Giải Sinh học 12 trang 116 Cánh diều
Với Giải Sinh học 12 trang 116 trong Bài 20: Môi trường sống và các nhân tố sinh thái Sinh 12 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 12 dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Sinh 12 trang 116.
Câu hỏi 6 trang 116 Sinh học 12: Lấy ví dụ về sự tác động không đồng đều của nhân tố sinh thái.
Lời giải:
Ví dụ về sự tác động không đồng đều của nhân tố sinh thái:
- 100 % trứng của rùa biển Chelonia mydas nở thành con đực khi ấp ở 27,6 °C còn khi ấp ở nhiệt độ lớn hơn hoặc bằng 30,6 °C thì 100 % trứng nở thành rùa cái.
- Cá hồi (Salmo solar) sinh ra và lớn lên ở vùng nước ngọt, đến khi trưởng thành chúng bơi ra vùng nước mặn để sinh sống, đến mùa sinh sản chúng quay trở về vùng nước ngọt để đẻ trứng.
- Ở cây lúa nước, vào giai đoạn đẻ nhánh cần giữ nước trong ruộng ở mức 3 – 5 cm, sau khi đẻ nhánh tối đa, phân hóa đốt thì rút bớt nước để hạn chế lúa đẻ nhanh vô hiệu.
Câu hỏi 7 trang 116 Sinh học 12: Nêu ví dụ về sự tác động của ánh sáng đến sinh vật và sự thích nghi của sinh vật với các điều kiện ánh sáng khác nhau.
Lời giải:
Ví dụ về sự tác động của ánh sáng đến sinh vật và sự thích nghi của sinh vật với các điều kiện ánh sáng khác nhau:
- Hoa cúc ra hoa trong điều kiện ngày ngắn, thanh long ra hoa trong điều kiện ngày dài.
- Cây ưa sáng sống nơi quang đãng hoặc ở tầng trên của tán rừng có đặc điểm thích nghi với điều kiện cường độ ánh sáng mạnh: Lá nhỏ, phiến lá dày và cứng, mô giậu phát triển, mô dẫn phát triển mạnh, lá xếp nghiêng so với mặt đất, nhờ đó tránh được những tia nắng chiếu thẳng vào bề mặt lá. Cây ưa bóng sống dưới tán của các cây khác, có đặc điểm thích nghi với điều kiện cường độ ánh sáng yếu: Lá thường lớn, phiến lá mỏng, mạng gân lá ít, ít khí khổng, lá xếp xen kẽ và thường nằm ngang, nhờ đó thu nhận được nhiều ánh sáng.
- Nhiều loài chim di cư có khả năng định hướng đường bay theo ánh sáng mặt trời và các vì sao.
- Các loài động vật hoạt động vào ban ngày (ong, thằn lằn, đại bàng, hươu,…) có cơ quan tiếp nhận ánh sáng phát triển; động vật hoạt động về đêm hoặc nơi thiếu ánh sáng có cơ quan thị giác rất phát triển (cú lợn, gấu mèo,…) hoặc có cơ quan thị giác bị tiêu giảm nhường chỗ cho cơ quan xúc giác, khứu giác, thính giác phát triển (dơi, lươn,…).
Lời giải bài tập Sinh 12 Bài 20: Môi trường sống và các nhân tố sinh thái hay khác:
Xem thêm lời giải bài tập Sinh học lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:
- Giải sgk Sinh học 12 Cánh diều
- Giải Chuyên đề Sinh 12 Cánh diều
- Giải SBT Sinh học 12 Cánh diều
- Giải lớp 12 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 12 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 12 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều