Soạn bài Hầu trời (Tản Đà) ngắn nhất

A. Soạn bài Hầu trời (Tản Đà) (ngắn nhất)

Câu 1 (trang 17 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2)

- Phân tích khổ thơ đầu tiên: Thi nhân giới thiệu về câu chuyện được lên hầu trời.

- Cách mở đầu câu chuyện được lên tiên của Tản Đà rất duyên dáng và sáng tạo: Một giấc mơ không có thật, đến chính bản thân thi nhân cũng khó tin và cảm thấy bàng hoàng.

    + Thời gian: Buổi đêm hôm qua (Tác giả đang kể lại).

    + Không gian: Yên tĩnh.

    + Nghệ thuật:

      ● Điệp từ: "Thật" nhắc đến 4 lần.

      ● Câu cảm thán: Thật hồn! Thật phách! Thật thân thể.

→ Khẳng định giấc mơ lên tiên là có thật khiến thi nhân vừa bàng hoàng vừa vui sướng.

→ Cách dẫn gợi mở gây sự chú ý, tò mò của người đọc về câu chuyện thi nhân sắp kể.

Câu 2 (trang 17 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2)

- Thi nhân kể câu chuyện đọc thơ cho nhà trời và chư tiên nghe:

    + Thái độ của thi nhân:

      ● Rất nhiệt tình và đầy cao hứng, có phần tự đắc về tài phú văn thơ của mình khi mang hết tác phẩm mình có ra để kể.

      ● Giọng điệu khi thì truyền cảm, khi thì hóm hỉnh mang đến cảm giác sảng khoái, người nghe bị lôi cuốn vào từng vần thơ.

    + Thái độ của người nghe thơ:

      ● Nhà trời: Nhiệt thành khen ngợi.

      ● Các chư tiên: Xúc động và ngưỡng mộ tài năng của thi nhân.

→ Tản Đà là người có cá tính táo bạo, thẳng thắn bộc lộ cái tôi bản ngã nhưng cũng tự ý thức được tài năng của bản thân mình.

→ Niềm khao khát chân thành của người thi sĩ: Mong muốn được chia sẻ những tác phẩm của mình, mong nỗ lực của bản thân được trân trọng.

Câu 3 (trang 17 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2)

- Đoạn thơ hiện thực giữa cảm hứng lãng mạn:

    "Bẩm trời, cảnh con thực nghèo khó

    Trần gian thước đất cũng không có

    [...]

    Sức trong non yếu ngoài che lấp

    Một cây che chống bốn năm chiều".

- Ý nghĩa của đoạn thơ:

    + Thi nhân có nhắc đến nhiệm vụ truyền bá "thiện lương" khẳng định ông vẫn ý thức được trách nhiệm của bản thân với đời thực.

    + Khắc họa bức tranh chân thực về chính cuộc sống hiện thực của nhà thơ cũng như của nhiều văn sĩ khác. Một cuộc sống nghèo khó, "thước đất cũng không có". Một cảm xúc đau xót khi văn chương và những người văn sĩ không được trân trọng.

→ Sự lãng mạn vẫn không khiến Tản Đà thoát ly khỏi hoàn cảnh sống hiện thực. Một cuộc sống nghèo khó, vất vả nhưng thi nhân vẫn khao khát được khẳng định tài năng của mình.

Câu 4 (trang 17 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2)

"Hầu trời" có nhiều đặc sắc trong sáng tạo nghệ thuật:

- Thể thơ thất ngôn trường thiên tự do, không bị ràng buộc nên thi nhân thoải mái bộc lộ cảm xúc tự nhiên.

- Ngôn từ chọn lọc, tinh tế nhưng rất gần với đời sống. Ngay cả khi có xuất hiện tình tiết hư cấu cũng khiến người đọc dễ dàng đón nhận với cảm xúc chân thật.

- Lối kể chuyện duyên dáng, hài hước cuốn hút người đọc.

- Đóng vai người kể chuyện và cũng là nhân vật chính, Tản Đà bộc lộ cái tôi táo bạo cùng ước nguyện chân thành của mình.

