Giải Sinh học 12 trang 34 Chân trời sáng tạo
Với Giải Sinh học 12 trang 34 trong Bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến nhiễm sắc thể Sinh 12 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Sinh 12 trang 34.
Câu hỏi 3 trang 34 Sinh học 12: Nguyên phân, giảm phân và thụ tinh có ý nghĩa như thế nào trong nghiên cứu di truyền?
Lời giải:
Ý nghĩa của nguyên phân, giảm phân và thụ tinh trong nghiên cứu di truyền: Sự vận động của nhiễm sắc thể trong nguyên phân, giảm phân và thụ tinh giúp cho các nhà khoa học làm sáng tỏ được cơ sở tế bào học của sự di truyền các gene quy định tính trạng từ thế hệ này sang thế hệ khác (như sự phân li độc lập của các gene nằm trên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau, sự phân li cùng nhau của các gene cùng nằm trên một nhiễm sắc thể, sự hình thành các biến dị tổ hợp và biến dị số lượng nhiễm sắc thể,…), từ đó, giải thích được tại sao thế hệ con có nhiều đặc điểm giống với bố mẹ, cơ chế hình thành các biến dị tổ hợp và sự đa dạng di truyền ở đời con.
Câu hỏi 4 trang 34 Sinh học 12: Quan sát Hình 5.3, hãy giải thích tại sao nguyên phân, giảm phân và thụ tinh quyết định quy luật vận động và truyền thông tin di truyền của các gene qua các thế hệ tế bào và cá thể.
Lời giải:
Nguyên phân, giảm phân và thụ tinh quyết định quy luật vận động và truyền thông tin di truyền của các gene qua các thế hệ tế bào và cá thể vì:
- Trong quá trình nguyên phân, nhiễm sắc thể nhân đôi và phân chia đồng đều về các tế bào con, do đó, mỗi tế bào con chứa bộ nhiễm sắc thể giống với tế bào ban đầu. Sự vận động của nhiễm sắc thể trong nguyên phân đảm bảo thông tin di truyền của các gene được truyền đạt một cách nguyên vẹn qua các thế hệ tế bào và cá thể.
- Trong giảm phân, các gene nằm trên cùng một nhiễm sắc thể được di truyền cùng nhau, các gene nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau được phân li độc lập với nhau về các giao tử; sự trao đổi chéo của hai chromatid không chị em trong cặp nhiễm sắc thể tương đồng kép ở kì đầu I của giảm phân là cơ sở của hiện tượng hoán vị gene tạo nên các giao tử mang tổ hợp gene khác nhau. Sự kết hợp giữa các giao tử trong thụ tinh hình thành các biến dị ở đời con.
Luyện tập trang 34 Sinh học 12: Dựa vào sự vận động của nhiễm sắc thể, hãy giải thích sự hình thành các biến dị tổ hợp ở đời con.
Lời giải:
Sự hình thành các biến dị tổ hợp ở đời con:
- Trong giảm phân, hiện tượng trao đổi chéo giữa các chromatid khác nguồn trong cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở kì đầu I cùng với sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các nhiễm sắc thể ở kì sau I đã hình thành các giao tử mang các tổ hợp gene khác nhau.
- Qua thụ tinh, sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các giao tử đã tạo nên nhiều biến dị tổ hợp ở đời con.
Lời giải Sinh 12 Bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến nhiễm sắc thể hay khác:
- Giải Sinh học 12 trang 33
- Giải Sinh học 12 trang 38
- Giải Sinh học 12 trang 39
- Giải Sinh học 12 trang 40
- Giải Sinh học 12 trang 41
Xem thêm lời giải bài tập Sinh học lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Sinh 12 Bài 7: Di truyền học Mendel và mở rộng học thuyết Mendel
Sinh 12 Bài 8: Các quy luật di truyền của Morgan và di truyền giới tính
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:
- Giải sgk Sinh học 12 Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Sinh 12 Chân trời sáng tạo
- Giải SBT Sinh học 12 Chân trời sáng tạo
- Giải lớp 12 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 12 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 12 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST