Soạn bài Nhớ rừng ngắn nhất năm 2021

A. Soạn bài Nhớ rừng (ngắn nhất)

Câu 1 :

Xem nội dung ở phía trên.

Câu 2 :

a b

Cảnh tượng ở vườn bách thú là cảnh tượng rất tù túng, ngột ngạt.

Cảnh núi rừng hùng vĩ, nơi con hổ ngự trị những “ngày xưa”.

Nhận xét việc sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu các câu thơ đoạn 2 và 3:

   + Đoạn 1: thể hiện tâm trạng chán ngán, căm hờn, uất ức, bất hòa với thực tại, không chấp nhận “thành thứ đồ chơi”, chịu ngang bầy cùng các loại khác của con hổ.

   + Đoạn 4: cảnh tượng vườn bách thú trong mắt con hổ rất đáng khinh: cảnh là nhân tạo, giả dối, thấp kém, học đòi.

⇒ Thái độ ngao ngán, chán ghét xã hội đương thời.

   + Đoạn 2+3: miêu tả cảnh núi rừng đại ngàn lớn lao, cao cả, hoành tráng. Con hổ lúc mang dáng vẻ dũng mãnh, uy nghi, mềm mại.

- Từ ngữ: nhiều động từ mạnh, tính từ gợi hình, làm nổi vật sự hùng vĩ, lớn lao của núi rừng.

- Hình ảnh: Hình ảnh giàu sức gợi, chủ yếu là những hình ảnh nhân hóa, hình ảnh liên tưởng gợi sự hùng vĩ của đại ngàn, sự oai linh của chúa sơn lâm.

- Giọng điệu: Giọng điệu tự hào, cao ngạo đầy mạnh mẽ xen lẫn giọng điệu nhớ thương, uất hận.

c.

- Làm nổi bật sự tương phản, đối lập gay gắt giữa cảnh tượng vườn bách thú, nơi cầm tù với sự đại ngàn, tự do, phóng khoáng của rừng núi.

- Thể hiện tâm trạng chán ngán, khinh ghét, căm thù của cảnh tầm thường, đơn điệu và luôn hoài niệm về thời oanh liệt ngày xưa của con hổ.

⇒Tâm sự của con hổ cũng là tâm sự của người dân mất nước: nhục nhằn, tù hãm tiếc nhớ khôn nguôi thời oanh liệt với những chiến công chống giặc ngoại xâm vẻ vang trong lịch sử dân tộc.

Câu 3 :

Tác giả mượn “lời con hổ ở vườn bách thú” là rất thích hợp.

Vì:

- Thể hiện thái độ chán ngán với thực tại tù túng, tầm thường, giả dối vừa thể hiện được khát vọng tự do đạt tới sự cao cả, phi thường.

- Hình ảnh con hổ bị nhốt trong cũi sát biểu tượng của sự giam cầm, mất tự do.

- Cảnh rừng khoáng đạt, hùng vĩ là biểu tượng của thế giới rộng lớn, tự do và cao cả.

⇒Làm tăng tính chất lãng mạn.

Câu 4 :

Nhà phê bình Hoài Thanh đã ca ngợ Thế Lữ “như một viên tướng điều khiển đội quân Việt ngữ bằng những mệnh lệnh không thể cưỡng được”. Đây chính là nghệ thuật sử dụng từ điêu luyện, đạt đến độ chính xác cao:

- Về âm thanh núi rừng Thế Lữ cho ta nghe thấy tiếng gió gào ngàn, giọng nguồn hét núi, tiếng thét khúc trường ca dữ dội.

- Điệp ngữ tạo ra sự tiếc nuối (nào đâu, đâu những, ...).

- Câu thơ nhịp nhàng, cân đối khi miêu tả dáng điệu hùng dũng, mềm mại của con hổ.

Xem thêm các bài soạn Nhớ rừng hay, ngắn khác:

Bài giảng: Nhớ rừng - Cô Phạm Lan Anh (Giáo viên VietJack)

B. Tác giả

- Thế Lữ (1907- 1989), tên khai sinh là Nguyễn Thứ Lễ.

- Quê quán: Bắc Ninh (nay thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội).

- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác:

+ Ông là nhà thơ tiêu biểu trong thơ mới hiện đại (1932 - 1945).

+ Ngoài viết thơ, Thế Lữ còn viết truyện với nhiều thể loại như trinh thám, truyện kinh dị...

+ Ông cũng hoạt động trên lĩnh vực sân khấu, có công trong xây dựng ngành kịch nói ở nước ta

+ Được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000

+ Tác phẩm tiêu biểu: Bên đường Thiên lôi, Mấy vần thơ…

- Phong cách sáng tác: Thơ ông dồi dào, đầy lãng mạn, qua đó thể hiện những ẩn ý sâu sắc vô cùng.

C. Tác phẩm

- Bài thơ được sáng tác vào năm 1934, sau được in trong tập Mấy vần thơ (1935).

- Thể thơ: Tám chữ.

- Bố cục: 3 phần

+ Đoạn 1 + 4: Cảnh con hổ bị nhốt trong vườn bách thú

+ Đoạn 2 + 3: Cảnh con hổ trong chốn giang sơn hùng vĩ

+ Đoạn 5: Niềm khát khao tự do mãnh liệt

- Giá trị nội dung: Bài thơ mượn lời con hổ nhớ rừng để thể hiện sự u uất của lớp những người thanh niên trí thức yêu nước, đồng thời thức tỉnh ý thức cá nhân. Hình tượng con hổ cảm thấy bất hòa sâu sắc với cảnh ngột ngạt tù túng, khao khát tự do cũng đồng thời là tâm trạng chung của người dân Việt Nam mất nước bấy giờ.

- Giá trị nghệ thuật:

+ Hình ảnh mang tính chất biểu tượng, giàu chất tạo hình

+ Ngôn ngữ và nhạc điệu phong phú, giàu tính biểu cảm.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 ngắn nhất năm 2021 hay khác:


Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học