Soạn bài Viết bài làm văn số 2: Nghị luận xã hội ngắn nhất năm 2021

Đề 1 (trang 78 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

Dàn ý (mẫu 1)

A, Mở bài: giới thiệu vấn đề nghị luận

B, Thân bài

- Tai nạn giao thông đang là một quốc nạn ở nước ta hiện nay

- Hậu quả của vấn đề: tác động xấu đến mọi mặt đời sống

  + Thiệt hại lớn về người và của

  + Gây đau đớn, mất mát, thương tâm cho người thân, xã hội.

- Nguyên nhân của vấn đề:

  + Ý thức tham gia giao thông của người dân còn hạn chế,

  + Thiếu hiểu biết về các quy định an toàn giao thông).

  + Sự hạn chế về cơ sở vật chất

- Hành động của tuổi trẻ học đường góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông:

  + Tham gia học tập luật giao thông đường bộ ở trường lớp.

  + Chấp hành nghiêm chỉnh quy định về an toàn giao thông

  + Tuyên truyền luật giao thông.

C, Kết bài: bài học cho bản thân

Dàn ý (mẫu 2)

1. Mở bài

Nêu vấn đề nghị luận

2. Thân bài

   - Khái quát thực trạng tai nạn giao thông: một quốc nạn, số vụ tai nạn giao thông không ngừng tăng lên qua các năm,...

   - Nguyên nhân:

      + Chủ quan: ý thức của người tham gia giao thông chưa cao,...

      + Khách quan: chế tài xử lí chưa nghiêm, công tác quan lí, thanh tra còn nhiều lỏng lẻo, cơ sở vật chất, đường sá còn nhiều hạn chế,...

   - Hậu quả:

      + ảnh hưởng tới sức khỏe: chấn thương sọ não, bại liệt,... và thậm chí cả cái chết

      + gánh nặng cho gia đình, xã hội,...

      + thiệt hại về kinh tế

      + gây mất trật tự an toàn xã hội

   - Biện pháp:

      + Đề ra chế tài phù hợp, xử lí nghiêm những trường hợp vi phạm

      + Nâng cao chất lượng đường sá, cơ sở vật chất,...

      + Tuyên truyền, giáo dục ý thức cho người tham gia giao thông

      + Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về luật an toàn giao thông.

3. Kết bài

   - Khái quát vấn đề

   - Suy nghĩ của bản thân

Đề 2 (trang 78 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

Dàn ý (mẫu 1)

A, Mở bài: giới thiệu vấn đề nghị luận

B, Thân bài

- Thực trạng trẻ em cơ nhỡ, lang thang ở nước ta hiện nay

- Hậu quả

  + Trẻ em đường phố đối diện với nguy cơ thất học cao và rơi vào tệ nạn xã hội.

  + Trẻ em đang bị bóc lột sức lao động và nguy cơ bị xâm hại tình dục rất cao.

- Nguyên nhân

  + Do đói nghèo

  + Do tổn thương tình cảm như: bị gia đình ruồng bỏ, từ chối hoặc đánh đập (23%).

  + do mồ côi hoặc các trường hợp bố mẹ li hôn.

- Hiện nay, những mái ấm tình thương đang xuất hiện ngày càng nhiều ở nước ta, ....

- Ý nghĩa:

  + Chăm sóc và bảo vệ trẻ em lang thang cơ nhỡ

  + đưa các em đi đúng với quỹ đạo phát triển tích cực của xã hội.

  + biểu hiện của truyền thống nhân đạo ngàn đời nay của dân tộc Việt Nam.

- Các tổ chức cá nhân tiêu biểu:

  + Tổ chức: Làng trẻ em SOS; Cô nhi viện Thánh An (Giáo phận Bùi Chu, Xuân Trường, Nam Định); Chùa Kì Quang II (Gò Vấp); Chùa Bồ Đề (Huế)...

  + Cá nhân: Mẹ Phạm Ngọc Oanh (Hà Nội) với 800 đứa con tình thương: Anh Phạm Việt Tuấn với mái ấm KOTO (Hà Nội)....

- Thái độ trước hiện tượng đó:

  + Có cái nhìn đúng đắn về hiện tượng trẻ em lang thang, cơ nhỡ, từ đó nâng cao tình cảm và trách nhiệm đối với hiện tượng ấy.

