Giải Sinh học 11 trang 96 Kết nối tri thức
Với Giải Sinh học 11 trang 96 trong Kết nối tri thức Sinh 11 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Sinh học lớp 11 trang 96.
Câu hỏi trang 96 Sinh học 11: Nêu một số ví dụ khác về việc vận dụng hiện tượng hướng động, ứng động trong thực tiễn sản xuất.
Lời giải:
Một số ví dụ khác về việc vận dụng hiện tượng hướng động, ứng động trong thực tiễn sản xuất:
- Ứng dụng của tính hướng sáng, trồng xen canh cây ưa sáng và cây ưa bóng, dùng đèn ánh sáng nhân tạo,… để tăng năng suất cho cây trồng.
- Ứng dụng của tính hướng hóa, bón phân nông cho cây có rễ chùm, bón phân sâu cho cây có rễ cọc.
- Sử dụng biện pháp bảo quản khô để kéo dài thời gian ngủ của nhiều loại hạt giống như lúa, ngô, đỗ, lạc,…
- Tăng thời gian chiếu sáng ở thanh long, cúc, mía,… để điều khiển quá trình ra hoa.
Câu hỏi 1 trang 96 Sinh học 11: Dựa trên cơ chế hướng động, giải thích về phản ứng hướng trọng lực dương của rễ cây trong hình 15.5 dưới tác động của auxin.
Lời giải:
Phản ứng hướng trọng lực dương của rễ cây trong hình được giải thích như sau:
- Khi đặt rễ cây nằm ngang, do tác động của trọng lực, dẫn đến sự phân bố không đều của auxin ở 2 phía của rễ, trong đó, nồng độ auxin phía dưới cao hơn phía trên của rễ.
- Do các tế bào rễ có độ nhạy cảm cao hơn đối với auxin so với các tế bào ở thân dẫn đến sự phân bố nhiều auxin ở phía dưới gây ra sự ức chế sinh trưởng của các tế bào rễ phía dưới, ngược lại, phía trên ít auxin nên sinh trưởng nhanh hơn. Kết quả rễ cây cong xuống dưới (cùng chiều trọng lực).
Câu hỏi 2 trang 96 Sinh học 11: Cho các hiện tượng sau: đóng mở của khí khổng, nở hoa của cây mười giờ, leo giàn của cây thiên lí. Các hiện tượng trên thuộc hình thức cảm ứng nào? Giải thích.
Lời giải:
- Hiện tượng “đóng mở của khí khổng” thuộc kiểu ứng động không sinh trưởng. Vì hiện tượng này là vận động thuận nghịch do sự biến đổi sức trương nước của khí khổng dưới tác dụng của các tác nhân kích thích không định hướng như nhiệt độ, cường độ ánh sáng, độ ẩm không khí, gió,…
- Hiện tượng “nở của cây mười giờ” thuộc kiểu ứng động sinh trưởng. Vì hiện tượng này xảy ra do tốc độ sinh trưởng và phân chia tế bào không đều ở mặt trên và mặt dưới của hoa làm cho hoa nở hoặc khép dưới tác dụng của các tác nhân kích thích không định hướng mang tính chu kì như nhiệt độ, ánh sáng,…
- Hiện tượng “leo giàn của cây thiên lí” thuộc kiểu hướng động (hướng tiếp xúc). Vì hiện tượng này là phản ứng sinh trưởng của cây đối với tác động cơ học (tiếp xúc) đến từ một phía.
Câu hỏi 3 trang 96 Sinh học 11: Tại sao trong quy trình làm rau mầm, người ta thường che tối khoảng 2 – 3 ngày đầu khi hạt mới nảy mầm?
Lời giải:
Trong quy trình làm rau mầm, người ta thường che tối khoảng 2 – 3 ngày đầu khi hạt mới nảy mầm vì: Khi che tối, auxin được tổng hợp nhiều hơn thúc đẩy cây mầm vươn dài, tăng chiều cao nhanh chóng. Nhờ đó, rút ngắn được thời gian gieo trồng rau mầm.
Lời giải bài tập Sinh 11 Bài 15: Cảm ứng ở thực vật hay khác:
Xem thêm lời giải bài tập Sinh học lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 11 hay khác:
- Giải sgk Sinh học 11 Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Sinh 11 Kết nối tri thức
- Giải SBT Sinh học 11 Kết nối tri thức
- Giải lớp 11 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 11 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 11 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 11 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 11 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 11 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 11 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 11 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 11 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - KNTT
- Giải sgk Tin học 11 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 11 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 11 - KNTT