Soạn bài Các phương châm hội thoại (tiếp theo) ngắn nhất năm 2021

Câu 1 (trang 21 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

- Cách nói rườm rà, không rõ ràng, rành mạch.

- Cách nói đó làm chon người nghe khó tiếp nhận hoặc tiếp nhận không đúng nội dung truyền đạt, làm cho giao tiếp không đạt hiệu quả.

- Khi nói phải rành mạch, rõ ràng, ngắn gọn.

Câu 2 (trang 22 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

- Để người nghe không hiểu lầm, ví dụ phải nói như:

   + Tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn mà ông ấy sáng tác.

   + Tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn rất sâu sắc của ông ấy.

⇒ Khi giao tiếp tránh nói mơ hồ.

Câu 1 (trang 22 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

- Đó là tình cảm của hai người đối với nhau, đặc biệt là tình cảm của cậu bé đối với ông lão ăn xin (một người ở vào hoàn cảnh như vậy). Cậu bé không tỏ ra khinh miệt xa lánh mà vẫn có thái độ và lời nói hết sức chân thành, thể hiện sự tôn trọng và quan tâm đến người khác.

- Trong giao tiếp, cần tế nhị và tôn trọng người khác.

Câu 1 (trang 23 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

a. Lời chào cao hơn mâm cỗ: thái độ quý mến, lịch sự, tôn trọng người khác quan trọng hơn cả giá trị vật chất của mâm cỗ.

b. Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau

⇒ Lời nói nên nhã nhặn, lịch sự, khéo léo.

c.

Kim vàng ai nỡ uốn câu

Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời

⇒ không nên nói nặng lời với nhau.

Tất cả các câu tục ngữ trên đều khuyên mọi người khi giao tiếp cần lịch sự, nhã nhặn, ôn hòa, không nói nặng lời với nhau.

- Tham khảo một số câu tục ngữ, ca dao sau:

   + Chim khôn kêu tiếng rảnh rang,

   Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.

   + Một thương tóc bỏ đuôi gà

   Hai thương ăn nói mặn mà, có duyên

   + Đất tốt trồng cây rườm rà

   Những người thanh lịch nói ra dịu dàng

   + Nói lời phải giữ lấy lời

   Đừng như con bướm đậu rồi lại bay

   +Một câu nhịn chín câu lành.

Câu 2 (trang 23 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

- Các biện pháp liên quan trực tiếp đến phương châm lịch sự trong hội thoại là: nói giảm, nói tránh.

Ví dụ: Khi nói một người có cách nói chuyện suồng sã ta nên nói: “Cô ấy nói chuyện không hay lắm”.

Câu 3 (trang 23 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

a. Nói mát

b. Nói hớt

c. Nói móc

d. Nói leo

e. Nói ra đầu ra đũa

Các từ ngữ này đều chỉ những cách nói liên quan đến phương châm lịch sự (a,b,c,d) và phương châm cách thức (e).

Câu 4 (trang 23 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

a. Cách diễn đạt “nhân tiện đây xin hỏi “ khi người nói muốn hỏi về một vấn đề không đúng đề tài đang trao đổi, tránh người nghe hiểu là mình không tuân thủ phương châm quan hệ. Cách diễn đạt này cũng thể hiện phương châm lịch sự.

b. Khi người nói phải nói một điều đụng chạm đến thể diện người đối thoại. Dùng những cách diễn đạt như: cực chẳng đã tôi phải nói, tôi nói điều này có gì không phải mong anh bỏ qua; biết là làm anh không vui, nhưng… ; xin lỗi, có thể anh không hài lòng nhưng tôi cũng phải thành thực mà nói… để giảm nhẹ sự khó chịu, tuân thủ phương châm lịch sự.

c. Những cách nói: đừng nói leo, đừng ngắt lời như thế, đừng nói cái giọng đó với tôi… báo hiệu cho người đối thoại biết là họ không tuân thủ phương châm lịch sự, buộc phải chấm dứt sự không tuân thủ đó.

Câu 5 (trang 24 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

- Nói băm nói bổ : nói thô bạo, thiếu nhã nhặn, bộp chát. (phương châm lịch sự).

- Nói như đấm vào tai : nói mạnh, thô lỗ, ngang ngạnh, trái ý người khác (phương châm lịch sự).

- Điều nặng tiếng nhẹ : nói trách móc, chì chiết (phương châm lịch sự).

- Nửa úp nửa mở : thái độ nói mơ hồ, mập mờ (phương châm cách thức).

- Mồm loa mép giải : lắm lời, đanh đá, nói át người khác (phương châm lịch sự). - Đánh trống lảng: lảng ra, né tránh, không muốn vào tham dự một việc nào đó, không muốn đề cập đến một vấn đề nào đó mà người đối thoại đang trao đổi (phương châm quan hệ).

- Nói như dùi đục chấm mấm cáy: nói thô kệch, vụng về, thiếu tế nhị (phương châm lịch sự).

Xem thêm các bài soạn Các phương châm hội thoại (tiếp theo) hay, ngắn khác:

B. Kiến thức cơ bản

- Phương châm hội thoại về lượng: khi giao tiếp cần nói cho có nội dung, nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thừa, không thiếu

- Phương châm về chất: Khi giao tiếp, đừng nói những điều mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực

- Phương châm quan hệ: Cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề

- Phương châm lịch sự: khi giao tiếp cần tôn trọng người khác

- Phương châm cách thức: chú ý nói ngắn gọn, rành mạch, tránh cách nói mơ hồ

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 ngắn nhất năm 2021 hay khác: