Tiếng Việt 4 VNEN Bài 27C: Nói điều em mong muốn

1 (Trang 103 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Chơi trò chơi "đoán tên cây":

Bạn đoán tên cây được gọi lên bảng, đứng quay lưng lại, không nhìn thấy bức ảnh cây được thầy cô giáo giơ lên cho cả lớp xem. Bạn đoán cây được quyền đặt 3 câu hỏi có hoặc không về cây. Cả lớp trả lời câu hỏi (đúng hoặc sai). Sau 3 câu trả lời, bạn giải đố được tên cây thì thắng.

M:

- Cây này có ăn quả được không? (Đúng)

- Quả cây này có vị chua không? (Sai)

- Quả cây này có múi, có xơ không? (Đúng)

Đoán: Cây mít

Tiếng Việt 4 VNEN Bài 27C: Nói điều em mong muốn | Soạn Tiếng Việt lớp 4 VNEN hay nhất

Tiếng Việt 4 VNEN Bài 27C: Nói điều em mong muốn | Soạn Tiếng Việt lớp 4 VNEN hay nhất

Tiếng Việt 4 VNEN Bài 27C: Nói điều em mong muốn | Soạn Tiếng Việt lớp 4 VNEN hay nhất

Gợi ý trả lời:

- Cây này có quả ăn được phải không? (Đúng)

- Cây có cho bóng mát phải không? (Đúng)

- Quả cây này ăn có vị ngọt, có khi hơi chát phải không? (Sai)

Đoán: Cây bàng

- Cây này có quả ăn được phải không? (Sai)

- Cây này cho bóng mát có hoa phải không? (Đúng)

- Hoa có màu đỏ rực rỡ, nở vào mùa hè phải không? (Đúng)

Đoán: Cây phượng

- Cây này có quả ăn được phải không? (Sai)

- Cây này là cây có hoa, thân có gai phải không? (Đúng)

- Hoa nó màu đỏ, có mùi rất thơm đúng không? (Đúng)

Đoán: Hoa hồng đỏ

- Cây này có quả ăn được phải không? (Đúng)

- Cây này có vị ngọt phải không? (Sai)

- Cây này có quả nhỏ, có màu xanh phải không (Đúng)

Đoán: Cây chanh

2 (Trang 104 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Tìm hiểu về cách đặt câu khiến:

1) Đọc và nhận xét về cách chuyển câu kể thành câu khiến dưới đây.

Câu kể:

Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương.

Câu khiến:

a)

Nhà vua hãy, / đừng, / chớ, / nên, / phải... hoàn gươm lại cho Long Vương!

b)

Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương đi, / thôi, / nào, nhé,...

c)

Đề nghị / xin, / mong,... nhà vua hoàn kiếm lại cho Long Vương

d)

Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương!

2) Có những cách nào để đặt câu khiến?

Gợi ý trả lời:

1) Nhận xét:

- Câu a: thêm hãy, đừng, chớ, nên, phải,... vào trước động từ và cuối câu có dấu chấm than.

- Câu b: thêm đi, thôi, nào, nhé,... vào cuối câu và có dấu chấm cuối câu.

- Câu c: thêm đề nghị, xin, mong,... vào đầu câu và có dấu chấm cuối câu.

- Câu d: giữ nguyên câu và đôi dấu chấm bằng dấu chấm than.

2) Những cách để đặt câu khiến:

- Thêm hãy, đừng, chớ, nên, phải,... vào trước động từ.

- Thêm lên hoặc đi, thôi, nào,... vào cuối câu.

- Thêm đề nghị hoặc xin, mong,... vào đầu câu.

- Dùng ngữ điệu và dấu câu phù hợp với câu cầu khiến.

1 (Trang 104 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Chuyển những câu kể sau thành câu khiến:

Câu kể Câu khiến
Nam đi học. ...
Thanh đi lao động. ...
Ngân chăm chỉ. ...
Giang phấn đấu học giỏi. ...

Gợi ý trả lời:

Câu kể Câu khiến
Nam đi học. Nam hãy đi học đi.
Thanh đi lao động. Thanh đi lao động thôi.
Ngân chăm chỉ. Ngân phải chăm chỉ.
Giang phấn đấu học giỏi. Giang phải phấn đấu học giỏi.

2 (Trang 105 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Đặt câu khiến phù hợp với tình huống sau:

a. Vào giờ kiểm tra, chẳng may bút của em bị hỏng. Em biết bạn em có hai cái bút. Hãy nói với bạn một câu đê mượn bút.
b. Em gọi điện thoại cho bạn, gặp người ở đầu dây bên kia là bố của bạn. Hãy nói một câu với bác ấy để bác chuyển máy cho em nói chuyện với bạn.
c. Em đang tìm nhà bạn thì gặp một chú từ nhà gần đấy bước ra. Hãy nói một câu nhờ chú chỉ đường.

Gợi ý trả lời:

Đặt câu khiến phù hợp:

Câu kể Câu khiến
a. Vào giờ kiểm tra, chẳng may bút của em bị hỏng. Em biết bạn em có hai cái bút. Hãy nói với bạn một câu đê mượn bút. Bạn hãy cho mình mượn một chiếc bút nhé!
b. Em gọi điện thoại cho bạn, gặp người ở đầu dây bên kia là bố của bạn. Hãy nói một câu với bác ấy để bác chuyển máy cho em nói chuyện với bạn. Nhờ cô chuyển máy cho bạn Lan giúp cháu ạ!
c. Em đang tìm nhà bạn thì gặp một chú từ nhà gần đấy bước ra. Hãy nói một câu nhờ chú chỉ đường. Chú làm ơn chỉ giúp cháu nhà bạn Lan ạ.

3 (Trang 105 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Chọn một tình huống đóng vai thực hành sử dụng câu khiến. Lớp bình chọn những cặp đóng vai tốt nhất.

Gợi ý trả lời:

Ví dụ: Tình huống bạn mải chơi không muốn về nhà dù mẹ đang đợi.

(Nhân vật: Mai, Lan)

Tan lớp, Mai và Lan cùng về nhà. Trên đường về nhà, cả hai gặp một cửa hàng khai trương có múa lân nên Mai đứng lại xem.

- Kìa Mai, chúng mình về thôi. Muộn rồi lắm rồi đấy.

- Mình xem một tí thôi, muộn làm sao được.

- Cậu không nhớ hôm nay mẹ cậu dặn cậu phải về sớm vì nhà cậu có việc à. Hôm khác có dịp chúng mình lại xem. Mau đi về nào. Mẹ cậu đang mong.

Trước lời giục giã của Lan, Mai không cố xem nữa mà cùng Lan đi về.

Câu khiến trong tình huống:

- Kìa Mai, chúng mình về thôi.

- Mau về đi nào.

4 (Trang 105 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Đặt câu khiến theo những yêu cầu dưới đây rồi viết vào vở:

a. Câu cầu khiến có hãy ở trước động từ.

b. Câu cầu khiến có đi hoặc nào ở cuối câu.

c. Câu khiến có xin hoặc mong ở đầu câu.

Gợi ý trả lời:

a) Câu cầu khiến có hãy ở trước động từ.

- Cậu hãy về nhà đi.

- Mẹ hãy cho con được thực hiện ước mơ của mình.

b) Câu cầu khiến có đi hoặc nào ở cuối câu.

- Cậu trả bút cho mình ngay đi.

- Mình cùng nhau đi xem phim nào.

c) Câu cầu khiến có đi hoặc nào ở cuối câu.

- Xin cậu đừng từ bỏ việc học của mình.

- Mong bạn hãy cố gắng vươn lên trong cuộc sống.

5 (Trang 105 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1):

a) Nghe thầy cô nhận xét chung về bài văn miêu tả cây cối.

b) Sửa lỗi chung cả lớp: lỗi về bố cục, lỗi về cách dùng từ, đặt câu, lỗi chính tả,...

6 (Trang 105 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Em đọc lại bài của mình và sửa lỗi.

7 (Trang 105 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Em học tập những đoạn văn, bài văn hay.

8 (Trang 105 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Chọn một đoạn trong bài làm văn của em và viết lại cho hay hơn.

Đọc cho người thân nghe bài văn em đã viết lại ở lớp.

Xem thêm các bài Soạn Tiếng Việt 4 chương trình VNEN hay khác:

Các chủ đề khác nhiều người xem


Giải bài tập lớp 4 sách mới các môn học