Luyện tập

Bài 1 (trang 17 SGK ngữ văn 11 tập 2)

Gợi ý câu thơ hay và ấn tượng trong bài "Hầu trời":

    "Con không nói Trời đã biết

    Trời dẫu ngồi cao, Trời thấu hết

    Thôi con cứ về mà làm ăn

    Lòng thông chớ ngại chi sương tuyết!"

→ Khát vọng chân thành của thi nhân: Mong được thấu hiểu, được chia sẻ để có thể thỏa ước cống hiến tài năng cho cuộc đời.

Bài 2 (trang 17 SGK ngữ văn 11 tập 2)

- "Ngông" trong văn chương chỉ một kiểu nghệ thuật khắc họa bản thân khác thói quen của các văn nhân. Người thi sĩ tự ý thức được tài năng, nhân cách của bản thân, mong muốn được thể hiện mình, vượt qua ngoài khuôn khổ chật hẹp của xã hội.

- Các tác giả có cái "ngông": Nguyễn Tuân, Nguyễn Công Trứ, Tản Đà...

- Biểu hiện cái "Ngông" trong "Hầu trời":

    + Tự ý thức được văn mình hay nên trời và chư tiên khen ngợi.

    + Được nhà trời thấu hiểu.

    + Tự xem mình là một “trích tiên” bị đày vì tội quá ngông.

    + Tự nhận mình được nhà trời sai xuống trần hành sứ mệnh "thiên lương".

Xem thêm các bài soạn Hầu trời (Tản Đà) hay, ngắn khác:

B. Tác giả

- Tên: Tản Đà (1899-1939)

- Quê quán: …. 

- Quá trình hoạt động văn học:

 + Ông sinh ra và lớn lên trong thời buổi giao thời, Hán học đã tàn mà Tây học cũng mới bắt đầu nên con người ông kể cả học vấn, lối sống, sự nghiệp văn chương đều mang dấu ấn người của hai thế kỉ

 + Ông học Hán học từ nhỏ nhưng sau hai khóa thi Hương ông bỏ thi chuyển sang sáng tác bằng chữ quốc ngữ.

- Phong cách nghệ thuật: 

+ điệu tâm hồn mới mẻ, cái tôi lãng mạn bay bổng, vừa phóng khoáng, ngông nghênh vừa cảm thương, ưu ái

   + có lối đi riêng vừa tìm về ngọn nguồn thơ ca dân gian và dân tộc vừa có những sáng tạo độc đáo tài hoa

   + thơ văn ông chính là gạch nối giữa hai thời đại văn học của dân tộc: trung đại và hiện đại.

- Tác phẩm chính: 

   + thơ: Khối tình con I, II

   + truyện viễn tưởng: Giấc mộng con I, II

   + luận thuyết: Khối tình bản chính, Khối tình bản phụ

   + thơ và văn xuôi: Còn chơi

   + tự truyện: Giấc mộng lớn, Thơ Tản Đà

C. Tác phẩm

- Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: 

   + In trong tập thơ Còn chơi, xuất bản năm 1921

- Thể loại: Thất ngôn trường thiên tự do

- Bố cục: 

 + Phần 1 (từ đầu đến sướng lạ lùng): Giới thiệu về câu chuyện

 + Phần 2 (tiếp đến Anh gánh lên đây bán chợ trời): Thi nhân đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe.

 + Phần 3 (còn lại) : Thi nhân trò chuyện với trời.

-   Giá trị nội dung: 

  + Qua bài thơ tác giả dã thể hiện cái tôi cá nhân ngông ngạo, phóng túng, tư ý thức về tài năng, giá trị đích thực của mình và khao khát được khát vọng được khẳng định giữa cuộc đời

-   Giá trị nghệ thuật: 

+ Bài thơ có nhiều sáng tạo trong hình thức nghệ thuật: thể thơ thất ngôn trường thiên khá tự do, giọng điệu thoải mái tự nhiên, ngôn ngữ giản dị, sống động, hóm hỉnh.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 ngắn nhất năm 2021 hay khác:


Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học