Giải Sinh học 12 trang 51 Kết nối tri thức

Với Giải Sinh học 12 trang 51 trong Kết nối tri thức Sinh 12 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Sinh 12 trang 51.

Câu hỏi 1 trang 51 Sinh học 12: NST giới tính là gì? Hãy nêu sự khác biệt giữa NST thường và NST giới tính.

Lời giải:

- Khái niệm NST giới tính: NST giới tính là một loại NST chứa các gene quy định giới tính của một sinh vật.

- Sự khác biệt giữa NST thường và NST giới tính:

NST thường

NST giới tính

- Thường có nhiều cặp trong tế bào lưỡng bội.

- Thường chỉ có 1 cặp trong tế bào lưỡng bội.

- Thường tồn tại thành cặp tương đồng trong tế bào lưỡng bội.

- Có thể tồn tại thành cặp tương đồng (XX) hoặc không tồn tại thành cặp tương đồng (XY, XO) trong tế bào lưỡng bội.

- Mang gene quy định tính trạng thường, không liên quan đến giới tính.

- Mang gene quy định giới tính, các gene quy định tính trạng liên quan đến giới tính, các gene quy định tính trạng thường.

Câu hỏi 2 trang 51 Sinh học 12: Giải thích tại sao, theo lí thuyết, xác suất sinh con trai hoặc sinh con gái của mỗi cặp vợ chồng là như nhau và bằng 50%.

Lời giải:

Cơ chế xác định giới tính ở người là do sự phân li của cặp NST giới tính trong quá trình phát sinh giao tử (giảm phân) và sự tổ hợp lại cặp NST giới tính trong thụ tinh:

- Khi giảm phân, nam giới mang cặp NST giới tính XY cho ra 2 loại tinh trùng với tỉ lệ ngang nhau 1 chứa X : 1 chứa Y, nữ giới mang cặp NST giới tính XX chỉ cho một loại trứng chứa X.

- Qua thụ tinh, sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các giao tử đã tạo ra 2 loại hợp tử chứa XX, phát triển thành con gái và XY, phát triển thành con trai với tỉ lệ ngang nhau là 1 : 1.

→ Theo lí thuyết, xác suất sinh con trai hoặc sinh con gái của mỗi cặp vợ chồng là như nhau và bằng 50%.

Lời giải Sinh 12 Bài 10: Di truyền giới tính và di truyền liên kết với giới tính hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Sinh học lớp 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:


Giải bài tập lớp 12 Kết nối tri thức khác