5+ Soạn bài Làng (mới)

Làng - lớp 9 Cánh diều




Lưu trữ: Soạn bài Làng (sách Văn 9 cũ)

Câu 1 (trang 174 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

Tình huống truyện: Ông Hai, một người dân làng Dầu rất yêu và tự hào về làng, vì chiến tranh mà phải đi tản cư, ông nghe được tin làng Chợ Dầu theo giặc khiến ông đau xót, tủi hổ.

Câu 2 (trang 174 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

a.Diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật ông Hai từ lúc nghe tin làng mình theo giặc đến kết thúc truyện:

- Khi nghe tin làng chợ Dầu theo Tây, ông sững sờ, “cổ ông lão nghẹn ắng lại”, “ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được”.

   + Trên đường về nhà, ông thấy xấu hổ, nhục nhã nên “cúi gằm mặt xuống mà đi”.

   + Về đến nhà, ông chưa tin nhưng rồi cay đắng nhận ra “ai người ta hơi đâu bịa tạc” rồi “nước mắt ông lão giàn ra”. Ông thấy khổ tâm, căm giận. Ông cáu gắt với vợ, trằn trọc không ngủ được.

- Suốt mấy ngày sau, ông Hai tủi hổ, không dám ra khỏi nhà. Ông u ám, tuyệt vọng, bế tắc, mau thuẫn nội tâm,...

- Khi nghe tin làng Dầu được cải chính, ông Hai vô cùng sung sướng, ông vui mừng đi chia quà cho lũ trẻ và hả hê khoe với mọi người nhà ông bị Tây đốt.

b. Sở dĩ cái tin làng chợ Dầu theo giặc làm ông Hai khổ tâm là vì ông quá yêu và tự hào về làng mình. Điều đó khiến ông đau khổ, xấu hổ, tuyệt vọng, bế tắc, day dứt.

Câu 3 (trang 174 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

- Ông Hai trò chuyện với đứa con nhỏ thực chất là tự để tâm sự nỗi lòng mình.

- Qua lời trò chuyện, ta thấy:

   + Ông Hai muốn con ghi nhớ làng chợ Dầu là quê hương.

   + Tình yêu làng của ông Hai vô cùng sâu nặng.

   + Tình yêu đất nước, tấm lòng chung thủy của ông với kháng chiến, với cụ Hồ.

- Tình yêu làng quê hòa quyện với tình yêu đất nước, với kháng chiến, với cụ Hồ.

Câu 4 (trang 174 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

- Nghệ thuật miêu tả tâm lý: chân thực, sâu sắc.

- Ngôn ngữ nhân vật: khẩu ngữ, tự nhiên, độc đáo, gần gũi với đời sống.

Câu 1 (trang 174 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

- Phân tích đoạn văn: Nước mắt ông giàn ra...thì phải thù.

- Biện pháp miêu tả tâm lí nhân vật: bộc lộ chiều sâu tâm trạng nhân vật về sự ám ảnh, day dứt và mâu thuẫn nội tâm. Cách kể chuyện linh hoạt, tự nhiên, gần gũi đời sống hằng ngày.

Câu 2 (trang 174 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

- Bài thơ: Quê hương (Tế Hanh)

     “Làng tôi vốn làm nghề chài lưới

     Nước bao vây cách biển nửa ngày sông”

- Bài thơ: Quê hương (Đỗ Trung Quân)

    Quê hương là con diều biếc

    Tuổi thơ con thả trên đồng

    Quê hương là con đò nhỏ

    Êm đềm khua nước ven sông.

- Nét riêng của truyện ngắn Làng: tình yêu làng hài hòa, khăng khít và thống nhất với tình yêu quê hương, đất nước.

