Giải Sinh học 11 trang 63 Chân trời sáng tạo

Với Giải Sinh học 11 trang 63 trong Bài 10: Tuần hoàn ở động vật Sinh 11 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Sinh 11 trang 63.

Câu hỏi 2 trang 63 Sinh học 11: Dựa vào Hình 10.1 và 10.2, hãy phân biệt hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín.

Dựa vào Hình 10.1 và 10.2, hãy phân biệt hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín

Lời giải:

Phân biệt hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín:

Đặc điểm

Hệ tuần hoàn hở

Hệ tuần hoàn kín

Thành phần

cấu tạo

Tim, hệ mạch (động mạch, tĩnh mạch), dịch tuần hoàn (máu lẫn dịch mô).

Tim, hệ mạch (động mạch, mao mạch, tĩnh mạch), dịch tuần hoàn (máu).

Đường đi chuyển của máu

Máy chảy vào xoang cơ thể trộn lẫn với dịch mô tạo thành hỗn hợp máu – dịch mô, gọi chung là máu: Tim → Động mạch → Khoang cơ thể → Tĩnh mạch → Tim.

Máu chảy liên tục trong mạch kín: Tim → Động mạch → Mao mạch → Tĩnh mạch → Tim.

Sự trao đổi chất giữa tế bào với máu

Máu trao đổi chất trực tiếp với tế bào cơ thể.

Máu trao đổi chất với tế bào thông qua thành mao mạch.

Áp lực máu

trong mạch

Thấp

Cao hơn

Vận tốc máu chảy trong mạch

Chậm

Nhanh hơn

Đại diện

Có ở đa số động vật thuộc ngành Chân khớp và một số loài Thân mềm.

Có ở Giun đốt, một số Thân mềm và động vật có xương sống.

Câu hỏi 3 trang 63 Sinh học 11: Quan sát Hình 10.3, hãy:

a) Chỉ ra đường đi của máu trong hệ tuần hoàn ở cá, ở lưỡng cư trưởng thành và ở động vật có vú.

b) Tại sao gọi hệ tuần hoàn ở cá là hệ tuần hoàn đơn?

c) Tại sao gọi hệ tuần hoàn ở động vật có vú là hệ tuần hoàn kép?

Quan sát Hình 10.3, hãy: a) Chỉ ra đường đi của máu trong hệ tuần hoàn ở cá

Lời giải:

a) Đường đi của máu trong hệ tuần hoàn ở cá: Tâm thất → Động mạch mang → Mao mạch mang → Động mạch lưng → Mao mạch ở cơ quan → Tĩnh mạch chủ → Tâm nhĩ.

- Đường đi của máu trong hệ tuần hoàn ở lưỡng cư trưởng thành:

+ Vòng tuần hoàn nhỏ: Tâm thất → Động mạch phổi/da → Mao mạch phổi/da → Tĩnh mạch phổi → Tâm nhĩ trái → Tâm thất.

+ Vòng tuần hoàn lớn: Tâm thất → Động mạch chủ → Mao mạch cơ quan → Tĩnh mạch chủ → Tâm nhĩ phải → Tâm thất.

- Đường đi của máu trong hệ tuần hoàn ở động vật có vú:

+ Vòng tuần hoàn nhỏ: Tâm thất phải → Động mạch phổi → Mao mạch phổi → Tĩnh mạch phổi → Tâm nhĩ trái.

+ Vòng tuần hoàn lớn: Tâm thất trái → Động mạch chủ → Mao mạch cơ quan → Tĩnh mạch chủ → Tâm nhĩ phải.

b) Gọi hệ tuần hoàn ở cá là hệ tuần hoàn đơn vì ở cá chỉ có một vòng tuần hoàn.

c) Gọi hệ tuần hoàn ở động vật có vú là hệ tuần hoàn kép vì chúng có hai vòng tuần hoàn là vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ.

Lời giải Sinh 11 Bài 10: Tuần hoàn ở động vật hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Sinh học lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 11 hay khác:


Giải bài tập lớp 11 Chân trời sáng tạo khác