Soạn bài Tiếng nói của văn nghệ ngắn nhất năm 2021

Câu 1 (trang 17 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

Bài viết có bố cục khá chặt chẽ với hệ thống luận điểm mạch lạc:

- Văn nghệ không chỉ phản ánh thực tại khách quan mà còn là nhận thức mới mẻ, là tư tưởng, tình cảm của cá nhân nghệ sĩ.

-Tiếng nói của văn nghệ cần thiết với cuộc sống con người, nhất là trong hoàn cảnh những năm đầu kháng chiến.

- Văn nghệ có khả năng cảm hoá, có sức lôi cuốn kỳ diệu.

Câu 2 (trang 17 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

Nội dung chủ yếu của văn nghệ biểu hiện qua các đặc điểm:

- Tác phẩm nghệ thuật được xây dựng từ những vật liệu mượn ở thực tại - không đơn thuần là ghi chép, sao chép thực tại ấy một cách máy móc mà thông qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ (đó là cái nhìn, quan niệm tác giả, lời nhắn nhủ riêng tư…).

- Tập trung khám phá chiều sâu cuộc sống trong các quan hệ về tính cách, số phận.

- Khiến ta rung động trước vẻ đẹp của cuộc sống, làm thay đổi tư tưởng, tình cảm, lối sống, quan điểm.

- Có sức lan tỏa mạnh mẽ.

- Có tính giáo dục, tác động mạnh mẽ đến người đọc.

Câu 3 (trang 17 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

Sự cần thiết của văn nghệ đối với con người:

-Văn nghệ giúp chúng ta sống đầy đủ hơn, phong phú hơn trên phương diện tinh thần.

- Trong những trường hợp con người bị ngăn cách đối với đời sống, văn nghệ là sợi dây liên hệ giữa người đó với thế giới bên ngoài.

- Văn nghệ góp phần làm cho đời sống con người đẹp đẽ hơn, tin yêu cuộc sống hơn, biết rung cảm và mơ ước trước cái đẹp.

Câu 4 (trang 17 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

Con đường văn nghệ đến với người đọc:

- Tình cảm là một yếu tố then chốt của văn nghệ.

- Tư tưởng, nội dung văn nghệ phản ánh đời sống.

Câu 5 (trang 17 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

Đặc sắc nghệ thuật nghị luận của Nguyễn Đình Thi:

- Bố cục chặt chẽ, hợp lí.

- Cách viết giàu hình ảnh, dẫn chứng về thơ văn, đời sống thực tế.

- Giọng văn chân thành, say sưa, đầy cảm hứng dâng trào.

Nêu một tác phẩm văn nghệ ...

Em thích tác phẩm Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng.

- Tác phẩm gây xúc động với em mỗi lần em đọc.

- Tác phẩm thể hiện tình cha con cảm động và thiêng liêng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.

- Em tự rút ra bài học sau khi đọc tác phẩm: yêu gia ba mẹ, trân trọng từng khoảnh khắc với gia đình và tố cáo tội ác của chiến tranh.

Xem thêm các bài soạn Tiếng nói của văn nghệ hay, ngắn khác:

Bài giảng: Tiếng nói của văn nghệ - Cô Nguyễn Ngọc Anh (Giáo viên VietJack)

B. Tác giả

- Tên: Nguyễn Đình Thi (1924-2003)

- Quê quán: Hà Nội 

- Ông là nhà văn, nhà phê bình văn học và là nhạc sĩ Việt Nam thời hiện đại

- Thuộc thế hệ các nghệ sĩ trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp. Ông viết sách khảo triết học, viết văn, làm thơ, soạn kịch, viết lí luận phê bình.

   + Ông được nhà nước phong tặng Giải thương Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.

- Tác phẩm chính: Bên bờ sông Lô, Vào lửa, Mặt trận trên cao…

C. Tác phẩm

- Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Tiểu luận “Tiếng nói của văn nghệ” được Nguyễn Đình Thi viết năm 1948, in trong cuốn “Mấy vấn đề văn học” (xuất bản năm 1956)

- Thể loại: Nghị luận về 1 vấn đề 

- Phương thức biểu đạt: Nghị luận

- Tóm tắt:

Nội dung chủ yếu của văn nghệ là hiện thực mang tính cụ thể sinh động, là đời sống tình cảm con người qua cái nhìn và tình cảm có tính cá nhân của nghệ sĩ.

Tác phẩm nghệ thuật được xây dựng từ những vật liệu mượn ở thực tại - không đơn thuần là ghi chép, sao chép thực tại ấy một cách máy móc mà thông qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ.

Tác phẩm văn nghệ không chỉ là những lời lẽ suông, lý thuyết khô khan cứng nhắc mà nó còn chứa đựng tất cả tâm hồn tình cảm của người sáng tạo ra nó. Những buồn vui, yêu ghét, mộng mơ, những giây phút bồng bột của tuổi trẻ… Tất cả những điều đó mang đến cho người đọc bao rung động, ngỡ ngàng trước những điều tưởng chừng như bình thường quen thuộc.

Tiếng nói văn nghệ rất cần thiết đối với cuộc sống con người, nhất là hình ảnh chiến đấu, sản xuất vô cùng gian khổ của nhân dân ta hiện nay.

Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm. Nó có sức mạnh kì diệu, sức mạnh cảm hoá to lớn.

- Bố cục: 

+ Phần 1: từ đầu bài cho đến “cách sống của tâm hồn”: Nội dung tiếng nói của văn nghệ.

+ Phần 2: Tiếp theo đoạn 1 cho đến cuối bài: Văn nghệ mang lại nhiều giá trị thiết thực trong cuộc sống con người.

-  Giá trị nội dung: Bài tiểu luận bàn về nội dung của văn nghệ và sức mạnh kì diệu của nó đối với đời sống của con người, giúp con người được sống phong phú hơn và tự nhiên hoàn thiện nhân cách tâm hồn mình

-  Giá trị nghệ thuật:  Bố cục chặt chẽ, hợp lí, dẫn dắt tự nhiên. Lối viết giàu hình ảnh, sử dụng nhiều dẫn chứng thơ văn, dẫn chứng thực tế, khẳng định các ý kiến, nhận xét, tăng sức hấp dẫn cho bài viết.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 ngắn nhất năm 2021 hay khác: