Giải Sinh học 11 trang 117 Kết nối tri thức
Với Giải Sinh học 11 trang 117 trong Kết nối tri thức Sinh 11 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Sinh học lớp 11 trang 117.
Câu hỏi 1 trang 117 Sinh học 11: Khi nào tập tính được biểu hiện? Lấy một số ví dụ về tập tính ở động vật và cho biết mỗi tập tính đó có ý nghĩa gì đối với động vật.
Lời giải:
- Tập tính được biểu hiện khi động vật bị kích thích. Kích thích có thể đến từ bên trong hoặc từ bên ngoài cơ thể.
- Một số ví dụ về tập tính ở động vật và ý nghĩa của tập tính đó:
Tập tính |
Ý nghĩa của tập tính |
Tập tính đứng tập trung xếp thành vòng tròn và thay phiên nhau hứng gió lạnh của chim cánh cụt. |
Giúp chim cánh cụt duy trì được thân nhiệt, vượt qua được điều kiện khí hậu lạnh khắc nghiệt. |
Tập tính ngủ đông của gấu. |
Giúp gấu duy trì sự sống qua mùa động lạnh giá và thiếu thức ăn. |
Tập tính bỏ chạy khi nhìn thấy mèo của chuột. |
Giúp chuột tránh khỏi được sự săn đuổi của vật săn mồi – con mèo. |
Tập tính ấp trứng và chăm sóc, bảo vệ con non của các loài chim. |
Giúp tạo điều kiện thuận lợi nhất cho chim non sinh trưởng và phát triển. |
Tập tính tập thể dục buổi sáng ở người. |
Giúp con người tăng cường sức khỏe. |
Tập tính đánh dấu lãnh thổ bằng nước tiểu của chó |
Giúp chó bảo vệ được nơi ở, nguồn thức ăn, bạn tình,… của mình. |
Câu hỏi 2 trang 117 Sinh học 11: Cho biết sự khác nhau giữa tập tính bẩm sinh và tập tính học được. Tìm thêm ví dụ về hai loại tập tính này.
Lời giải:
- Sự khác nhau giữa tập tính bẩm sinh và tập tính học được:
Tiêu chí |
Tập tính bẩm sinh |
Tập tính học được |
Nguồn gốc |
Có tính bẩm sinh, do gene quy định. |
Hình thành trong đời sống cá thể. |
Tính chất |
Di truyền, rất bền vững, đặc trưng cho loài. |
Không di truyền, dễ mất đi nếu không được củng cố, mang tính đặc trưng cá thể. |
Tác nhân kích thích |
Tác nhân kích thích thích ứng với thụ thể cảm giác. |
Tác nhân kích thích bất kì đối với thụ thể cảm giác. |
Số lượng |
Số lượng có giới hạn. |
Số lượng không giới hạn. |
Trung ương |
Tuỷ sống, thân não. |
Có sự tham gia của vỏ não. |
- Một số ví dụ về hai loại tập tính trên:
+ Ví dụ về tập tính bẩm sinh: Ếch đực kêu sau cơn mưa đầu hạ để gọi bạn tình; Ve sầu non (ấu trùng) sau khi nở sẽ chui xuống đất, khi trưởng thành sẽ chui lên, leo lên cây để lột xác; Gà trống gáy vào mỗi sớm; Gà con khi mới nở có tập tính đi theo vật chuyển động đầu tiên mà chúng nhìn thấy; Cóc nghiến răng khi trời sắp mưa;…
+ Ví dụ về tập tính học được: Gà con thấy có diều hâu sẽ nhanh chóng trốn vào chỗ gà mẹ; Các con thỏ vừa thay nhau ăn vừa thay nhau canh chừng các loài thú ăn thịt; Rái cá "xây đập nước" để ở; Tập thể dục buổi sáng ở người;…
Lời giải bài tập Sinh 11 Bài 18: Tập tính ở động vật hay khác:
Xem thêm lời giải bài tập Sinh học lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Sinh 11 Bài 19: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật
Sinh 11 Bài 21: Thực hành: Bấm ngọn, tỉa cành, xử lí kích thích tố và tính tuổi cây
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 11 hay khác:
- Giải sgk Sinh học 11 Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Sinh 11 Kết nối tri thức
- Giải SBT Sinh học 11 Kết nối tri thức
- Giải lớp 11 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 11 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 11 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 11 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 11 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 11 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 11 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 11 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 11 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - KNTT
- Giải sgk Tin học 11 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 11 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 11 - KNTT