(Trang 168 Ngữ Văn 5 VNEN tập 1) 1. Quan sát tranh và nói về công việc của người thầy thuốc

a. Mỗi bức tranh vẽ gì?

b. Em thường được bác sĩ chăm sóc khi nào?

c. Cảm xúc của em khi nhận được sự chăm sóc ấy?

Trả lời:

a. Nội dung của mỗi bức tranh:

      • Tranh 1: Bác sĩ đang khám bệnh cho em bé

      • Tranh 2: Bác sĩ đến tận làng bản để thăm hỏi và khám bệnh cho người dân.

      • Tranh 3: Bác sĩ khám răng cho em bé

      • Tranh 4: Người thầy thuốc phun thuốc trừ muỗi, sâu bọ

b. Em thường được bác sĩ chăm sóc khi em bị ốm, đau bụng, đau răng, sốt,…

c. Khi được bác sĩ chăm sóc em cảm thấy rất vui và biết ơn bởi nhờ có bác sĩ mà em nhanh chóng khỏe lại.

(Trang 170 Ngữ Văn 5 VNEN tập 1) 2-3-4: Đọc, giải nghĩa và luyện đọc bài: "Thầy thuốc như mẹ hiền".

(Trang 170 Ngữ Văn 5 VNEN tập 1) 5. Thảo luận, trả lời câu hỏi:

(Trang 170 Ngữ Văn 5 VNEN tập 1) (1) Tìm những chi tiết nói lên lòng nhân ái cùa Lãn Ông trong việc chữa bệnh cho con người thuyền chài.

(Trang 170 Ngữ Văn 5 VNEN tập 1) (2) Điều gì thể hiện lòng nhân ái của Lãn ông trong việc chữa bệnh cho người phụ nữ?

(Trang 170 Ngữ Văn 5 VNEN tập 1) (3) Vì sao có thể nói Lãn ông là người không màng danh lợi?

(Trang 170 Ngữ Văn 5 VNEN tập 1) (4) Em hiểu hai câu thơ cuối bài như thế nào?

Chọn ý đúng để trả lời:

a. Công danh đã bị trôi di theo nước.

b. Công danh chẳng đáng coi trọng, lòng nhân nghĩa mới đáng quý.

c. Công danh rồi sẽ mất, lòng nhân nghĩa sẽ còn mãi mãi.

Trả lời:

1. Lãn Ông nghe tin con nhỏ của người thuyền chài bị bệnh đậu nặng, tự tìm đến thăm, chữa bệnh cho nó cả một tháng trời Chữa bệnh xong, ông không lấy tiền mà còn cho họ thêm gạo, củi.

2. Lãn Ông day dứt, tự buộc tội mình về cái chết của người bệnh mà không phải do ông gây ra. Người phụ nữ chết không phải do ông nhưng ông tự buộc tội mình "như mắc phải tội giết người" và ông vô cùng ân hận. Điều đó chứng tỏ ông là một thầy thuốc có lương tâm và trách nhiệm.

3. Lãn Ông là một người không màng danh lợi được thể hiện qua chi tiết: Ông được tiến cử vào chức ngự y nhưng đã khéo từ chối.

4. Em hiểu hai câu thơ cuối bài là:

Đáp án: c. Công danh rồi sẽ mất, lòng nhân nghĩa sẽ còn mãi mãi.

(Trang 170 Ngữ Văn 5 VNEN tập 1) 1. Nghe thầy cô đọc và viết vào vở hai khô thơ đầu bài về ngôi nhà đang xây.

Trả lời

Chiều em đi học

Chúng em qua ngôi nhà xây dở

Giàn giáo tựa cái lồng che chở

Trụ bê tông nhú lên như một mầm cây

Bác thợ nề ra về còn huơ huơ cái bay:

Tạm biệt !


Ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc

Thở ra mùi vôi vữa nồng hăng

Ngôi nhà giống bài thơ sắp làm xong

Là bức tranh còn nguyên màu vôi, gạch.

Bầy chim đi ăn về

Rót vào ô cửa chưa sơn vài nốt nhạc.

Nắng đứng ngủ quên

Trên những bức tường

Làn gió nào về mang hương

Ủ đầy những rãnh tường chưa trát vữa

Bao ngôi nhà đã hoàn thành

Điều qua những ngày xây dở.


Ngôi nhà như trẻ nhỏ

Lớn lên với trời xanh…

(Trang 170 Ngữ Văn 5 VNEN tập 1) 2. Thi tìm và viết vào phiếu học tập từ ngữ chứa các tiếng trong bảng sau:

a.

Tiếng Từ ngữ Tiếng Từ ngữ
Rẻ Rẻ quạt rây Rây bột
Dẻ Hạt rẻ dây Chăng dây
Giẻ Giẻ lau giây Giây phút

b.

Tiếng Từ ngữ Tiếng Từ ngữ Tiếng Từ ngữ
vàng Sao vàng vào Ra vào Vỗ Vỗ về
dàng Dịu dàng dào Dồi dào Dỗ Dỗ dành

c.

Tiếng Từ ngữ Tiếng Từ ngữ
chiêm Lúa chiêm liêm Liêm khiết
chim Chim sẻ lim Gỗ lim
Diếp Diếp cá Kiếp Kiếp người
díp Díp mắt kíp Kíp nổ

Trả lời

a.

Tiếng Từ ngữ Tiếng Từ ngữ
Rẻ Rẻ quạt, rẻ rúm, giá rẻ rây Rây bột, mưu lây rây
Dẻ Hạt dẻ, mảnh dẻ dây Chăng dây, nhảy dây, dây thừng
Giẻ Giẻ lau, giẻ rách giây Giây phút, giây bẩn

b.

Tiếng Từ ngữ Tiếng Từ ngữ Tiếng Từ ngữ
vàng Sao vàng, thỏi vàng, vàng bạc, vội vàng vào Ra vào, vào việc, vào làm, vào Nam Vỗ Vỗ về, vỗ ngực, sóng vỗ
dàng Dịu dàng, dềnh dàng dào Dồi dào, dạt dào Dỗ Dỗ dành, dụ dỗ, dạy dỗ

c.

Tiếng Từ ngữ Tiếng Từ ngữ
chiêm Lúa chiêm, đồng chiêm, chiêm nghiệm, chiêm bao liêm Liêm khiết, liêm chính, liêm sỉ
chim Chim sẻ, chim chào mào, chim chóc, lồng chim lim Gỗ lim, xà lim, lim dim
Diếp Diếp cá, rau diếp Kiếp Kiếp người, kiếp nạn
díp Díp mắt, díp xe kíp Kíp nổ, ca kíp, kíp người

(Trang 171 Ngữ Văn 5 VNEN tập 1) 3. Chọn tiếng thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh câu chuyện sau, biết rằng chỗ trông (1) chứa tiếng bắt đầu bằng r hoặc gi, chỗ trống (2) chứa tiếng bắt đầu bằng v hoặc d

Thầy quên mặt nhà con (1).....hay sao?

Có anh thợ vẽ truyền thần làm không đủ ăn. Bạn bè đến thăm, anh than thở thì họ bảo:

- Cậu hãy (2).... ngay một bức chân dung hai vợ chồng cậu (1) .... lồng khung kính mà treo. Thiên hạ thấy cậu khéo tay sẽ xô nhau tới, lo gì không khấm khá!

Nghe lời bạn, anh bảo vợ ngồi cho anh truyền thần,(1).... lại họa chính mình ngồi cạnh.(2)... xong, anh ngắm đi ngắm lại, lấy làm đắc ý lắm.

Một hôm, bố vợ tới chơi, thấy bức họa, hỏi:

- Anh(2) ... hình chị nào treo đó?

Anh tả trả lời:

- Chết thật, thầy quên mặt nhà con (1)....hay sao?

Ông bố vợ nói tiếp:

- Thì ra là vợ anh. Thế nó ngồi cạnh người nào mà tướng mạo kì (2) ....vậy?

Trả lời

Thầy quên mặt nhà con rồi hay sao?

Có anh thợ vẽ truyền thần làm không đủ ăn. Bạn bè đến thăm, anh than thở thì họ bảo:

- Cậu hãy vẽ ngay một bức chân dung hai vợ chồng cậu rồi lồng khung kính mà treo. Thiên hạ thấy cậu khéo tay sẽ xô nhau tới, lo gì không khấm khá!

Nghe lời bạn, anh bảo vợ ngồi cho anh truyền thần, rồi lại họa chính mình ngồi cạnh. Vẽ xong, anh ngắm đi ngắm lại, lấy làm đắc ý lắm.

Một hôm, bố vợ tới chơi, thấy bức họa, hỏi:

- Anh vẽ hình chị nào treo đó?

Anh tả trả lời:

- Chết thật, thầy quên mặt nhà con rồi hay sao?

Ông bố vợ nói tiếp:

- Thì ra là vợ anh. Thế nó ngồi cạnh người nào mà tướng mạo kì dị vậy?

(Trang 172 Ngữ Văn 5 VNEN tập 1) 4. Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong phiếu học tập:

Từ ngữ đồng nghĩa trái nghĩa
nhân hậu ..... .....
trung thực ..... .....
dũng cảm ..... .....
cần cù ..... .....

Trả lời:

Từ ngữ đồng nghĩa trái nghĩa
nhân hậu Phúc hậu, hiền hậu Nhẫn tâm, tàn bạo, độc ác
trung thực Chân thật, thật thà Gian dối, dối trá, lừa lọc
dũng cảm Gan dạ, anh dũng, hiên ngang Nhút nhát, hèn nhát, run sợ, e sợ
cần cù Chăm chỉ, chăm làm, siêng năng, chịu khó, cần mẫn Lường biếng, ham chơi, lười nhác

(Trang 172 Ngữ Văn 5 VNEN tập 1) 5. Nhận xét về việc sử dụng từ ngữ để thể hiện tích cách nhân vật.

a. Đọc bài văn “Cô Chấm” (SGK trang 172).

b. Cô Chấm trong bài là người có tính cách như thế nào?

c. Ghi những chi tiết và từ ngữ minh hoạ cho nhận xét của em vào phiếu bài tập theo mẫu:

Tính cách Chi tiết, từ ngữ minh họa
M. trung thực, thẳng thắn đôi mắt dám nhìn thẳng, nghĩ thế nào dám nói thế
....... .......

Trả lời:

Tính cách Chi tiết, từ ngữ minh họa
M: (đoạn 1) Trung thực, thẳng thắn đôi mắt dám nhìn thẳng, nghĩ thế nào dám nói thế, dám nói thẳng khi bình điểm, trong bụng không có gì độc địa.
Chăm chỉ, cần cù lao động để sống, hay làm, không làm thì tay chân bứt rứt, ra đồng từ sớm mồng hai Tết.
Giản dị, chân chất không đua đòi may mặc, mùa nào cũng mặc áo cánh nâu, mộc mạc như hòn đất
Giàu tình cảm, dễ xúc động hay nghĩ ngợi, dễ cảm thương, khóc gần suốt buổi trong phim có cảnh ngộ đáng thương, nằm mơ, khóc mất bao nhiêu nước mắt

(Trang 173 Ngữ Văn 5 VNEN tập 1) Tìm hiểu những tấm gương người thầy thuốc tận tâm với người bệnh

Trả lời

1.Bác sĩ Nguyễn Quang Bộ - Giám đốc bệnh viện Đa khoa Đakrông- người đã có hơn 30 năm công tác trong nghề y tại huyện miền núi nghèo Đakrông của vùng đất lửa Quảng Trị, bằng sự tận tâm và năng lực, ông cùng các đồng nghiệp đã mang đến “cơ hội” sống cho rất nhiều bệnh nhân.

2. Thiên tài y học Tôn Thất Tùng, ông từng thực hiện ca mổ tim hở với máy tim phổi thành công đầu tiên ở Việt Nam. Đó là năm 1965. Bác Hồ đã đích thân đến bệnh viện chúc mừng. GS. John Gibbon - người đầu tiên nghiên cứu thành công máy tim phổi vào năm 1953 tại BV Massachusetts cũng đã viết thư chúc mừng trong sự ngạc nhiên và khâm phục.

   

Xem thêm các bài Soạn Tiếng Việt 5 chương trình VNEN hay khác:

Xem thêm các bài Để học tốt môn Tiếng Việt 5 hay khác:

Các chủ đề khác nhiều người xem


Giải bài tập lớp 5 sách mới các môn học