Tiếng Việt 4 VNEN Bài 26B: Thiếu nhi dũng cảm

1 (Trang 89 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1):

a) Nói về một tấm gương thiếu nhi dũng cảm mà em biết:

Tiếng Việt 4 VNEN Bài 26B: Thiếu nhi dũng cảm | Soạn Tiếng Việt lớp 4 VNEN hay nhất

b) Quan sát bức tranh trong bài Gra-vốt ngoài chiến lũy và nói xem bạn nhỏ đang làm gì?

Gợi ý trả lời:

a) Tấm gương thiếu nhi dũng cảm mà em biết:

- Anh hùng thiếu niên Lê Văn Tám đã làm ngọn đuốc sống phá hủy kho xăng của giặc.

- Anh Kim Đồng dũng cảm vượt bom đạn đi liên lạc.

- Lượm, anh liên lạc tuổi nhỏ, hồn nhiên nhưng gam dạ.

- Anh Nguyễn Bá Ngọc lấy thân mình che chắn bom đạn cho các em nhỏ được an toàn.

b. Bạn nhỏ đang nhặt những bao đạn cho nghĩa quân trong khi chiến trận đang diễn ra ác liệt. Giữa làm khói của bom đạn, thuốc súng, bạn nhỏ vẫn nở nụ cười rạng rỡ vì lượm được nhiều bao đạn cho nghĩa quân.

2 (Trang 89 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài sau: “Ga-vrốt ngoài chiến lũy”

Tiếng Việt 4 VNEN Bài 26B: Thiếu nhi dũng cảm | Soạn Tiếng Việt lớp 4 VNEN hay nhất

3 (Trang 90 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Chọn lời giải nghĩa ở cột B cho phù hợp với mỗi từ ngữ ở cột A:

Tiếng Việt 4 VNEN Bài 26B: Thiếu nhi dũng cảm | Soạn Tiếng Việt lớp 4 VNEN hay nhất

Gợi ý trả lời:

a - 3, b - 1, c - 4, d - 2.

4 (Trang 90 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Cùng luyện đọc.

5 (Trang 90 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Thảo luận, trả lời câu hỏi.

1) Ga-vrốt lại ra ngoài chiến lũy để làm gì?

2) Những chi tiết nào thể hiện lòng dũng cảm của Ga-vrốt?

3) Vì sao tác giả nói Ga-vrốt là một thiên thần?

a. Vì chú bé rất dũng cảm, không sợ chết.

b. Vì chú nhặt được rất nhiều đạn cho vào giỏ.

c. Vì chú bé có vẻ đẹp ẩn hiện và có sức mạnh khác thường.

d. Vì nghĩa quân thán phục chú bé tài giỏi.

4) Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Ga-vrốt. Viết câu trả lời vào vở và đọc trong nhóm.

Gợi ý trả lời:

1) Khi Ga-vrốt nghe thấy Ăng-giôn-ra nói chỉ còn mười phút nữa thì chiến lũy không còn quá mười viên đạn. Ga-vrốt liền ra ngoài chiến lũy, nơi mua bom đạn lạc để nhặt đạn của bọn lính đã chết đưa vào cho nghĩa quân.

2) Những chi tiết thể hiện lòng dũng cảm của Ga-vrốt:

- Bóng cậu thấp thoáng dưới làn mưa đạn, dốc vào miệng giỏ những chiếc bao đầy đạn của bọn lính chết ngoài chiến lũy.

- Được giục quay vào chiến lũy nhưng Ga-vrốt vẫn nán lại để nhặt đạn.

- Ga-vrốt phốc ra, lui, tới, cậu chơi trò ú tim với cái chết.

3) Vì sao tác giả nói Ga-vrốt là một thiên thần: Vì chú bé rất dũng cảm, không sợ chết.

Đáp án: a

4) Cảm nghĩ của em về nhân vật Ga-vrốt:

Ga-vrốt là một thiếu niên dũng cảm, không sợ nguy hiểm, ngay cả khi cái chết đứng sát cạnh mình vẫn tình nguyện lượm đạn về tiếp thêm cho nghĩa quân. Em rất khâm phục lòng dũng cảm của Ga-vrốt.

6 (Trang 91 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Thi đọc đoạn 3.

1 (Trang 91 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Có thể dùng các câu văn sau để kết bài không? Vì sao?

a. Rồi đây, đến ngày mai xa mái trường thân yêu, em sẽ mang theo nhiều kỉ niệm của thời thơ ấu bên gốc bàng thân thuộc của em. (Đề bài: Tả cây bàng ở sân trường em)

Tiếng Việt 4 VNEN Bài 26B: Thiếu nhi dũng cảm | Soạn Tiếng Việt lớp 4 VNEN hay nhất

b. Em rất thích cây phượng này vì cây phượng chẳng những cho chúng em bóng mát để vui chơi mà còn làm tăng vẻ đẹp của trường em. (Đề bài: Tả cây phượng ở sân trường em)

Tiếng Việt 4 VNEN Bài 26B: Thiếu nhi dũng cảm | Soạn Tiếng Việt lớp 4 VNEN hay nhất

Gợi ý trả lời:

- Có thể dùng các câu ở đoạn a để kết bài, vì kết bài ở đoạn văn a, nói lên được tình cảm của người tả đối với cây.

Đây là kết bài không mở rộng.

- Có thể dùng các câu trong đoạn văn b để kết bài, vì kết bài ở đoạn văn b, nêu được ích lợi của cây và tình cảm của người tả đối với cây.

Đây là kết bài mở rộng.

2 (Trang 91 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Quan sát một cây mà em yêu thích và trả lời câu hỏi:

- Cây đó là cây gì?

- Cây đó có ích lợi gì?

- Em yêu thích, gắn bó với cây đó như thế nào? Em có cảm nghĩ gì về cây gì đó?

Gợi ý trả lời:

Ví dụ: Cây phượng.

a. Cây được em quan sát là cây phượng trong sân trường em.

b. Lợi ích:

- Cây mang lại bóng mát cho chúng em vào những trưa hè oi ả.

- Những cành hoa phượng nở đỏ rực tô điểm cho cảnh quan của ngôi trường.

c. Cây phượng đã gắn bó cùng em trong suốt 4 năm học qua. Chúng em thường ngồi dưới gốc cây ôn lại bài học, cùng kể chuyện cho nhau nghe. Cũng có khi là dưới tán cây phượng xanh mát đó, chúng em cùng nhau chơi những trò chơi tuổi học trò. Cây phượng chính là người bạn thân thiết với mỗi học sinh chúng em.

3 (Trang 91 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Dựa vào các câu trả lời trên, hãy viết một kết bài mở rộng cho bài văn.

Gợi ý trả lời:

      Em không biết cây phượng đã có từ bao giờ nhưng em tin rằng, khi nào tán cây còn xanh mát thì chắc chắn cây sẽ vẫn là bóng mát che chở cho học sinh chúng em. Chúng em sẽ cùng nhau chăm sóc cây thật tốt để cây phượng mãi xanh lá, nở những cành hoa đỏ rực rỡ tô điểm cho mái trường thân yêu.

4 (Trang 91 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Tìm các câu chuyện nói về lòng dũng cảm.

a) Em tìm câu chuyện trong sách Hướng dẫn học Tiếng Việt: bài thơ Lượm của Tố Hữu, Ở lại với chiến khu, Một người chính trực, Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca, Thắng biển.

b) Tìm các câu chuyện tương tự trong sách báo.

5 (Trang 92 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Kể lại một câu chuyện mà em thích.

Gợi ý:

a) Em có thể kể lại một câu chuyện mà em đã được đọc ở hoạt động 4 theo trình tự sau:

- Giới thiệu câu chuyện.

- Kể diễn biến của câu chuyện. (Câu chuyện mở đầu như thế nào? Các sự việc tiếp theo là gì? Kết thúc câu chuyện ra sao? Nhấn mạnh vào hành động anh hùng, dũng cảm của nhân vật.)

b) Trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện: Câu chuyện khuyên em điều gì?

c) Nhận xét bạn kể:

- Bạn có chọn đúng chuyện không?

- Bạn có kể rõ các phần của chuyện không?

- Lời kể của bạn có rõ ràng, dễ hiểu không?

- Bạn có biết kết hợp lời kể với cử chỉ, điệu bộ,... không?

Gợi ý trả lời:

a) Kể lại câu chuyện theo đúng yêu cầu:

      Lòng dũng cảm luôn hiện hữu ở cuộc sống xung quanh chúng ta. Lòng dũng cảm giúp chúng ta tăng thêm sức mạnh cho ý chí, cố gắng vượt khó, vươn lên trong cuộc sống. Câu chuyện về lòng dũng cảm em kể sau đây có tên “Thắng biển”. Đó là chuyện kể về lòng dũng cảm, sức mạnh và chiến thắng của con người trước cơn bão biển. Bây giờ em xin kể lại.

      Đài báo có bão từ mấy hôm trước. Nghe tin cơn bão sắp ập về, mọi người trong làng chẳng ai bảo ai đều cùng nhau hợp sức chống bão. Thanh niên trai gái trẻ khỏe thì ra giữ đê ngăn nước tràn vào làng. Người lớn tuổi với trẻ nhỏ thì ở lại trong làng để giữ nhà cửa.

      Ngoài biển, gió bắt đầu mạnh, nước biển càng dữ. Biển cả muốn nuốt tươi con đê mỏng manh. Tưởng chừng như con đê ấy sẽ chẳng thể nào chống đỡ nổi sức mạnh tàn phá của thiên nhiên.

      Thế nhưng trước tình thế nguy cấp đó, hơn hai chục thanh niên mỗi người vác một vác củi vẹt, nhảy xuống dòng nước đang cuốn dữ. Họ khoác vai nhau thành sợi dây dài, lấy thân mình ngăn dòng nước mặn. Nước quật vào mặt, họ ngụp xuống trồi lên, nhưng những bàn tay khoác vai nhau vẫn cứng như sắt, thân hình họ cột chặt những cột tre đóng chắc. Cho dù có bất cứ chuyện gì xảy ra, họ cũng quyết không rời tay nhau ra.

      Cuối cùng thì sức mạnh của tất cả mọi người đã cứu được quãng đê sống lại. Câu chuyện khiến cho con cảm thấy vô cùng khâm phục sự tài trí cũng như lòng dũng cảm, tình đoàn kết của mọi người trước thiên tai.

b) Ý nghĩa câu chuyện:

      Sự đoàn kết cùng với lòng dũng cảm sẽ giúp con người đủ sức mạnh để đứng vững trước thiên tai, bão tố. Chúng em trong học tập, trong cuộc sống cũng cần sự đoàn kết, lòng dũng cảm để hoàn thành tốt nhiệm vụ, công việc của mình.

6 (Trang 92 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Thi kể chuyện trước lớp.

Câu hỏi (Trang 92 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1):

Kể cho người thân nghe câu chuyện về lòng dũng cảm em đã kể ở lớp. Trao đổi với người thân về ý nghĩa câu chuyện.

Gợi ý:

- Em kể lại câu chuyện “Thắng biển” trên lớp.

- Ý nghĩa câu chuyện: Sự đoàn kết cùng với lòng dũng cảm sẽ giúp con người đủ sức mạnh để đứng vững trước thiên tai, bão tố.

Xem thêm các bài Soạn Tiếng Việt 4 chương trình VNEN hay khác:

Các chủ đề khác nhiều người xem


Giải bài tập lớp 4 sách mới các môn học