Soạn bài Tự tình 2 - Hồ Xuân Hương ngắn nhất

A. Soạn bài Tự tình - Hồ Xuân Hương (ngắn nhất)

Câu 1 (trang 19 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

Bốn câu đầu cho thấy hoàn cảnh, tâm trạng:

- Câu 1, 2:

+ Thời gian gấp gáp, vội vã : Đêm khuya, trống canh dồn => Con người chất chứa nỗi niềm, bất an

+ Không gian: “văng vẳng”: lấy động tả tĩnh => rộng lớn nhưng tĩnh vắng

+ “Trơ”: Hoàn cảnh một mình trơ trọi, “cái hồng nhan”: tiếng gọi thể hiện sự rẻ rúng

- Câu 3, 4: Vẫn trong hoàn cảnh lẻ loi, một mình mượn rượu giải sầu khi tuổi xuân sắp trôi qua mà nhân duyên vẫn chưa trọn vẹn

=> Hoàn cảnh lẻ loi, buồn tủi trong đêm và tâm trạng cô đơn, xót xa, chán chường

Câu 2 (trang 19 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

- Cảnh thiên nhiên qua cảm nhận của người mang niềm phẫn uất và bộc lộ cá tính:

+ Rêu: sự vật yếu ớt, hèn mọn mà cũng không chịu mềm yếu

+ Đá: im lìm nhưng nay phải rắn chắc hơn, phải nhọn hoắt lên để “đâm toạc chân mây”

+ Động từ mạnh xiên, đâm kết hợp với bổ ngữ ngang, toạc: thể hiện sự bướng bỉnh, ngang ngạnh

=> Cảnh thiên nhiên góp phần diễn tả tâm trạng, phẫn uất, thái độ, bản lĩnh không cam chịu như muốn thách thức số phận của Hồ Xuân Hương

Câu 3 (trang 19 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

- Hai câu kết nói lêntâm trạng chán chường, buồn tủi, chua xót, ngậm ngùi của tác giả khi mảnh tình vốn đã không được trọn vẹn nhưng ở đây còn phải san sẻ (thân phận làm lẽ), đồng thời, cũng nói hộ cho số phận éo của những người phụ nữ dưới xã hội phong kiến nam quyền

Câu 4 (trang 19 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

- Hai luận điểm:

+ Bi kịch duyên phận: Tình cảnh lẻ loi, chán chường, hẩm hiu của một người con gái đã qua tuổi thanh xuân nhưng hạnh phúc vẫn chưa trọn vẹn, đành tìm rượu giải sầu nhưng càng sầu thêm, bi kịch làm lẽ,...

+ Khát vọng sống, hạnh phúc: Khát vọng hạnh phúc, mong muốn vượt lên, thchs thức số phận (tập trung ở hai câu 5+6)

Luyện tập

Bài 1 (trang 20 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

Soạn bài Tự tình - Hồ Xuân Hương ngắn nhất

Bài 2 (trang 20 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

HS học thuộc và đọc diễn cảm

Xem thêm các bài soạn Tự tình - Hồ Xuân Hương hay, ngắn khác:

Bài giảng: Tự tình - Cô Thúy Nhàn (Giáo viên VietJack)

B. Tác giả

- Tên: Hồ Xuân Hương, sống và khoảng nửa cuối thế kỉ XVIII – nửa cuối thế kỉ XIX

- Quê quán: Huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. 

- Quá trình hoạt động văn học:

 + Là người cùng thời với Nguyễn Du, bà sống trong một thời đại biến động, đầy bão táp khiến thân phận con người nhất là người phụ nữ chìm nổi lênh đênh

 + Cuộc đời Xuân Hương nhiều cay đắng bất hạnh:

  • bà là con vợ lẽ
  • tình duyên trắc trở, long đong: hai lần lấy chồng đều làm lẽ, chồng đều qua đời sớm

   + Bà là người phụ nữ đặc biệt thời bấy giờ: từng đi nhiều nơi, giao du với nhiều văn nhân thời bấy giờ

 Tất cả tạo nên một Hồ Xuân Hương sắc xảo, cá tính, bản lĩnh.

- Phong cách nghệ thuật: 

   + chủ đề lớn trong thơ Hồ Xuân Hương là chủ đề người phụ nữ

   + viết về người phụ nữ, thơ bà vừa là tiếng nói cảm thương vừa là tiếng nói khẳng định đề cao, tiếng nói tự ý thức đầy bản lĩnh

 Hồ Xuân Hương được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm, nữ sĩ nổi loạn.

- Tác phẩm chính: 

   + tập Lưu Hương kí gồm 24 bài chữ Hán và 28 bài chữ Nôm, là tiếng nói tình yêu đôi lứa với các cung bậc u buồn, thương nhớ, ước nguyện, gắn bó thủy chung.

   + khoảng 40 bài thơ Nôm truyền tụng

C. Tác phẩm

- Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: 

 + Tự tình (bài II) nằm trong chùm thơ Tự tình ba bài của Hồ Xuân Hương.

 + Chùm thơ Tự tình bộc lộ cảnh ngộ éo le ngang trái cùng những nỗi niềm buồn tủi cay đắng của thi sĩ.

- Thể thơ: 7 chữ

- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm

- Bố cục: 

 + Đề (hai câu đầu): Nỗi niềm buồn tủi cô đơn của nữ sĩ trong đêm khuya thanh vắng

 + Thực (hai câu tiếp): Tình cảnh đầy chua xót, bẽ bàng

 + Luận ( hai câu tiếp theo): Thái độ phản kháng phẫn uất

 + Kết (hai câu cuối): Tâm trạng chán chường, buồn tủi

-   Giá trị nội dung: 

 + Tự tình (bài II) thể hiện tân trạng, thái độ của Hồ Xuân Hương: vừa đau buồn, vừa phẫn uất trước duyên phận, gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch, đồng thời bài thơ cũng cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của nữ sĩ.

-   Giá trị nghệ thuật: 

 + Bài thơ khẳng định tài năng độc đáo của Bà chúa thơ Nôm trong nghệ thuật sử dụng từ ngữ và xây dựng hình tượng.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 ngắn nhất năm 2021 hay khác:

Xem thêm bài soạn Tự tình ngắn gọn, hay khác:


Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học