Soạn bài Tìm hiểu các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận ngắn nhất năm 2021

A. Soạn bài Tìm hiểu các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận (ngắn nhất)

Câu 1 :

- (a) Phương thức biểu đạt: kể (kể lại những thủ đoạn bắt lính của chính quyền thực dân Pháp đối với người dân thuộc địa)

- (b) Phương thức biểu đạt: miêu tả (tả cảnh khổ sở người bị bắt đi lính).

- Đoạn (a) không phải là văn bản tự sự hay đoạn (b) không phải là văn bản miêu tả vì mục đích chính của tác giả là vạch trần, tố cáo tội ác, sự giải dối, bịp bợm của thực dân Pháp trong cái gọi là chế độ lính tình nguyện.

- Tác dụng làm cho bài văn nghị luận được rõ ràng, cụ thể, sinh động và thuyết phục hơn.

Câu 2 :

a. Ở văn bản trích “Người anh hùng làng Gióng”:

Yếu tố tự sự Yếu tố miêu tả

+ Là những chi tiết kể lại chuyện mẹ chàng Trăng nằm mơ, đẻ ra chàng và chuyện chàng giết tên bạo chúa rồi biến vào mặt trăng.

+ Là những chi tiết kể lại chuyện nàng Han đánh giặc ngoại xâm và sau đó là hóa ra tiên, tắm rửa rồi về trời.

+ Mơ thấy thỏ trắng nhảy qua ngực

+ Chàng không nói, không cười, chỉ thích chơi khiên đao.

+ Chàng cưỡi ngựa đá khổng lồ.

+ Biến vào mặt trăng để đêm đêm soi xuống dòng thác Pông-gơ-nhi những vầng sáng bạc.

b. Tác giả không kể đầy đủ, cặn kẽ toàn bộ hai truyện Chàng Trăng và Nàng Han mà chỉ nhấn vào một số chi tiết cụ thể vì:

   + Kể và tả chỉ đóng vai trò phụ, không phải là mục đích chính của văn bản này.

   + Mục đích chính của văn bản là nhằm khẳng định các dân tộc anh em trên đất nước chúng ta đã sáng tạo ra muôn vàn truyện anh hùng đẹp. Vì thế việc miêu tả và tự sự chỉ được dùng khi những yếu tố đó có lợi cho việc làm nổi rõ luận điểm này.

Câu 3 :

Khi đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào văn nghị luận ta cần chú ý:

   + Không dùng tràn lan các yếu tố miêu tả, tự sự. Bởi lẽ đây không phải là mục đích của văn bản nghị luận.

   + Chỉ dùng với mục đích làm sáng tỏ luận điểm, làm nổi bật luận điểm.

Câu 1 :

Những yếu tố tự sự và miêu tả có trong đoạn nghị luận là:

   - Yếu tố tự sự: Sắp trung thu ..., Mười mấy ngày qua ... của bộ mặt nhà giam..., Đêm nay rất đẹp ...

Tác dụng: Yếu tố tự sự giúp người đọc hình dung rõ hoàn cảnh sáng tác bài thơ, tâm trạng của nhà thơ.

   - Yếu tố miêu tả: Bỗng đêm nay trăng sáng quá chừng. Trong suốt, bao la, huyền ảo, vỗ về. Ngay bên cửa sổ, lồng trong bóng cây ..., Nó ăm ắp, tình tứ, nó rạo rực, nó muốn yêu, muốn thưởng thức, muốn chan hòa, muốn giãi bày, muốn bộc lộ, ...

Tác dụng: Miêu tả làm cho người đọc như trông thấy trước mắt khung cảnh đêm trăng và cảm xúc của người tù- thi sĩ, để hiểu rõ hơn chiều sâu của một tâm tư. Ở đó, bên trong sự im lặng có chứa đựng biết bao tình cảm trước trăng, trước cái lành, cái đẹp.

Câu 2 :

Cần. Yếu tố miêu tả để gợi lại vẻ đẹp của hoa sen. Yếu tố tự sự để kể lại một kỉ niệm về bài ca dao đó, hay một câu chuyện ngắn góp phần làm nổi bật vẻ đẹp của sen, cái độc đáo của bài ca dao.

Xem thêm các bài soạn Tìm hiểu các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận hay, ngắn khác:

B. Kiến thức cơ bản

- Bài văn nghị luận thường vẫn cần phải có các yếu tố tự sự và miêu tả. Hai yếu tố này giúp cho việc trình bày luận cứ trong bài văn được rõ ràng, cụ thể, sinh động hơn, và do đó, có sức thuyết phục mạnh mẽ hơn.

- Các yếu tố tự sự và miêu tả được dùng làm luận cứ phải phục vụ cho việc làm rõ luận điểm và không phá vỡ mạch lạc nghị luận của bài văn.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 ngắn nhất năm 2021 hay khác:


Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học