Giải Sinh học 12 trang 61 Kết nối tri thức
Với Giải Sinh học 12 trang 61 trong Kết nối tri thức Sinh 12 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Sinh 12 trang 61.
Câu hỏi 1 trang 61 Sinh học 12: Quan sát Hình 12.1 và trình bày cơ chế phát sinh các dạng đột biến cấu trúc NST.
Lời giải:
Cơ chế phát sinh các dạng đột biến cấu trúc NST là do tác nhân đột biến làm đứt gãy các đoạn NST, đoạn bị đứt có thể không được nối lại hoặc nối lại theo cách bất thường hoặc cũng có thể được hình thành do trao đổi chéo bất thường:
Dạng đột biến |
Cơ chế phát sinh |
Mất đoạn |
Do một đoạn NST bị đứt mà không được nối lại, làm mất vật chất di truyền. Đoạn bị đứt có thể chứa tâm động hoặc không, nếu chứa tâm động thì toàn bộ nhiễm sắc thể đó sẽ bị mất. |
Lặp đoạn |
Thường xảy ra do trao đổi chéo không cân giữa hai chromatid khác nguồn trong cặp nhiễm sắc thể tương đồng làm cho một đoạn NST được lặp lại một hoặc vài lần dẫn đến gia tăng số lượng bản sao của gene trên NST, làm tăng chiều dài NST. |
Đảo đoạn |
Do một đoạn NST nào đó đứt ra rồi đảo ngược 180o và nối lại vào vị trí cũ. |
Chuyển đoạn |
Do một đoạn NST bị đứt ra và được chuyển từ vị trí này sang vị trí khác giữa các NST không tương đồng hoặc trên cùng một NST. |
Câu hỏi 2 trang 61 Sinh học 12: Phân biệt đột biến chuyển đoạn NST với đột biến đảo đoạn NST.
Lời giải:
Phân biệt đột biến chuyển đoạn NST với đột biến đảo đoạn NST:
Đột biến chuyển đoạn NST |
Đột biến đảo đoạn NST |
- Do một đoạn NST nào đó bị đứt ra và được chuyển từ vị trí này sang vị trí khác giữa các NST không tương đồng hoặc trên cùng một NST. |
- Do một đoạn NST nào đó bị đứt ra rồi đảo ngược 180o và nối lại vào vị trí cũ. |
- Có thể làm thay đổi kích thước và nhóm gene liên kết (trong trường hợp chuyển đoạn giữa các NST không tương đồng). |
- Không làm thay đổi kích thước và nhóm gene liên kết. |
Lời giải Sinh 12 Bài 12: Đột biến nhiễm sắc thể hay khác:
Xem thêm lời giải bài tập Sinh học lớp 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Sinh 12 Bài 14: Thực hành: Quan sát một số dạng đột biến nhiễm sắc thể
Sinh 12 Bài 16: Tương tác giữa kiểu gene với môi trường và thành tựu chọn giống
Sinh 12 Bài 17: Thực hành: Thí nghiệm về thường biến ở cây trồng
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:
- Giải sgk Sinh học 12 Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Sinh 12 Kết nối tri thức
- Giải SBT Sinh học 12 Kết nối tri thức
- Giải lớp 12 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 12 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 12 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT