Giải Sinh học 12 trang 136 Cánh diều
Với Giải Sinh học 12 trang 136 trong Bài 22: Sinh thái học quần xã Sinh 12 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 12 dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Sinh 12 trang 136.
Câu hỏi 9 trang 136 Sinh học 12: Lấy ví dụ về các quan hệ cộng sinh, hợp tác và hội sinh giữa các loài sinh vật.
Lời giải:
- Ví dụ về quan hệ cộng sinh giữa các loài sinh vật: Sự cộng sinh giữa vi khuẩn Rhizobium và cây họ Đậu; nấm, vi khuẩn lam/tảo lục đơn bào cộng sinh trong địa y; vi khuẩn phân giải cellulose sống cộng sinh trong đường tiêu hóa của động vật ăn cỏ;…
- Ví dụ về quan hệ hợp tác giữa các loài sinh vật: Sự hợp tác giữa cò ruồi và trâu; chim hút mật và thực vật; cá mập và cá xỉa răng; rệp cây và kiến;…
- Ví dụ về quan hệ hội sinh giữa các loài sinh vật: Sự hội sinh giữa phong lan sống bám trên cây gỗ lớn; cá ép sống bám trên cá lớn;…
Câu hỏi 10 trang 136 Sinh học 12: Phân biệt mối quan hệ cạnh tranh, sinh vật này ăn sinh vật khác, kí sinh, ức chế - cảm nhiễm giữa các loài sinh vật.
Lời giải:
Phân biệt mối quan hệ cạnh tranh, sinh vật này ăn sinh vật khác, kí sinh, ức chế - cảm nhiễm giữa các loài sinh vật:
Mối quan hệ |
Đặc điểm |
Ví dụ |
Cạnh tranh |
Là mối quan hệ trong đó các loài sinh vật cạnh tranh nguồn dinh dưỡng, nơi ở. Trong mối quan hệ này, các loài đều bị ảnh hưởng bất lợi. |
Sự cạnh tranh về nguồn sống giữa cây trồng và cỏ; linh cẩu và sư tử cạnh tranh nhau nguồn thức ăn; canh tranh thức ăn giữa thỏ và cừu;… |
Sinh vật này ăn sinh vật khác |
Là mối quan hệ trong đó một loài sinh vật sử dụng loài sinh vật khác làm thức ăn. Trong mối quan hệ này, loài ăn thịt có lợi còn loài con mồi bị hại. |
Trâu ăn cỏ; chim ăn côn trùng; nắp ấm bắt mồi; cá ăn thực vật thủy sinh;… |
Kí sinh |
Là mối quan hệ trong đó một loài sinh vật sống kí sinh trên cơ thể của các loài khác (vật chủ), loài kí sinh sử dụng các chất dinh dưỡng của cơ thể vật chủ để sinh trưởng, phát triển và có thể làm vật chủ chết dần. Trong mối quan hệ này, loài kí sinh được lợi còn vật chủ bị hại. |
Giun, sán sống kí sinh ở người và động vật; rận, chấy sống trên da động vật; nấm kí kí sinh trên cơ thể côn trùng; cây tầm gửi, tơ hồng kí sinh trên cây thân gỗ;… |
Ức chế - cảm nhiễm |
Là mối quan hệ khi một loài sinh vật trong quá trình sống đã tạo ra chất độc gây hại cho các loài sinh vật khác. Trong mối quan hệ này, loài bị ảnh hưởng bởi chất độc là loài bị hại còn loài tạo ra chất độc không có lợi, cũng không có hại. |
Hiện tượng tảo nở hoa (tảo phát triển quá mức) làm các loài động vật thủy sinh như tôm, cua, cá bị chết; cây tỏi, thông đỏ, vân sam,… tiết ra chất ức chế các vi sinh vật sống xung quanh;… |
Lời giải bài tập Sinh 12 Bài 22: Sinh thái học quần xã hay khác:
Xem thêm lời giải bài tập Sinh học lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:
- Giải sgk Sinh học 12 Cánh diều
- Giải Chuyên đề Sinh 12 Cánh diều
- Giải SBT Sinh học 12 Cánh diều
- Giải lớp 12 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 12 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 12 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều