5+ Soạn bài Cảm xúc mùa thu (mới)

Cảm xúc mùa thu - lớp 10 Cánh diều

Thu hứng - lớp 10 Kết nối tri thức




Lưu trữ: Soạn bài Cảm xúc mùa thu (sách Văn 10 cũ)

A. Soạn bài Cảm xúc mùa thu (ngắn nhất)

Câu 1 (trang 147 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):

- Bài thơ có thể chia thành hai phần

    + Phần 1 (4 câu thơ đầu): tả thiên nhiên ảm đạm, hiu hắt của mùa thu

    + Phần 2 (4 câu thơ cuối): cái tình của nhà thơ nhớ nước, thương dân

- Chia như vậy bởi hai phần này có tính độc lập nhất định

Câu 2 (trang 147 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):

- Nhận xét

    + bốn câu thơ đầu là cảnh được nhìn trong tầm bao quát rộng và xa (rừng phong, núi vu, kẽm vu, sóng dợn, mây trùm cửa ải,…).

    + bốn câu sau, không gian bị thu hẹp lại (khóm cúc, con thuyền) rồi gần hơn nữa, nó “lặn” vào tâm hồn của nhà thơ.

- Sở dĩ có sự vận động của không gian như thế là vì

    + thời gian đang khép lại (chiều dần buông, tầm nhìn bắt đầu thu hẹp).

    + để nó phù hợp với sự vận động của tứ thơ (từ cảnh đến tình)

Câu 3 (trang 147 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):

- Mối quan hệ của bốn câu thơ đầu là bốn câu thơ sau: cả hai góp phần tọa nên không gian bức tranh thu trầm buồn, sâu lắng

    + Bốn câu thơ đầu: miêu tả cảnh thu ở không gian rộng lớn, mênh mông

    + Bốn câu thơ sau: cảnh thu chi tiết, rõ nét, có tình

- Mối quan hệ tạo nên sự vận hành trong tứ thơ, đi từ cảnh tới tình, cảnh khởi sinh tình, tình thấm sâu vào cảnh

- Mối quan hệ với nhan đề: trong toàn bộ bài thơ, hình ảnh, câu chữ phản ánh tình cảm của thi nhân trước cảnh sắc mùa thu.

    + Bốn câu thơ đầu dù miêu tả cảnh thu nhưng phảng phất nỗi buồn

    + Bốn câu cuối là nỗi lòng của tác giả nhớ nước, thương đời

LUYỆN TẬP (trang 147 sgk Ngữ văn 10 Tập 1)

1. Đối chiếu với bản dịch của Nguyễn Công Trứ ta thấy

- Ưu điểm: bản dịch thơ cơ bản đã thể hiện được khá sắc sảo tinh thần của bài thơ

- Nhược điểm:

    + Trong câu đầu, bản dịch thơ chưa chuyển tải được ý nghĩa của từ “điêu thương” – đây là một tính từ đã được động từ hóa (làm tiêu điều), ở trong bản phiên âm nó mang nghĩa chỉ sự tàn phá khắc nghiệt của sương móc đối với rừng phong.

    + Chữ “thẳm” trong câu ba (bản dịch) chưa thật sát nghĩa, nó còn làm cho âm hưởng thơ trầm xuống.

    + Câu 5, bản dịch bỏ mất chữ “lưỡng khai”, ở câu 6, chữ “cô” chưa dịch được làm cho câu thơ chưa thật sự thể hiện được nỗi lòng của kẻ li hương

2, Chữ “lệ” trong câu thơ được hiểu theo cả hai cách nước mắt của nhà thơ và nước mắt của “hoa cúc”:

    + Mỗi khi ngắm nhìn hoa cúc, lòng tác giả lại bồi hồi nhớ về quê cũ, nước mắt rơi không ngăn lại được

    + Hoa cúc “lưỡng khai” nở gợi lên sự ra đi không trở lại nhưng cũng gợi liên tưởng về dòng lệ chứa chan ân tình không chỉ rơi một lần

Xem thêm các bài soạn Cảm xúc mùa thu hay, ngắn khác:

Bài giảng: Cảm xúc mùa thu (Thu hứng) - Cô Trương Khánh Linh (Giáo viên VietJack)

B. Tác giả

*Tiểu sử

Đỗ Phủ (712 – 770), biểu tự Tử Mỹ, hiệu Thiếu Lăng dã lão, Đỗ Lăng dã khách hay Đỗ Lăng bố y.

- Là một nhà thơ Trung Quốc nổi bật thời kì nhà Đường. Cùng với Lý Bạch, ông được coi là một trong hai nhà thơ vĩ đại nhất của lịch sử văn học Trung Quốc.

- Ông tài năng tuyệt vời và đức độ cao thượng nên từng được các nhà phê bình Trung Quốc gọi là Thi Sử và Thi Thánh.

- Trong suốt cuộc đời của mình, tham vọng lớn nhất của ông là có được một chức quan để giúp đất nước, nhưng ông đã không thể thực hiện được điều này. Cuộc đời ông, giống như cả đất nước, bị điêu đứng vì Loạn An Lộc Sơn năm 755, và 15 năm cuối đời ông là khoảng thời gian hầu như không ngừng biến động. Có một thời gian ngắn ông làm quan nhưng gần như suốt cuộc đời sống trong cảnh đau khổ, bệnh tật. Năm 755, tướng An Lộc sơn nổi dậy chống triều đình. Để tránh hiểm hoạ, vả lại cũng không được nhà vua tín nhiệm, năm 759, ông từ quan, đưa gia đình về vùng Tây Nam, một thời gian sống ở Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên. Năm 760, được bạn bè và người thân giúp đỡ, Đỗ Phủ dựng được một ngôi nhà tranh bên cạnh khe Cán Hoa ở phía tây Thành Đô. 

*Sự nghiệp văn học

- Về nội dung: 

+ Vấn đề lịch sử được đề cập trực tiếp trong thơ ông là sự bình luận các sách lược quân sự, các thắng bại của triều đình hay những ý kiến ông muốn đề đạt trực tiếp tới hoàng đế. Một cách gián tiếp, ông viết về ảnh hưởng của thời đại đối với đời sống chính mình cũng như người dân thường Trung Quốc.

+ Tình thương của Đỗ Phủ đối với chính mình và với người khác chỉ là một phần trong các chủ đề của thơ ông: ông còn sáng tác nhiều bài về những chủ đề mà trước đó bị coi là không thích hợp để thể hiện trong thơ. Các chủ đề trong thơ ông rất bao quát, như cuộc sống hàng ngày, thư họa, hội họa, thú vật và các chủ đề khác.

- Về nghệ thuật: 

+  Dù sáng tác ở mọi thể loại thơ, Đỗ Phủ nổi tiếng nhất ở cận thể thi, một kiểu thơ có nhiều ràng buộc về hình thức và số lượng từ trong câu. Khoảng hai phần ba trong 1.500 tác phẩm hiện còn của ông là ở thể này, và nói chung ông được coi là nhà thơ tiêu biểu cho thể loại này.

+ Những bài thơ đạt nhất của ông trong thể loại dùng phép đối song song để thêm nội dung biểu đạt thay vì chỉ là một quy định kỹ thuật thông thường.

*Vị trí và tầm ảnh hưởng

- Sinh thời và ngay sau khi mất, Đỗ Phủ đã không được đánh giá cao, phần vì những đổi mới trong phong cách và hình thức thơ ông. Một số bị coi là quá táo bạo và kỳ cục đối với giới phê bình văn học Trung Quốc. Chỉ một số ít tác giả đương thời có nhắc tới ông và miêu tả ông với tính chất tình cảm cá nhân, chứ không phải như một nhà thơ xuất chúng hay lý tưởng đạo đức. Thơ Đỗ Phủ cũng ít xuất hiện trong những hợp tuyển văn học thời kỳ đó.

- Tuy nhiên, ảnh hưởng của ông đối với thi ca Trung Quốc ngày càng mạnh mẽ, và tới thế kỷ thứ 9 ông đã trở nên rất nổi tiếng. 

C. Tác phẩm

- Hoàn cảnh sáng tác: năm 766, Đỗ Phủ đang ngụ cư ở Quỳ Châu.

- Xuất xứ: Bài thơ thứ nhất trong tám bài của chùm thơ Thu hứng.

- Thể loại: Thất ngôn bát cú Đường luật.

- Nhan đề: 

+ Thu: mùa thu

+ Hứng: Ý hướng, tình cảm phát sinh trước cảnh vật.

→ Cảm xúc về mùa thu.

- Bố cục: 2 phần

+ Bốn câu đầu: Cảnh thu.

+ Bốn câu sau: Tình thu.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 ngắn nhất năm 2021 hay khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:


Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học