Soạn bài Viết bài tập làm văn số 3 - Văn tự sự ngắn nhất năm 2021

Dàn ý (mẫu 1)

a.Mở bài:

Giới thiệu về lần em trót xem nhật kí của bạn. Lỗi lầm đó khiến em có cảm xúc thế nào trong hiện tại.

b.Thân bài:

1. Hoàn cảnh nhìn thấy quyển nhật kí: ở lớp, ở nhà,...em vô tình thấy cuốn nhật ký của bạn.

2. Cách ứng xử của em trước khi nhìn thấy cuốn nhật kí của bạn:

- Đấu tranh nội tâm, có nên xem hay không nhưng không kiềm chế được sự tò mò.

- Kể diễn biến sự việc:

   + Đọc được gì trong đó? (Ngày…tháng…năm), (kể đan xen với miêu tả nội tâm bằng ngôn ngữ độc thoại).

   + Tâm trạng của em khi đọc nhật kí: hiểu bạn hơn, vỡ lẽ ra được nhiều chuyện, xấu hổ, thầm xin lỗi bạn.

3. Thái độ của bạn em trước hành động của em:

- Bạn em vô cùng tức giận.

- Em xin lỗi và cảm thấy xấu hổ.

4. Kết thúc câu chuyện:

- Em cảm thấy rất có lỗi vì đã xâm phạm quyền riêng tư của bạn.

- Bạn đã tha lỗi cho em và chúng em lại thân nhau như xưa.

c. Kết bài:

- Rút ra bài học cho mình: không bao giờ xâm phạm tới bí mật riêng tư của người khác

Dàn ý (mẫu 2)

I. Mở bài: giới thiệu một lần trót xem nhật kí của bạn

II. Thân bài: kể một lần trot xem nhật kí của bạn

1. Hoàn cảnh nhìn thấy quyển nhật kí:

- Em có một người bạn chơi rất thân

- Khi em qua nhà bạn nhưng bạn không có nhà. Mẹ bạn bảo em lên phòng bạn chờ

- Em vô tình nhìn thấy cuốn nhật kí của bạn

2. Thái độ của em khi nhìn thấy cuốn nhật kí của bạn:

- Khi nhìn thấy cuốn nhật kí của bạn em rất lưỡng lự

- Vì tò mờ cuối cùng em quyết định xem

- Trạng thái em thay đổi đọc từng trang nhật kí của bạn

- Khi bạn trở về bạn nhìn thấy em đang đọc trộm nhật kí của bạn

3, Kết thúc câu chuyện:

- Bạn vô cùng tức giận khi nhìn thấy điều ấy

- Em xin lỗi bạn tha thiết mong bạn tha lỗi cho minh

- Bạn đã tha lỗi cho em và chúng em trở nên hòa lại như xưa

III. Kết bài: cảm nghĩ của chuyện đã qua

- Em tự hứa với bạn thân mình là không xâm phạm bất kì quyền riêng tư nào của ai

- Em sẽ luôn giữ gìn tình bạn đẹp này

II. Bài văn mẫu

Dàn ý (mẫu 1)

a. Mở bài:

1. Giới thiệu tình huống gặp gỡ (thời gian, không gian, địa điểm, nhân vật).

- Có thể là: Nhân ngày 22- 12, trường em tổ chức kỷ niệm ngày Thành lập Quân đội nhân dân (ngày Quốc phòng toàn dân) có mời đoàn cựu chiến binh đến thăm trường. Em được nghe người chiến sĩ lái xe Trường Sơn trong đoàn đại biểu đó kể chuyện.

- Đêm thơ Phạm Tiến Duật được tổ chức tại nhà văn hoá mà em đến tham gia, tình cờ em gặp một vị khách mời, người đó chính là anh lính lái xe Trường Sơn năm xưa trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính.

b.Thân bài:

Luận điểm 1: Khắc hoạ hình ảnh người chiến sĩ lái xe sau nhiều năm khi chiến tranh kết thúc.

- Giọng nói: khoẻ vang.

- Tiếng cười: sảng khoái.

