Giải Sinh học 11 trang 16 Chân trời sáng tạo
Với Giải Sinh học 11 trang 16 trong Bài 2: Trao đổi nước và khoáng ở thực vật Sinh 11 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Sinh 11 trang 16.
Câu hỏi 7 trang 16 Sinh học 11: Sự thoát hơi nước ở lá được thực hiện như thế nào? Hãy giải thích nguyên nhân gây nên sự đóng, mở của khí khổng.
Lời giải:
- Sự thoát hơi nước ở lá được thực hiện theo hai con đường:
+ Thoát hơi nước qua bề mặt lá: Hơi nước được khuếch tán từ khoảng gian bào của tế bào thịt lá qua lớp cutin bao phủ các tế biểu bì bề mặt lá. Tốc độ thoát hơi nước qua bề mặt lá phụ thuộc vào độ dày của lớp cutin, lớp cutin càng dày thì tốc độ thoát hơi nước qua bề mặt lá càng nhỏ.
+ Thoát hơi nước qua khí khổng: Nước được chuyển thành dạng hơi đi vào gian bào, hơi nước từ gian bào khuếch tán qua lỗ khí vào khí quyển xung quanh bề mặt lá, sau đó hơi nước khuếch tán từ không khí quanh bề mặt lá ra không khí xa hơn. Tốc độ thoát hơi nước qua khí khổng phụ thuộc vào số lượng và sự đóng, mở của khí khổng.
- Nguyên nhân gây nên sự đóng, mở của khí khổng là do sự biến đổi sức trương nước trong các tế bào khí khổng. Khi tế bào trương nước, thành ngoài dãn nhiều hơn làm cho hai tế bào hình hạt đậu uốn cong lại và khí khổng mở ra. Ngược lại, khi tế bào mất nước, thành ngoài co lại làm cho khí khổng đóng.
Câu hỏi 8 trang 16 Sinh học 11: Sự thoát hơi nước có vai trò như thế nào đối với đời sống của cây?
Lời giải:
Vai trò của sự thoát hơi nước đối với đời sống của cây:
- Tạo động lực đầu trên của dòng mạch gỗ, là lực kéo giúp nước và khoáng vận chuyển từ rễ lên các bộ phận của cây trên mặt đất, đến đỉnh ngọn của thân.
- Giúp hạ nhiệt độ bề mặt lá vào những ngày nắng nóng, đảm bảo cho các quá trình sinh lí trong tế bào và cơ thể thực vật xảy ra bình thường.
- Trong quá trình thoát hơi nước, khí khổng mở ra tạo điều kiện diễn ra sự trao đổi khí CO2 và O2 giữa cơ thể và môi trường.
Luyện tập trang 16 Sinh học 11: Quan sát bảng số liệu về số lượng khí khổng ở hai mặt lá của các loài thực vật bên dưới. Hãy rút ra nhận xét về sự phân bố của khí khổng ở lá cây Một lá mầm và lá cây Hai lá mầm. Sự phân bố khí khổng ở các loài thực vật này có liên quan gì đến môi trường sống của chúng?
Lời giải:
- Nhận xét về sự phân bố của khí khổng ở lá cây Một lá mầm và lá cây Hai lá mầm:
+ Ở cây Một lá mầm, đa số các cây có khí khổng phân bố tương đối đều ở cả hai mặt lá.
+ Ở cây Hai lá mầm, khí khổng phân bố chủ yếu ở mặt dưới của lá.
- Sự phân bố khí khổng ở các loài thực vật này có liên quan đến môi trường sống của chúng:
+ Môi trường sống của thực vật Một lá mầm thường có cường độ ánh sáng thấp, độ ẩm cao hơn, lá thường mọc xiên nên nhận được lượng ánh sáng như nhau. Do đó, khí khổng phân bố đồng đều ở hai mặt lá.
+ Môi trường sống của thực vật Hai lá mầm thường có cường độ ánh sáng cao, độ ẩm thấp. Do đó, khí khổng của các cây này chủ yếu tập trung ở mặt dưới để hạn chế sự tiếp xúc trực tiếp của ánh sáng, nhờ đó, hạn chế được tình trạng thoát hơi nước qua khí khổng quá mức gây nguy hiểm cho cây.
Vận dụng trang 16 Sinh học 11: Có ý kiến cho rằng: “Ở thời điểm buổi trưa hè nắng nóng, người nông dân nên tưới bổ sung nước để cây trồng tăng cường quang hợp và đạt năng suất cao”. Em có đồng ý với ý kiến này không? Giải thích.
Lời giải:
Em không đồng ý với ý kiến này vì:
- Vào thời điểm buổi trưa, các tế bào khí khổng đóng lại để hạn chế thoát hơi nước quá mức. Do đó, việc tưới nước lúc này sẽ không giúp cây hấp thụ được nước tốt hơn.
- Nếu tưới nước cây vào buổi trưa, các giọt nước sẽ ứ đọng trên lá sẽ trở thành thấu kính hội tụ hấp thụ ánh sáng khiến lá cây bị đốt nóng. Điều này sẽ làm giảm khả năng quang hợp của cây và ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của chúng.
- Vào thời điểm buổi trưa hè nắng nóng, nhiệt độ của đất cao. Nếu tưới nước lúc này sẽ làm nhiệt độ của đất thay đổi đột ngột đồng thời nhiệt độ xung quanh cao khiến lượng nước bốc hơi nóng dẫn đến gây hại cho cây.
Lời giải Sinh 11 Bài 2: Trao đổi nước và khoáng ở thực vật hay khác:
Xem thêm lời giải bài tập Sinh học lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Sinh 11 Bài 3: Thực hành: Thí nghiệm trao đổi nước ở thực vật và trông cây bằng thủy canh, khí canh
Sinh 11 Bài 7: Thực hành: Một số thí nghiệm về hô hấp ở thực vật
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 11 hay khác:
- Giải sgk Sinh học 11 Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Sinh 11 Chân trời sáng tạo
- Giải SBT Sinh học 11 Chân trời sáng tạo
- Giải lớp 11 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 11 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 11 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 11 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 11 - CTST
- Giải Tiếng Anh 11 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 11 - CTST
- Giải sgk Hóa học 11 - CTST
- Giải sgk Sinh học 11 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 11 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 11 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 11 - CTST