Giải Sinh học 11 trang 23 Chân trời sáng tạo

Với Giải Sinh học 11 trang 23 trong Bài 3: Thực hành: Thí nghiệm trao đổi nước ở thực vật và trông cây bằng thủy canh, khí canh Sinh 11 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Sinh 11 trang 23.

Đặt câu hỏi nghiên cứu trang 23 Sinh học 11: Hãy xác định vấn đề được nêu ra trong mỗi hiện tượng thực tiễn sau đây và đặt ra các câu hỏi nghiên cứu về hiện tượng mà em quan sát được.

1. Sau khi cho nước vào chậu cây một thời gian thì đất trong chậu bị khô.

2. Hoa khi còn ở trên cây bao giờ cũng tươi cho đến lúc tàn.

3. Quan sát bằng kính hiển vi sẽ thấy được thành phần cấu tạo của khí khổng.

4. Nơi nào có cây xanh ở đó độ ẩm không khí cao.

5. Trồng cây chỉ cần tưới một lượng nước vừa đủ.

6. Một số cây có thể sinh trưởng, phát triển không cần đất.

Hãy xác định vấn đề được nêu ra trong mỗi hiện tượng thực tiễn sau đây

Lời giải:

STT

Nội dung vấn đề

Câu hỏi nghiên cứu

1

Tìm hiểu nước vào chậu đã đi đâu.

Phải chăng nước đã đi vào trong cây?

2

Tìm hiểu vì sao hoa ở trên cây lại tươi.

Hoa khi còn ở trên cây tươi có phải do được thân cung cấp nước liên tục?

3

Tìm hiểu thành phần cấu tạo của khí khổng bằng kính hiển vi.

Có thể quan sát cấu tạo của khí khổng bằng dụng cụ nào?

4

Tìm hiểu vì sao nơi nào có cây xanh lại có độ ẩm không khí cao.

Quá trình nào của cây làm độ ẩm không khí ở nơi có cây cao?

5

Tìm hiểu về biện pháp tưới nước chăm sóc cây trồng.

Để cây sinh trưởng và phát triển tốt cần có chế độ tưới nước như thế nào?

6

Tìm hiểu các phương pháp trồng cây không cần đất.

Nếu không có đất, cây có thể sinh trưởng, phát triển không?

Đề xuất giả thuyết và phương án chứng minh giả thuyết trang 23 Sinh học 11: Hãy đề xuất các giả thuyết để giải thích cho các vấn đề đã nêu và đề xuất phương án kiểm chứng cho mỗi giả thuyết đó.

Hãy đề xuất các giả thuyết để giải thích cho các vấn đề đã nêu

Lời giải:

STT

Nội dung giả thuyết

Phương án kiểm chứng giả thuyết

1

Rễ cây đã hút nước.

Lấy hai cốc thủy tinh chứa lượng nước bằng nhau, một cốc có cắm cây, một cốc không có cây. Quan sát và nhận biết.

2

Nước được vận chuyển từ thân lên cánh hoa.

Chuẩn bị hai cốc thủy tinh, đổ nước đẩy hai cốc. Nhỏ thêm mực màu vào một trong hai cốc; mỗi cốc cắm một cành hoa trắng. Quan sát màu sắc cánh hoa, lát cắt ngang thân cây và nhận xét.

3

Quan sát được thành phần cấu tạo của khí khổng bằng kính hiển vi.

Dùng kim mũi mác tách biểu bì dưới của lá (lá mồng tơi, lẻ bạn,…). Đặt mẫu lên lam kính và nhỏ một giọt nước; đậy lamen lên trên lớp biểu bì. Quan sát cấu tạo của khí khổng.

4

Lá cây thoát hơi nước.

Chuẩn bị hai chậu cây có cùng độ tuổi và kích cỡ bằng nhau. Chậu 1 cắt bỏ hết lá, chỉ còn lại rễ, thân, cành; chậu 2 để nguyên. Dùng túi nylon trắng có kích thước phù hợp trùm lên hai cây ở hai chậu. Quan sát và nhận xét.

5

Cần tưới cây hợp lí, đảm bảo cân bằng nước cho cây.

Chuẩn bị 3 cây có cùng độ tuổi, trồng trong 3 chậu không thủng lỗ ở đáy, lượng đất trồng và chế độ bón phân giống nhau. Hằng ngà,y tưới nước cho 3 chậu theo yêu cầu: 1 chậu tưới thiếu nước, 1 chậu tưới hợp lí và 1 chậu tới thừa nước. Sau 1 tuần, quan sát và nhận xét.

6

Có thể trồng cây không cần đất theo các phương pháp thủy canh hoặc khí canh.

Chuẩn bị thùng xốp có nắp, trên nắp khoét các lỗ tròn để có thể đặt khít cốc nhựa vào lỗ. Trên thành và đáy của cốc nhựa có các lỗ thủng; cho giá thể (xơ dừa) vào trong các cốc.

Cho vào thùng dung dịch dinh dưỡng trồng thủy canh (có mực nước ngang ½ chiều cao của cốc). Gieo hạt giống vào các cốc. Đặt cốc vào nắp đậy thùng xốp sao cho mực nước ngang ½ chiều cao cốc và làm ướt giá thể thường xuyên. Theo dõi sự nảy mầm.

Đặt thùng cây ở nơi có đủ ánh sáng. Sau 1 tuần, quan sát và nhận xét sự sinh trưởng của các cây trồng.

Lời giải Sinh 11 Bài 3: Thực hành: Thí nghiệm trao đổi nước ở thực vật và trông cây bằng thủy canh, khí canh hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Sinh học lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 11 hay khác:


Giải bài tập lớp 11 Chân trời sáng tạo khác