Soạn bài Chiếc lá cuối cùng ngắn nhất năm 2021

A. Soạn bài Chiếc lá cuối cùng (ngắn nhất)

Câu 1 (trang 90 sgk Ngữ văn 8 Tập 1):

   + Tấm lòng thương yêu, hành động cao cả của cụ Bơ-men với Giôn-xi:

- Lo sợ chiếc lá cuối cùng sẽ rụng.

- Cụ bất chấp mưa bão để vẽ chiếc lá, hi sinh mạng sống của mình để cứu Giôn-xi.

   + Việc bỏ qua chi tiết đó tạo nên tình tiết bất ngờ, gây xúc động cho người đọc.

   + Chiếc lá là một kiệt tác vì:

- Nó giống như thật, có thể đánh lừa được con mắt của Giôn-xi – một họa sĩ.

- Nó được vẽ nên bởi tình yêu thương cao cả giữa người với người.

Câu 2 (trang 90 sgk Ngữ văn 8 Tập 1):

   + Xiu không được cụ Bơ-men cho biết ý định vẽ chiếc lá vì Xiu không hề biết đượ chuyện cụ Bơ-men ốm nặng sau đêm mưa bão đó.

   + Nếu Xiu được biết thì câu chuyện sẽ kém hấp dẫn:

- Vì Xiu có thể ngăn cản cụ Bơ-men làm việc nguy hiểm đến tính mạng.

- Không gây được bất ngờ cho truyện.

Câu 3 (trang 90 sgk Ngữ văn 8 Tập 1):

   + Nguyên nhân dẫn đến sự hồi sinh của Giôn-xi: đến chiếc lá bé nhỏ còn có sức sống phi thường như vậy nên cô nhận ra mình từ bỏ sự sống là tội lỗi lớn.

   + Tác giả kết thúc truyện như vậy nhằm tạo ra một cái kết mở, gợi nhiều liên tưởng, suy nghĩ cho người đọc.

Câu 4 (trang 90 sgk Ngữ văn 8 Tập 1):

   + Hiện tượng đảo ngược tình huống hai lần:

- Lần 1: Giôn-xi ra lệnh kéo rèm lên lần thứ hai, cứ ngỡ chiếc lá đã rụng nhưng nó vần còn đó.

- Lần 2: Chiếc lá đó thực chất là giả, nó là bức vẽ của cụ Bơ-men, người đã chết vì viêm phổi nặng.

Xem thêm các bài soạn Chiếc lá cuối cùng hay, ngắn khác:

Bài giảng: Chiếc lá cuối cùng - Cô Phạm Lan Anh (Giáo viên VietJack)

B. Tác giả

*Tiểu sử

- O. Henry (1862-1910) sinh ra ở Greensboro, bang Carolina Bắc, Hoa Kỳ.

- Ông là một nhà văn viết truyện ngắn nổi tiếng. Tên ông được dùng để đặt cho giải thưởng truyện ngắn hay nhất hàng năm ở Mỹ.

- Ông là một trong tám danh nhân văn hóa được Hội đồng Hòa bình Thế giới quyết định kỷ niệm vào năm 1962 nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông.

- Thời trai trẻ ông ở Texas làm việc trong một ngân hàng, tại đây ông dính líu vào một vụ chuyển ngân bất hợp pháp nên phải ngồi tù. Trong khoảng thời gian này ông cầm bút bắt đầu sự nghiệp văn chương của mình và đã có tiếng từ năm 1899. Năm 1902 ông chuyển về sống tại thành phố New York và viết liên tục gần 300 truyện ngắn.

- Người ta có thể tìm thấy những nhân vật làm các nghề mà chính tác giả đã trải qua: chủ cửa hiệu, nhân viên bán hàng, ký giả, họa sĩ, bác sĩ, diễn viên sân khấu, thợ cắt tóc, cảnh sát, thanh tra, dân đi tìm vàng, cũng có những người vô nghề nghiệp vô gia cư, và kể cả kẻ tội phạm và tù nhân.

*Sự nghiệp văn học

- Tác phẩm chính:

+ Nhờ cuộc đời phong phú nên tác giả để lại số lượng truyện ngắn khá nhiều (tổng cộng gần 400 truyện cộng thêm vài bài thơ).

+ Các truyện ngắn của ông được độc giả và giới phê bình yêu thích nhất là Chiếc lá cuối cùng, Món quà giáng sinh, Căn gác xép, Tên cảnh sát và gã lang thang và nhiều truyện khác.

- Phong cách nghệ thuật: Tình cảm của ông luôn hướng về những người nghèo, những người bất hạnh. Truyện ngắn của ông thường sâu sắc, cảm động và đầy chất thơ. Nhiều truyện ngắn của ông được xem là hay nhất thế giới và vẫn được xem là mẫu mực cho các nhà văn trẻ trong nhiều thập niên sau.

C. Tác phẩm

- Xuất xứ: Chiếc lá cuối cùng là đoạn trích thuộc phần cuối truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng.

- Thể loại: truyện ngắn.

- Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, biểu cảm.

- Ngôi kể thứ ba.

- Tóm tắt: Xiu và Giôn-xi là hai nữ họa sĩ nghèo, còn trẻ, sống trong một căn hộ thuê ở gần công viên Oa-sinh-tơn. Cụ Bơ-men cũng là một họa sĩ nghèo thuê phòng ở tầng dưới. Bốn chục năm nay cụ mơ ước vẽ một kiệt tác nhưng chưa thực hiện được. Lúc đó vào mùa đông, Giôn-xi bị bệnh sưng phổi. Bệnh tật và nghèo túng khiến cô tuyệt vọng không muốn sống nữa. Cô đếm từng chiếc lá còn lại trên cây thường xuân bám vào tường gạch đối diện với cửa sổ, chờ khi nào chiếc lá cuối cùng rụng nốt thì cô cũng buông xuôi, lìa đời. Biết được suy nghĩ đó của Giôn-xi, cụ Bơ-men âm thầm thức suốt đêm mưa gió bão bùng để vẽ chiếc lá thường xuân như thật. Chiếc lá khiến Giôn-xi nghĩ lại, cô hy vọng và muốn được sống. Tuy nhiên, cụ Bơ-men lại chết vì bệnh sưng phổi khi sáng tạo chiếc lá cuối cùng để cứu Giôn-xi.

- Bố cục: 3 phần

+ Phần 1 (Từ đầu đến Hà Lan): Giôn-xi mắc bệnh, cô tuyệt vọng chờ chết.

+ Phần 2 (Tiếp theo đến chăm nom - thế thôi): Giôn-xi chiến thắng căn bệnh.

+ Phần 3 (Còn lại): Sự thật về kiệt tác chiếc lá cuối cùng.

- Giá trị nội dung: Truyện ca ngợi tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ. Tôn vinh giá trị, sức mạnh của nghệ thuật chân chính mang đến niềm vui và hạnh phúc cho con người.

- Giá trị nghệ thuật:

+ Cốt truyện dàn dựng chu đáo, tình tiết sắp xếp khéo léo, hấp dẫn.

+ Nghệ thuật đảo ngược tình huống truyện hai lần đã tạo ra hứng thú với người đọc.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 ngắn nhất năm 2021 hay khác:


Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học