Xem thêm các bài soạn Làng hay, ngắn khác:

Bài giảng: Làng - Cô Nguyễn Ngọc Anh (Giáo viên VietJack)

B. Tác giả

- Tên Kim Lân (1920- 2007) tên thật là Nguyễn Văn Tài

- Quê quán: Bắc Ninh

- Quá trình hoạt động văn học:

    + Ông là nhà văn chuyên viết truyện ngắn và bắt đầu viết từ năm 1941

    + Tác phẩm của ông được đăng trên các báo như Tiểu thuyết thứ bảy, Trung Bắc chủ nhật.

    + Năm 2001, Kim Lân được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật

- Phong cách nghệ thuật: Ông chuyên viết truyện ngắn nên ngòi bút của ông luôn vững vàng, ông hay viêt về cuộc sống và con người ở nông thôn bằng tình cảm, tâm hồn của một người vốn là con đẻ của đồng ruộng.

- Tác phẩm chính: “Vợ nhặt”, “Làng”, “Nên vợ nên chồng”…

C. Tác phẩm

- Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Truyện ngắn “Làng” viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, đăng lần đầu trên tạp chí Văn nghệ năm 1948. 

- Thể loại: Truyện ngắn

- Phương thức biểu đạt: Tự sự

- Tóm tắt 

Ông Hai là một người nông dân sống ở làng Chợ Dầu, do chiến tranh nên ông phải đi tản cư. Ở nơi tản cư, ông luôn tự hào về cái làng của mình và mang nó khoe với mọi người. Khi tin làng Chợ Dầu theo giặc, ông sững sờ, cổ ông nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân, xấu hổ tới mức cứ cúi gằm mặt xuống mà đi. Suốt mấy ngày ở nhà, ông chẳng dám đi đâu, mang nỗi ám ảnh nặng nề, đau đớn, tủi hổ, bế tắc, tuyệt vọng. Tâm trạng ông bế tắc khi mụ chủ nhà nói sẽ đuổi hết người làng Chợ Dầu khỏi nơi sơ tán. Rồi cái tin cải chính khiến ông sung sướng đi khoe về làng mình với tâm trạng như lúc ban đầu, ông hạnh phúc khi khoe Tây nó đốt nhà mình.

- Bố cục: 

+ Phần 1 (Từ đầu đến “không nhúc nhích”: Cuộc sống của ông Hai ở nơi tản cư

+ Phần 2 (Từ tiếp đến “ đôi phần”) : Diễn biến tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng mình theo giặc

+ Phần 3 (còn lại): Tâm trạng ông Hai khi nghe tin cải chính

- Ngôi kể: thứ 3

- Ý nghĩa nhan đề 

 Đặt tên “Làng” mà không phải là “Làng Chợ Dầu” vì nếu thế thì vấn đề tác giả đề cập tới chỉ nằm trong phạm vi nhỏ hẹp của một làng cụ thể.
Đặt tên “Làng” vì đã khai thác một tình cảm bao trùm, phổ biến trong con người thời kì kháng chiến chống Pháp: Tình cảm với quê hương, với đất nước.
Làng ở đây cũng chính là cái Chợ Dầu mà ông Hai yêu như máu thịt của mình,nơi ấy với ông là niềm tin, là tình yêu và niềm tự hào vô bờ bến là quê hương đất nước thu nhỏ.

-  Giá trị nội dung:

Tác phẩm đề cập tới tình yêu làng quê và lòng yêu nước cùng tinh thần kháng chiến của người nông dân phải rời làng đi tản cư khi cuộc kháng chiến chống Pháp đang diễn ra được thể hiện một cách chân thực , sâu sắc và cảm động ở nhân vật ông Hai.

-  Giá trị nghệ thuật: 

Tác giả đã rất thành công trong việc tạo dựng tình huống thắt nút và cởi nút câu chuyện rất tự nhiên và nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật qua hành động suy nghĩ và lời nói, từ đó tạo ra được một tác phẩm hoàn hảo.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 ngắn nhất năm 2021 hay khác:


Giải bài tập lớp 9 sách mới các môn học