Giải Sinh học 12 trang 23 Cánh diều

Với Giải Sinh học 12 trang 23 trong Cánh diều Sinh 12 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Sinh 12 trang 23.

Mở đầu trang 23 Sinh học 12: Quan sát hình 4.1 và nhận xét sự khác nhau giữa đoạn trình tự mã hoá ở gene HBB của người bình thường và người bị bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm. Cho biết nguyên nhân, cơ chế phát sinh của bệnh này. Có thể dự đoán được sự xuất hiện của bệnh dựa trên sự phân tích kiểu gene của bố mẹ không? Vì sao?

Quan sát hình 4.1 và nhận xét sự khác nhau giữa đoạn trình tự mã hoá ở gene HBB

Lời giải:

- Nhận xét sự khác nhau giữa đoạn trình tự mã hoá ở gene HBB của người bình thường và người bị bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm: Người bị bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm có cặp nucleotide số 5 là A – T thay vì là T – A như ở người bình thường.

- Nguyên nhân, cơ chế phát sinh của bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm:

+ Nguyên nhân: Bệnh do nguyên nhân bên trong (sự rối loạn sinh lí, hóa sinh của tế bào) hoặc do nguyên nhân bên ngoài (các tác nhân vật lí, hóa học, sinh học) tác động dẫn đến biến đổi cấu trúc của gene HBB.

+ Cơ chế: Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm do đột biến thay thế cặp T – A thành cặp A – T ở vị trí mã bộ ba thứ 6 trong gene HBB dẫn đến thay vì ở vị trí này trong chuỗi polypeptide do gene này quy định là amino acid glutamic acid thì lại là amino acid valine. Valine làm hemoglobin bị khử oxygen, trở thành không hòa tan, hình thành những bó sợi hình ống quánh đặc làm biến dạng hình hồng cầu.

- Gene gây bệnh có thể xuất hiện do truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác (trong trường hợp này có thể dự đoán được sự xuất hiện của bệnh dựa trên sự phân tích kiểu gene của bố mẹ) hoặc tự phát (trong trường hợp này không thể dự đoán được sự xuất hiện của bệnh dựa trên sự phân tích kiểu gene của bố mẹ).

Câu hỏi 1 trang 23 Sinh học 12: Quan sát hình 4.2, phân biệt các dạng đột biến gene.

Quan sát hình 4.2, phân biệt các dạng đột biến gene

Lời giải:

Phân biệt các dạng đột biến gene:

- Dạng đột biến mất một cặp nucleotide: Đột biến làm cho gene bị mất 1 cặp nucleotide.

- Dạng đột biến thêm một cặp nucleotide: Đột biến làm cho gene bị thêm 1 cặp nucleotide.

- Dạng đột biến thay thế một cặp nucleotide: Đột biến làm cho một cặp nucleotide trong gene được thay thế bằng một cặp nucleotide khác.

Tiêu chí

phân biệt

Thay thế

1 cặp nucleotide

Mất

1 cặp nucleotide

Thêm

1 cặp nucleotide

Số lượng nucleotide

Không thay đổi

Giảm 1 cặp nucleotide

Tăng 1 cặp nucleotide

Chiều dài gene

Không thay đổi

Giảm 3,4 Å

Tăng 3,4 Å

Trình tự nucleotide trên gene

Thay đổi ở 1 vị trí xảy ra đột biến

Thay đổi từ vị trí xảy ra đột biến trở đi

Thay đổi từ vị trí xảy ra đột biến trở đi

Số liên kết hydrogene

- Tăng lên 1 nếu thay thế A-T bằng G-C.

- Giảm xuống 1 nếu thay thế G-C bằng A-T.

- Không thay đổi nếu thay thế A-T bằng T-A hoặc G-C bằng C-G.

Giảm xuống 2 (mất cặp A-T) hoặc 3 (mất cặp G->C).

Tăng lên 2 (thêm cặp A-T) hoặc 3 (thêm cặp G – C).

Sự ảnh hưởng lên protein

Tùy thuộc vào hướng đột biến thay thế:

- Đột biến đồng nghĩa: mã di truyền không thay đổi, không ảnh hưởng đến phân tử protein nó điều khiển tổng hợp.

- Đột biến sai nghĩa: làm thay đổi 1 amino acid ở vị trí đột biến.

- Đột biến vô nghĩa: làm xuất hiện sớm bộ ba kết thúc trên gene → làm phân tử protein ngắn lại, thậm chí không được tổng hợp.

- Cấu trúc của protein bị thay đổi bắt đầu từ vị trí đột biến do thay đổi khung đọc mã di truyền.

- Cấu trúc của protein bị thay đổi bắt đầu từ vị trí đột biến do thay đổi khung đọc mã di truyền.

Lời giải bài tập Sinh 12 Bài 4: Đột biến gene hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Sinh học lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:


Giải bài tập lớp 12 Cánh diều khác