  + Lên án và kịp thời phát hiện, tố cáo những kẻ bóc lột sức lao động và xâm hại trẻ em.

  + Khuyến khích, biểu dương các tổ chức cá nhân tiêu.

  + Dùng biện pháp tuyên truyền

  + kêu gọi các cá nhân, tổ chức, lập đội thanh niên tình nguyện.

C, Kết bài: suy nghĩ của bản thân

Dàn ý (mẫu 2)

1. Mở bài

Nêu vấn đề nghị luận

2. Thân bài

   - Thực trạng trẻ em lang thang, cơ nhỡ ở nước ta hiện nay:

      + Số lượng không ngừng tăng lên

      + Đối diện với nguy cơ thất học, rơi vào các tệ nạn xã hội,...

      + Bị bóc lột sức khỏe, tinh thần, nhân phẩm,...

   - Nguyên nhân:

      + Do cuộc sống đói nghèo, lạc hậu

      + Bị bỏ rơi

      + Biến cố gia đình, sống thiếu tình yêu thương, sự quan tâm của bố mẹ,..

   - Ý nghĩa việc xuất hiện những “mái ấm tình thương”:

      + “Mái ấm tình thương” được xây dựng ngày càng nhiều ở nước ta

      + Tạo cơ hội để trẻ em lang thang, cơ nhỡ được học tập, tương lai tốt đẹp hơn

      + Giảm bợt gánh nặng cho xã hội

      + Phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc

   - Biện pháp nhân rộng:

      + Tuyên truyền, nêu cao giá trị, ý nghĩa của những “mái ấm tình thương”

      + Kêu gọi sự ủng hộ của các cá nhân, tổ chức

      + Thành lập các tổ chức tình nguyện

3. Kết bài

   - Khái quát vấn đề nghị luận

   - Suy nghĩ của bản thân

Đề 3 (trang 78 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

Dàn ý (mẫu 1)

A, Mở bài: giới thiệu vấn đề nghi luận

B, Thân bài

- Biểu hiện:

  + Tiêu cực:

   • Xin điểm, chạy điểm, mua bằng cấp

   • Xin, chạy cho con vào trường chuyên, lớp chọn.

   • Học hộ, thi hộ.....

  + Bệnh thành tích trong giáo dục:

   • Báo cáo không đúng thực tế, bao che khuyết điểm để lấy thành tích

   • Học sinh : học để lấy bằng cấp, phát biểu chỉ để cộng điểm…

   • Số giáo sư, tiến sĩ, các nhà khoa học nhiều nhưng ít có những cải tiến sáng tạo

- Phân tích đúng sai lợi hại:

  + Lợi: trước mắt cho cá nhân- không cần bỏ công sức nhiều nhưng vẫn đạt kết quả cao.

  + Hại là rất nghiêm trọng để lại hậu quả lâu dài:

   • Các thế hệ học sinh được đào tạo ra không có đủ trình độ để tiếp cận với công việc hiện đại, đất nước ít nhân tài.

   • Tạo thói quen cho học sinh ngại học, ngại thi, ngại sáng tạo

   • Tạo ra sự bất bình đẳng trong xã hội

- Nguyên nhân của hiện tượng này là:

  + Do gia đình: không muốn con vất vả mà vẫn đạt kết quả cao.

  + Do nhà trờng: muốn học sinhcó thành tích cao để báo cáo.

  + Do xã hội: hệ thống luật cha nghiêm, cụ thể; cha thực sự coi trọng nhân tài

- Cách khắc phục:

  + phải giáo dục nhận thức về tầm quan trọng của kiến thức

  + coi trọng những ngời có kiến thức, có thực tài

  + xử lý nghiêm nhữnh sai phạm.

C, Kết bài: bài học cho bản thân

Dàn ý (mẫu 2)

1. Mở bài

Nêu vấn đề nghị luận

2. Thân bài

   - Thực trạng tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục ở nước ta hiện nay

   - Bình luận về hiện tượng:

      + Phân tích những hậu quả của hiện tượng

      + Nguyên nhân

      + Biện pháp khắc phục

3. Kết bài

   - Khái quát vấn đề nghị luận

   - Suy nghĩ của bản thân

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 12 ngắn nhất năm 2021 hay khác:


Các loạt bài lớp 12 khác