Giải Sinh học 12 trang 88 Cánh diều
Với Giải Sinh học 12 trang 88 trong Ôn tập Phần 5 Sinh 12 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 12 dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Sinh 12 trang 88.
Câu hỏi 1 trang 88 Sinh học 12: Hãy hoàn thành bảng sau để xác định mỗi đặc điểm cấu trúc đóng góp vào việc thực hiện chức năng nào của DNA.
Lời giải:
Đặc điểm cấu trúc |
Chức năng |
Đa phân gồm các đơn phân là các nucleotide A, T, G, C |
Mang thông tin di truyền
|
Có tính đặc thù về số lượng, thành phần, trật tự sắp xếp các nucleotide |
Mang thông tin di truyền đặc trưng cho loài |
Liên kết hóa trị phosphodiester giữa các nucleotide trên một mạch |
Bảo quản thông tin di truyền |
Mạch kép, liên kết hydrogen giữa các nitrogenous base trên hai mạch theo nguyên tắc bổ sung |
Bảo quản thông tin di truyền đồng thời tạo đều kiện cho quá trình truyền đạt thông tin di truyền |
Trình tự các nucleotide có thể biến đổi |
Tạo sự đa dạng di truyền |
Câu hỏi 2 trang 88 Sinh học 12: Nêu một ví dụ về ứng dụng thực tiễn của phiên mã ngược. Tại sao có thể áp dụng nguyên tắc phiên mã ngược trong ứng dụng đó?
Lời giải:
- Một ví dụ về ứng dụng thực tiễn của phiên mã ngược: Ứng dụng RT-PCR để xét nghiệm virus gây bệnh có hệ gene là RNA như HIV, SARS-CoV-2,…
- Giải thích: Đầu tiên cần sử dụng quá trình phiên mã ngược (tức chuyển RNA thành DNA vì cấu tạo của virus SAR-COV-2/COVID-19 là RNA) để thu được DNA, sau đó dùng PCR để khuếch đại DNA đó, đủ để phân tích. Do đó RT-PCR có thể phát hiện ra SARS-CoV-2 (chỉ chứa RNA). Quy trình RT-PCR thường cần khoảng 3h hoặc hơn.
Câu hỏi 3 trang 88 Sinh học 12: Hãy ghép chữ cái chỉ mỗi thành phần tham gia vào quá trình biểu hiện gene phù hợp với chữ số trên hình chỉ thành phần liên quan đến dịch mã.
a. Đầu 3' của mRNA; g. Bộ ba mở đầu;
b. Ribosome; h. mRNA;
c. Anticodon; i. Vị trí A;
d. tRNA; k. Vị trí P;
e. Liên kết peptide; l. Vị trí E.
Lời giải:
1 - g
2 - h
3 - d
4 - e
5 - i
6 - c
7 - a
Câu hỏi 4 trang 88 Sinh học 12: Một chủng E. coli mang đột biến làm cho trình tự nucleotide ở O (operator) thay đổi, dẫn đến protein ức chế không thể liên kết với O. Sự biểu hiện của các gene cấu trúc ở operon lac như thế nào trong điều kiện môi trường không có lactose và có lactose? Giải thích.
Lời giải:
Do đột biến ở vùng O, protein ức chế không thể liên kết được. Do đó, RNA polymerase có thể liên kết với vùng P để thực hiện phiên mã các gene cấu trúc bất kể môi trường có lactose hay không. Các gene cấu trúc sẽ được biểu hiện liên tục, tạo ra các enzyme phân giải lactose dù không cần thiết.
Câu hỏi 5 trang 88 Sinh học 12: Ở thỏ, màu của mô mỡ do một gene có hai allele quy định (A và a). Màu sắc mỡ cũng bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn của thỏ. Khi ăn theo thực đơn bình thường, allele A quy định mỡ màu trắng trội hơn allele a quy định mỡ màu vàng. Khi ăn theo thực đơn đặc biệt, thỏ có kiểu gene khác nhau về gene này đều có mỡ màu trắng. Thực hiện phép lai thỏ có kiểu gene Aa với thỏ có mỡ màu vàng. Hãy xác định tỉ lệ thỏ có mỡ vàng và thỏ có mỡ trắng ở đời lai F1 trong mỗi trường hợp sau:
a. Cho thỏ F1 ăn theo thực đơn bình thường.
b. Cho thỏ F1 ăn theo thực đơn đặc biệt.
Lời giải:
Quy ước: Allele A quy định mỡ màu trắng trội hơn allele a quy định mỡ màu vàng.
Thực hiện phép lai thỏ có kiểu gene Aa với thỏ có mỡ màu vàng aa. Ta có: P: Aa × aa → F1: 1 Aa : 1 aa.
a. Cho thỏ F1 ăn theo thực đơn bình thường
Khi ăn theo thực đơn bình thường, allele A quy định mỡ màu trắng trội hơn allele a quy định mỡ màu vàng → F1: 1 Aa : 1 aa ↔ 50% thỏ có mỡ màu trắng : 50% thỏ có mỡ màu vàng.
b. Khi ăn theo thực đơn đặc biệt, thỏ có kiểu gene khác nhau về gene này đều có mỡ màu trắng → F1: 1 Aa : 1 aa ↔ 100% thỏ có mỡ màu trắng.
Câu hỏi 6 trang 88 Sinh học 12: Hai quần thể I và II ở thế hệ ban đầu đều có tần số các kiểu gene tương ứng là 0,25 AA; 0,5 Aa; 0,25 aa. Trong đó, quần thể I gồm các cây giao phấn, quần thể II gồm các cây tự thụ phấn bắt buộc. Theo lí thuyết, sau hai thế hệ, quần thể nào có tần số kiểu gene dị hợp tử cao hơn. Giải thích.
Lời giải:
- Sau hai thế hệ, quần thể I có tần số kiểu gene dị hợp tử cao hơn.
- Giải thích:
+ Sự giao phấn ngẫu nhiên có xu hướng làm ổn định cấu trúc di truyền của quần thể (duy trì trạng thái cân bằng di truyền của quần thể). Do đó, theo lí thuyết, sau 2 thế hệ giao phấn, tần số kiểu gene dị hợp tử Aa của quần thể I không thay đổi.
+ Sự tự thụ phấn có xu hướng làm thay đổi tần số các kiểu gene của quần thể theo hướng tăng tần số kiểu gene đồng hợp AA và aa, giảm tần số kiểu gene dị hợp. Do đó, theo lí thuyết, sau 2 thế hệ giao phấn, tần số kiểu gene dị hợp tử Aa của quần thể II giảm < 0,5.
→ Sau hai thế hệ, quần thể I có tần số kiểu gene dị hợp tử cao hơn.
Xem thêm lời giải bài tập Sinh học lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Sinh 12 Bài 16: Quan niệm của Darwin về chọn lọc tự nhiên và hình thành loài
Sinh 12 Bài 19: Sự phát sinh, phát triển sự sống trên Trái Đất và hình thành loài người
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:
- Giải sgk Sinh học 12 Cánh diều
- Giải Chuyên đề Sinh 12 Cánh diều
- Giải SBT Sinh học 12 Cánh diều
- Giải lớp 12 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 12 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 12 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều