Giải Sinh học 11 trang 75 Kết nối tri thức
Với Giải Sinh học 11 trang 75 trong Kết nối tri thức Sinh 11 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Sinh học lớp 11 trang 75.
Câu hỏi 1 trang 75 Sinh học 11: Miễn dịch không đặc hiệu bảo vệ cơ thể chống lại mầm bệnh như thế nào?
Lời giải:
Miễn dịch không đặc hiệu thể hiện đáp ứng giống nhau chống lại các tác nhân gây bệnh khác nhau:
- Khi tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể thì đầu tiên sẽ gặp phải sự bảo vệ của hàng rào bảo vệ vật lí và hóa học trong các cơ quan và hệ cơ quan của cơ thể như da, hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, hệ bài tiết, hệ sinh dục,… Cụ thể:
+ Da: Lớp sừng và lớp tế bào biểu bì chết ép chặt với nhau ngăn chặn mầm bệnh xâm nhập; vi khuẩn vô hại trên bề mặt da cạnh tranh phát triển với vi khuẩn gây bệnh;…
+ Hệ bài tiết và hệ sinh dục: pH thấp trong âm đạo và nước tiểu ức chế nấm, virus, vi khuẩn phát triển; dòng nước tiểu cuốn trôi mầm bệnh ra ngoài;…
+ Hệ hô hấp: Lớp dịch nhày trong khí quản, phế quản giữ bụi và mầm bệnh; các lông nhỏ đẩy dịch nhày chứa bụi và mầm bệnh lên hầu, sau đó vào thực quản và dạ dày;…
+ Hệ tiêu hóa: Lysozyme trong nước bọt, acid và enzyme pepsin trong dạ dày tiêu diệt vi khuẩn, virus, nấm,…
- Một số trường hợp, mầm bệnh vượt qua được hàng rào bảo vệ vật lí và hóa học thì chúng sẽ gặp hàng rào bảo vệ tiếp theo đó là các đáp ứng không đặc hiệu như thực bào, viêm, sốt, các peptide và protein chống lại mầm bệnh,…
Câu hỏi 2 trang 75 Sinh học 11: Tại sao sốt vừa có ích lại vừa có hại đối với cơ thể?
Lời giải:
Sốt là tình trạng thân nhiệt cơ thể tăng lên và duy trì ở mức cao hơn thân nhiệt bình thường. Sốt vừa có ích lại vừa có hại đối với cơ thể vì:
- Khi vùng tổn thương nhiễm khuẩn, đại thực bào vi khuẩn, virus và tiết ra chất gây sốt kích thích trung khu điều hòa thân nhiệt ở vùng dưới đồi, làm cơ thể tăng sinh nhiệt và sốt. Trong trường hợp này, sốt có tác dụng bảo vệ cơ thể qua: ức chế vi khuẩn, virus tăng sinh; làm gan tăng nhận sắt từ máu (chất cần cho sinh sản của vi khuẩn); làm tăng hoạt động thực bào của bạch cầu;…
- Tuy nhiên, vì sốt cao làm tăng phản ứng quá mẫn gây sốc, tăng quá trình tiêu hủy, giảm kẽm và sắt trong máu, gây mất nước, do đó, sốt cao trên 39 oC có thể gây nguy hiểm cho cơ thể như co giật, hôn mô, thậm chí tử vong.
Lời giải bài tập Sinh 11 Bài 12: Miễn dịch ở người và động vật hay khác:
- Giải Sinh học 11 trang 72
- Giải Sinh học 11 trang 73
- Giải Sinh học 11 trang 78
- Giải Sinh học 11 trang 79
Xem thêm lời giải bài tập Sinh học lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 11 hay khác:
- Giải sgk Sinh học 11 Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Sinh 11 Kết nối tri thức
- Giải SBT Sinh học 11 Kết nối tri thức
- Giải lớp 11 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 11 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 11 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 11 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 11 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 11 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 11 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 11 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 11 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - KNTT
- Giải sgk Tin học 11 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 11 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 11 - KNTT