- Khuôn mặt: thể hiện vẻ già dặn - từng trải nhưng vẫ có nét hóm hỉnh, yêu đời.

- Trang phục: bộ quân phục mới, trang trọng, oai nghiêm, đĩnh đạc.

- Luận điểm 2: cuộc trò chuyện với người chiến sĩ.

Người lính Trường Sơn kể lại cuộc sống chiến đấu những năm đánh Mỹ gian khổ ác liệt…

“Trên tuyến đường Trường Sơn, giặc Mỹ đánh phá vô cùng khốc liệt, bom Mỹ cùng với những cung đường - đốt cháy những cánh rừng…

Vậy mà trên những tuyến đường ấy, các đoàn xe vận tải vẫn ngày đêm nối đuôi nhau ra tiền tuyến(cùng sự giúp đỡ của các cô gái thanh niên xung phong).

Điều đáng nhớ là những chiếc xe ở Trường Sơn trong những năm tháng ấy rất đặc biệt vì bom đạn của Mỹ ném như mưa khiến kính xe đều vỡ hết, ngay cả đèn cũng vỡ hết, mui xe cái thì bị bẹp, méo, cái thì bung hẳn ra khỏi xe, thùng xe không cái nào không trầy xước.

Có thể nói những phương tiện của ta lúc đó rất thiếu thốn, thô sơ…Nhưng với lòng yêu nước, chúng ta vẫn chiến đấu với tinh thần nhiệt tình hăng hái.

Chú còn nhớ với những chiếc xe như thế bọn chú lái xe cho xe chạy mà không có vật che chắn nào. Trời! Gió táp vào mặt vào mắt cay xè, bụi thì khỏi phải nói. Bụi Trường Sơn phun tóc trắng xoá như người già, mặt lấm lem. Thế mà vẫn phì phèo hút thuốc không cần rửa mặt, vẫn rất vui, nhìn nhau trông thật ngộ, mỗi khi có dịp dừng chân, ai nấy đều cười.

Những ngày mưa thì khổ hơn nhiều, mưa xối xả ướt áo, những giọt mưa lớn rát mặt, có trải qua chứng kiến chú mới hiểu được thế nào là :

Trường Sơn, đông nắng tây mưa

Ai chưa đến đó như chưa rõ mình.

Mưa thì mặc mưa, anh em lái xe vẫn tiếp tục cầm vô lăng lái hàng trăm cây số nữa, gió lùa quần áo lại khô. Cứ như vậy mà vượt qua ngày tháng khó khăn.

Không có kính cũng thật là thú vị, bởi cả không gian rộng lớn như ùa vào buồng lái nào cánh chim hiếm hoi ở Trường Sơn, sao trời và con đường xa dài thẳng tít tắp như chạy thẳng vào trái tim người chiến sĩ lái xe - tâm hồn người chiến sĩ lúc đó thật sự vui - 1 niềm vui phơi phới của người thanh niên đánh giặc.

Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước

Mà lòng phơi phới dậy tương lai.

Bọn chú, những người chiến sĩ lái xe rất hiểu nhau mỗi khi gặp mặt là tay bắt mặt mừng, bắt tay qua những ô kính vỡ, tiếp cho nhau sức mạnh hơi ấm tình đồng đội- những chiếc xe không kính của người lính đã về đây tụ họp thành “tiểu đội xe không kính”.

Các chú nấu cơm bằng bếp Hoàng Cầm giữa trời, dù chỉ có bữa cơm đạm bạc giữa rừng nhưng chứa đựng trong đó là tình cảm đồng chí, đồng đội keo sơn như tình cảm gia đình. Hành trang nghỉ ngơi quý giá và dã chiến của người lính khi đó là chiếc võng dù mắc tạm bợ, nghỉ ngơi qua loa rồi lại tiếp tục lên đường với những chiếc “xe không kính”.

Tôi ngây thơ hỏi chú:

- Vậy thì làm sao ta có thể thắng Mỹ khi mà ta chỉ có những chiếc xe không kính còn chúng lại có vũ khí hiện đại tối tân?

- Cháu biết không, bởi trên những chiếc xe đó có một trái tim: trái tim người chiến sĩ, trái tim của tuổi trẻ yêu đời đầy sức trẻ, nhiệt tình, sôi nổi lạc quan, yêu nước tha thiết căm thù giặc Mỹ, trái tim của sự chính nghĩa, sức mạnh kỳ diệu tăng lên gấp bội. Cuối cùng ta đã đánh cho Mỹ cút, nguỵ nhào.

Kể đến đây tôi thấy ánh mắt của người lính sáng ngời. Khuôn mặt rạng rỡ, dường như đang sống lại những năm tháng ở chiến trường xưa… Tôi ao ước và khâm phục khi hình dung ra con đường mòn Hồ Chí Minh những năm đánh Mỹ đầy bom rơi đạn nổ, đầy gian khổ thiếu thốn hy sinh mà những người lính lái xe vẫn coi thường nguy hiểm, vẫn dốc lòng dốc sức vì miền Nam ruột thịt, vì sự nghiệp cách mạng.

Nhờ có những người chiến sĩ lái xe, những cô thanh niên xung phong mà chúng ta mới có cuộc sống tươi đẹp hôm nay.

- Từ đó bày tỏ những suy nghĩ về chiến tranh (tàn phá cuộc sống, bất chấp quyền được sống hoà bình của con người…), về quá khứ hào hùng của cha anh là trang sử vàng chói lọi và liên hệ đến bổn phận, nghĩa vụ của bản thân đối với chủ quyền đất nước.

c. Kết bài:

Cuộc chia tay và ấn tượng trong lòng nhân vật tôi về người lính và ước mơ của nhân vật tôi.

Dàn ý (mẫu 2)

1. Mở bài

Giới thiệu nhân vật và tình huống truyện

Em gặp người lính trong hoàn cảnh nào?

2. Thân bài

* Miêu tả chung về ngoại hình

- Miêu tả về hình dáng của những người lính:

- Trang phục của họ như thế nào

- Gương mặt, cử chi ra làm sao?

* Kể lại cuộc trò chuyện

- Người lính lái xe kể về lí do những chiếc xe không có kính

- Cảm giác của người lính trên chiếc xe không kính

- Tình đồng đội:

   + Cùng làm nhiệm vụ chiến đấu,cùng chịu gian nan

   + Chia sẻ thân ái,đoàn kết

- Tinh thần lạc quan của những người lính

3. Kết bài:

- Cảm nhận của em về cuộc trò chuyện ấy

- Mục đích phấn đấu trong tương lai

II. Bài văn mẫu

Dàn ý (mẫu 1)

a.Mở bài:

Không khí tưng bừng đón chào ngày 20 – 11 làm bạn bâng khuâng, xao xuyến khi nghĩ về thầy cô giáo và nhớ lại những kỉ niệm vui buồn cùng thầy cô, trong đó có một kỉ niệm không thể nào quên.

b.Thân bài:

– Giới thiệu về kỉ niệm (câu chuyện): Đó là kỉ niệm gì, buồn hay vui, xảy ra trong hoàn cảnh nào, thời gian nào?…

– Kể lại hoàn cảnh, tình huống diễn ra câu chuyện (kết hợp nghị luận và miêu tả nội tâm):

   + Kỉ niệm đó liên quan đến thầy(cô) giáo nào? Dạy môn học gì?

   + Đó là người thầy (cô) như thế nào?

   + Diện mạo, tính tình, công việc hằng ngày của thầy (cô).

   + Tình cảm, thái độ của học sinh đối với thầy cô.

– Diễn biến của câu chuyện:

   + Câu chuyện khởi đầu rồi diễn biến như thế nào? Đâu là đỉnh điểm của câu chuyện?…

   + Tình cảm, thái độ, cách ứng xử của thầy (cô) và những người trong cuộc, người chứng kiến sự việc.

– Câu chuyện kết thúc như thế nào? Suy nghĩ sau câu chuyện: lòng biết ơn, kính trọng, yêu mến của bản thân đối với thầy (cô).

c. Kết bài:

Suy nghĩ và cảm xúc của em về câu chuyện đó.

Dàn ý (mẫu 2)

1. Mở bài:

- Giới thiệu về không khí tưng bừng chào đón ngày 20-11 khiến mình nhớ đến thầy cô giáo cũ

2. Thân bài:

- Giới thiệu về kỉ niệm không thể nào quên của mình về thầy cô giáo cũ

- Kể lại hoàn cảnh diễn ra câu chuyện đó

   + Kỉ niệm đó liên quan đến thầy(cô) giáo nào?

   + Đó là người thầy (cô) như thế nào?

   + Diện mạo, tính tình, công việc hằng ngày của thầy (cô).

   + Tình cảm, thái độ của học sinh đối với thầy cô.

- Diễn biến của câu chuyện

- Kết thúc câu chuyện đã để lại cho mình những ấn tượng gì? Làm thay đổi cuộc đời mình ra sao?

3. Kết bài:

Nêu cảm nghĩ của mình về thầy cô giáo và kỉ niệm cũ đó

II. Bài văn mẫu

Dàn ý (mẫu 1)

a. Mở bài:

Giới thiệu cuộc gặp gỡ với các anh bộ đội nhân Ngày thành lập Quân đội.

b.Thân bài:

- Trên đường đi mọi người háo hức, phấn chấn mong muốn được gặp các chú bộ đội.

- Khi gặp gỡ, sau màn chào hỏi, mọi người cùng đi thăm quan phòng sinh hoạt truyền thống, nơi tập luyện, phòng ăn tập thể… của đơn vị.

- Trên hội trường diễn ra cuộc gặp gỡ, giao lưu nghe các anh, các chú nói chuyện:

    + Giới thiệu người giao lưu

    + Nội dung câu chuyện, kể về việc gì, kể về ai, diễn ra ở đâu, trong hoàn cảnh như thế nào?

    + Các tiết mục văn nghệ hào hùng, sôi nổi.

    + Các anh nói về chuyện chiến đấu trong lịch sử, về truyền thống của quân đội…

- Thay mặt các bạn em phát biểu những suy nghĩ của thế hệ mình về thế hệ cha anh dã chiến đấu, hi sinh để bảo vệ Tổ quốc.

    + Phát biểu tình cảm: tự hào, biết ơn, xúc động, trân trọng, ca ngợi,...

    + Lời hứa: phấn đấu học tập, rèn luyện tốt, xứng đáng với thế hệ cha anh

c. Kết bài:

Thông qua cuộc gặp gỡ để lại cho em những cảm xúc gì.

Dàn ý (mẫu 2)

1. Mở bài

Giới thiệu thời gian địa điểm nơi diễn ra cuộc gặp gỡ

2. Thân bài:

a. Khắc họa hình ảnh các anh bộ đội cụ Hồ.

- Hình dáng to khỏe, vạm vỡ

- Khuôn mặt rắn rỏi, cứng cáp

- Hành động dứt khoát, nghiêm chỉnh

b. Nêu suy nghĩ, tình cảm thái độ của mình đối với các anh bộ đội

- Thán phục trước sự gan dạ, dũng cảm và tấm lòng cao cả của các anh

- Cảm ơn các thế hệ cha anh đi trước đã đứng lên để bảo vệ nền độc lập dân tộc, đem lại hòa bình, ấm no và hạnh phúc cho thế hệ mai sau

- Chính nhờ sự hi sinh của các anh nên chúng em mới được học hành, được sống trong một đất nước hòa bình

- Lời hứa và cam đoan với các anh sẽ xây dựng đất nước phát triển và sẵn sàng đứng lên bảo vệ tổ quốc khi cần

- Thế hệ trẻ hôm nay thành thật biết ơn thế hệ cha anh đi trước

3. Kết luận:

Cuộc chia tay và ấn tượng trong lòng nhân vật tôi về người lính và ước mơ của nhân vật tôi

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 ngắn nhất năm 2021 hay khác: