5+ Soạn bài Ếch ngồi đáy giếng (mới)

Ếch ngồi đáy giếng - lớp 7 Chân trời sáng tạo

Ếch ngồi đáy giếng - lớp 7 Cánh diều




Lưu trữ: Soạn bài Ếch ngồi đáy giếng (sách Văn 6 cũ)

- Phần đầu: từ đầu ... chúa tể: sự chủ quan, kiêu ngạo do hoàn cảnh sống của ếch.

- Phần hai: còn lại: kết quả của sự chủ quan, kiêu ngạo.

Từ câu chuyện về cách nhìn thế giới bên ngoài chỉ qua miệng giếng bé nhỏ của con ếch, truyện phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp mà lại huênh hoang, khuyên nhủ con người phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan, kiêu ngạo

Câu 1 (SGK Ngữ văn 6 tập 1/101):

- Ếch tưởng bầu trời bé bằng chiếc vung vì:

   + Nó sống trong môi trường nhỏ hẹp

   + Xung quanh chỉ có vài con nhái, cua, ốc nhỏ, luôn sợ tiếng kêu của ếch

Câu 2 (SGK Ngữ văn 6 tập 1/101):

- Ếch bị trâu giẫm bẹp vì nó không nhận ra sự thay đổi của môi trường sống, vẫn thói cũ nhâng nháo, coi thường tất cả

Câu 3 (SGK Ngữ văn 6 tập 1/101):

- Bài học:

   + Bài học về tinh thần học hỏi: cố gắng tìm tòi, mở rộng tầm hiểu biết

   + Bài học về tính cách: không chủ quan, kiêu ngạo

- Ý nghĩa bài học”

   + Bài học mang ý nghĩa thực tiễn và thời đại

Bài 1:

- HS gạch chân hai câu văn thể hiện nội dung, ý nghĩa:

   + Ếch cứ tưởng bầu trời chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể.

   + Nó nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời, chả thèm để ý xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua dẫm bẹp.

Bài 2:

- HS nêu một vài hiện tượng:

   + Có một số bạn học sinh giỏi trong lớp, trường, huyện, tỉnh nhầm tưởng rằng mình đã là người giỏi nhất nên không có ý thức vươn lên hơn nữa trong học tập.

Bài giảng: Ếch ngồi đáy giếng - Cô Trương San (Giáo viên VietJack)

Tìm hiểu chung

Khái niệm truyện ngụ ngôn.

- Là loại chuyện kể về văn xuôi hoặc văn vần.

- Mược chuyện loài vật, đồ vật để bóng gió nói kin đáo về chuyện con người.

Bố cục

- Phần 1: Từ đầu → như một vị chúa tể: Ếch khi còn ở dưới giếng.

- Phần 2: Còn lại: Ếch khi ra khỏi giếng.

Soạn bài

Câu 1 (trang 101 Ngữ Văn 6 Tập 1):

Ếch tưởng bầu trời to bằng cái vung vì:

     + Ếch sống lâu ngày trong giếng

     + Nhìn thế giới bên ngoài qua miệng giếng

     + Các con vật sống xung quanh đều nhỏ bé, tiếng kêu của ếch to nhất.

⇒ Oai như một vị chúa tể.

Câu 2 (trang 101 Ngữ Văn 6 Tập 1):

Ếch bị trâu dẫm bẹp vì quen thói nghênh ngang, kiêu ngạo coi trời bằng vung ⇒ không để ý xung quanh.

Câu 3 (trang 101 Ngữ Văn 6 Tập 1):

- Bài học: Phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp mà huênh hoang

- Ý nghĩa bài học:

     + Khuyên nhủ con người ta phải mở rộng tầm hiểu biết của mình

     + Không được chủ quan kiêu ngạo.

Luyện tập

Bài 1 (trang 101 Ngữ Văn 6 Tập 1):

Câu văn quan trọng nhất thể hiện ý nghĩa, nội dung của câu truyện.

- Ếch cứ tưởng bầu trời chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể.

- Nó nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời, chả thèm để ý xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua dẫm bẹp.

Bài 2 (trang 101 Ngữ Văn 6 Tập 1):

Hiện tượng cuộc sống ứng với ếch ngồi đáy giếng.

- Hiểu biết hạn hẹp nhưng lại kiêu ngạo

- Tự khiêm tốn về bản thân mình.

Soạn bài Ếch ngồi đáy giếng (ngắn nhất)

Bài giảng: Ếch ngồi đáy giếng - Cô Nguyễn Ngọc Anh (Giáo viên VietJack)

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 6 cực ngắn, hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn lớp 6 hay khác:


Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học