Soạn bài Kiểm tra tổng hợp học kì 1 ngắn nhất năm 2021

I. Hướng dẫn ôn tập chung
II. Gợi ý đề bài

Phần trắc nghiệm
1.C     2. A      3. A      4. C     5. B      6. B  
7.B     8.B     9. C     10. B     11. D     12.A    
Phần tự luận
Đề 1 (trang 221- SGK)
1. Hoàn cảnh sáng tác Tuyên ngôn độc lập
- Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, trên toàn quốc nhân dân ta nổi dậy đấu tranh giành chính quyền
- Ngày 26/8/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh từ Viêt Bắc về tới Hà Nội, tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang người soạn thảo bản Tuyên ngôn độc lập
- Ngày 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình Người đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
2. Dàn ý tham khảo
A, Mở bài: giới thiệu vấn đề nghị luận
B, Thân bài

- Cấu trúc bản Tuyên ngôn độc lập
  + Cơ sở pháp lý của bản tuyên ngôn dựa vào quyền con người, quyền dân tộc, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc…
  + Cơ sở thực tiến lấy dẫn chứng vạch trần tội ác, sự xảo trá của thực dân Pháp.
  + Kết bài là lời tuyên bố độc lập: khẳng định chủ quyền của Việt Nam trước thế giới, bày tỏ ý chí quyết tâm giữ vững nền độc lập ấy.
- Lập luận chứng minh cơ sở pháp lý của bản Tuyên ngôn độc lập
  + trích dẫn lời lẽ trong 2 bản tuyên ngôn của Mĩ và Pháp
  + dùng phương pháp “gậy ông đập lưng ông” đánh vào bộ mặt giả dối của Pháp và ngăn chặn bọn đế quốc đang nhăm nhe xâm chiếm nước ta.
  + Đưa bản tuyên ngôn độc lập của nước ta sáng ngang với 2 bản tuyên ngôn của Mỹ và Pháp để thể hiện lòng tự tôn dân tộc.
- Lập luận chứng minh cơ sở thực tiễn của bản Tuyên ngôn độc lập
  + dùng lập luận để bác bỏ những luận điểm xảo trá của thực dân Pháp về công cuộc “khai hóa” và “bảo hộ” tại Việt Nam.
  + Dẫn chứng những chính sách dã man về văn hóa, chính trị, kinh tế, giáo dục…
  + vạch trần tội ác của thực dân Pháp, khẳng định lại giá trị của cuộc đấu tranh chính nghĩa toàn dân tộc.
  + Nghệ thuật lập luận logic và hợp lý, dẫn chứng thuyết phục, lời lẽ giàu biểu cảm làm nổi bật cơ sở thực tiễn của bản Tuyên ngôn.
- Lời kết của bản tuyên ngôn độc lập
  + khẳng định việc giành được quyền độc lập tự do cho dân tộc là thiết yếu
  + Tuyên bố 1 lần nữa với thế giới rằng “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do…”
  + thể hiện tinh thần quyết tâm giữ vững nền độc lập, dân chủ và tự do
C, Kết bài: khái quát lại vấn đề nghị luận
Đề 2 (trang 221- SGK)
1. Giới thiệu bài thơ Tây Tiến
- Tây Tiến là tên một đơn vị quân đội- đơn vị cũ của Quang Dũng
- Cuối năm 1948 Quang Dũng chuyển sang đơn vị khác, rời xa đơn vị chưa bao lâu tại Phù Lưu Chanh , ông đã viết bài thơ Nhớ Tây Tiến sau đổi thành Tây Tiến
- Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu cho đời thơ Quang Dũng thể hiện sâu sắc phong cách nghệ thuật của nhà thơ
- Bà thơ khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến trên cái nền cảnh thiên nhiên miền tây hùng vĩ dũ dội và mĩ lệ
- Hình tượng người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp lãng mạn đạm chất bi tráng
2. Dàn ý tham khảo
A, Mở bài: giới thiệu vấn đề nghị luận
B, Thân bài
- Giải thích
  + Đồng cảm: là biết rung cảm trước những vui buồn của người khác, đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để hiểu và cảm thông với họ.
+Sẻ chia: cùng người khác san sẻ vui buồn, những trạng thái tình cảm, tâm hồn với nhau; cả sự chia sẻ những khó khăn về vật chất, giúp nhau trong hoạn nạn...
- Bàn luận
  + Cuộc sống đầy những khó khăn vì vậy cần lắm những tấm lòng đồng cảm, sẻ chia
   • Sẻ chia về vật chất: giúp đỡ khi khó khăn, hoạn nạn.
   • Sẻ chia về tinh thần: ánh mắt, nụ cười, lời an ủi, chúc mừng, đôi khi chỉ là sự im lặng cảm thông, lắng nghe.
  + Sự đồng cảm, sẻ chia được thể hiện trong những mối quan hệ khác nhau
   • Đối với người nhận cảm thấ ấm áp hơn, động lực để vượt qua
   • Đối với người cho nhận thấy hạnh phúc, cuộc sống có ý nghĩa
  + Thực trạng đồng cảm sẻ chia trong xã hội ngày nay
  + Phê phán bệnh vô cảm, lối sống ích kỉ, sống thiếu trách nhiệm với đồng loại, với cộng đồng ở một số người.
C, Kết bài: bài học hành động của bản thân

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 12 ngắn nhất năm 2021 hay khác:


Các loạt bài lớp 12 khác