Giải Sinh học 11 trang 127 Chân trời sáng tạo

Với Giải Sinh học 11 trang 127 trong Bài 18: Tập tính ở động vật Sinh 11 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Sinh 11 trang 127.

Bài tập 1 trang 127 Sinh học 11: Cây gọng vó (Drosera rotundifolia) là loài thực vật “ăn thịt” sống ở vùng ôn đới hoặc cận nhiệt đới. Lá cây gọng vó có màu sắc sặc sỡ để hấp dẫn côn trùng, trên lá có các lông tuyến có khả năng tiết chất dính để bắt giữ và enzyme tiêu hóa để tiêu hóa con mồi. Hãy tìm hiểu và giải thích sự vận động bắt mồi ở cây gọng vó.

Lời giải:

Sự vận động bắt mồi của cây gọng vó là kết hợp của ứng động tiếp xúc và hóa ứng động:

- Ứng động tiếp xúc: Lá gọng vó có nhiều lông tuyến bao phủ có khả năng tiết ra các chất nhầy, dính và rất nhạy cảm với các phản ứng tiếp xúc, khi côn trùng đậu trên lá tạo ra tác động cơ học, chúng phản ứng với sự tiếp xúc của con mồi bằng sự uốn cong và tiết enzyme. Đầu tận cùng của lông là nơi tiếp nhận kích thích, sau đó kích thích lan truyền theo tế bào chất xuống các tế bào phía dưới.

- Hóa ứng động: Đầu lông tuyến có chức năng tiếp nhận kích thích hóa học. Khi côn trùng đậu trên cây, các hợp chất chứa nito trong cơ thể côn trùng là tác nhân kích thích hóa học, làm lông tuyến gập lại để giữ con mồi đồng thời tiết dịch tiêu hóa.

Bài tập 2 trang 127 Sinh học 11: Hình 1 mô tả về hiện tượng “thức và ngủ” của lá cây đậu vào những thời điểm nhất định trong ngày.

a. Hình thức cảm ứng của lá cây đậu.

b. Trình bày cơ chế của hình thức cảm ứng trên.

c. Vai trò của hình thức cảm ứng trên đối với cây đậu.

Hình 1 mô tả về hiện tượng thức và ngủ của lá cây đậu

Lời giải:

a. Hình thức cảm ứng của lá cây đậu là: Ứng động sinh trưởng.

b. Cơ chế của hình thức cảm ứng của lá cây đậu: Khi có ánh sáng auxin kích thích mặt trên sinh trưởng nhanh hơn mặt dưới → lá xòe ra; còn khi chiều tối auxin kích thích mặt dưới của lá sinh trưởng nhanh hơn mặt trên→ lá cụp lại.

c. Vai trò của hình thức cảm ứng trên đối với cây đậu: Giúp cây đậu thích nghi với các điều kiện ánh sáng và nhiệt độ khác nhau, khi lá xòe ra vào ban ngày đảm bảo thu nhận được nhiều ánh sáng cho quá trình quang hợp, lá cụp lại vảo buổi tối nhằm hạn chế sự thoát hơi nước, đảm bảo sự tồn tại, sinh trưởng và phát triển của cây.

Bài tập 3 trang 127 Sinh học 11: Để nghiên cứu về tập tính tha rác về làm tổ ở vẹt xanh, người ta tiến hành thí nghiệm như sau: Lai giữa vẹt xanh cái đầu đỏ, cổ đỏ (có tập tính tha rác làm tổ bằng mỏ) với vẹt xanh đực đầu đỏ, cổ vàng (có tập tính tha rác bằng bằng cách nhét chúng vào phần lông vũ). Con lai sinh ra được chia làm hai lô thí nghiệm:

- Lô 1: Không cho sống chung với mẹ. Kết quả: Con lai chỉ tha rác bằng cách cố gắng nhét rác vào lông vũ cho đến khi đầy.

- Lô 2: Cho sống chung với mẹ. Kết quả: Khi tha rác con lai cố nhét rác vào dưới lông vũ, đến khi không nhét rác được nữa thì chúng tha rác bằng mỏ về tổ.

a. Giải thích sự khác biệt về tập tính ở con lai trong hai lô thí nghiệm trên.

b. Có thể rút ra được những yếu tổ nào đã ảnh hưởng đến tập tính ở động vật từ kết quả thí nghiệm trên?

Lời giải:

a. Sự khác biệt về tập tính ở con lai trong hai lô thí nghiệm trên: Tập tính tha rác bằng cách gố gắng nhét rác vào lông vũ là tập tính bẩm sinh, sinh ra đã có, mang tính bản năng và được di truyền từ thế hệ trước. Do đó con lai ở cả 2 lô thí nghiệm đều có tập tính này. Tuy nhiên ở lô 2, con lai được sống chung với mẹ, nên ngoài tập tính bẩm sinh, chúng còn quan sát và học tập từ mẹ tập tính tha rác bằng mỏ về tổ.

b. Các yếu tố ảnh hưởng đến tập tính của động vật: Yếu tố di truyền, điều kiện môi trường và hoàn cảnh sống.

Bài tập 4 trang 127 Sinh học 11: Vào những ngày mùa đông, chim cánh cụt thường có tập tính quần tụ lại với nhau thành một vòng tròn và di chuyển liên tục. Đây là loại tập tính gì? Tập tính này có ý nghĩa gì đối với chim cánh cụt?

Lời giải:

Đây là loại tập tính bẩm sinh. Tập tính này có ý nghĩa quan trọng trong việc hỗ trợ các cá thể trong đàn: nhằm chắn gió, giúp chúng sưởi ấm lẫn nhau, giữ ấm và bảo vệ các con non, hạn chế mối đe dọa từ kẻ thù, tăng khả năng sống sót trong điều kiện môi trường khắc nghiệt.

Bài tập 5 trang 127 Sinh học 11: Một loại chất độc có khả năng làm mất hoạt tính của thụ thể ở màng sau synapse thần kinh – cơ. Nếu con người bị nhiễm chất độc này, cơ thể có cảm giác đau khi bị thương không? Khả năng phản ứng của cơ thể sẽ thay đổi như thế nào? Giải thích.

Lời giải:

- Nếu con người bị nhiễm chất độc này, cơ thể sẽ không có cảm giác đau khi bị thương. Khả năng phản ứng với các kích thích của cơ thể sẽ giảm, phản ứng chậm với các kích thích.

- Do chất độc này làm mất hoạt tính ở thụ thể màng sau của synapse thần kinh – cơ, dẫn đến xung thần kinh không được hình thành và lan truyền. Vì vậy, khi có kích thích làm đau cơ, tín hiệu đau không truyền được đến trung ương thần kinh, làm giảm hoặc không có cảm giác đau, đồng thời khả năng phản ứng của cơ thể giảm, do trung ương thần kinh không nhận được tín hiệu để điều khiển hoạt động.

Bài tập 6 trang 127 Sinh học 11: Phản ứng nào sau đây ở động vật được gọi là phản xạ? Giải thích.

a. Trùng giày bơi đến nơi có nhiều oxygen.

b. Người rụt tay lại khi vô tình chạm vào vật nóng.

c. Toát mồ hôi khi trời nóng.

d. Vi khuẩn tiết enzyme phân giải chất dinh dưỡng.

Lời giải:

a. Trùng giày bơi đến nơi có nhiều oxygen: Không được gọi là phản xạ, do phản xạ là phản ứng của cơ thể đáp lại kích thích từ môi trường dưới sự điều khiển của hệ thần kinh, trùng giày chưa có hệ thần kinh.

b. Người rụt tay lại khi vô tình chạm vào vật nóng: Là phản xạ. Khi chạm vào vật nóng, cơ quan thụ cảm ở da tiếp nhận kích thích, xung thần kinh xuất hiện và truyền đến trung ương thần kinh, trung ương thần kinh xử lí và truyền tín hiệu rụt tay lại.

c. Toát mồ hôi khi trời nóng: Là phản xạ. Vì đây là phản ứng của cơ thể điều tiết sự tỏa nhiệt khi trời nóng, dưới sự điều khiển của hệ thần kinh.

d. Vi khuẩn tiết enzyme phân giải chất dinh dưỡng: Không phải là phản xạ. Không được gọi là phản xạ, do phản xạ là phản ứng của cơ thể đáp lại kích thích từ môi trường dưới sự điều khiển của hệ thần kinh, vi khuẩn chưa có hệ thần kinh.

Bài tập 7 trang 127 Sinh học 11: Đọc đoạn thông tin và trả lời câu hỏi.

Ở thực vật, khi có tác nhân gây hại xâm nhập, các tế bào lá bị tổn thương sẽ tạo ra các phân tử kháng khuẩn có tác dụng biến đổi thành tế bào để bịt kín vị trí bị lây nhiễm và sau đó phá hủy tế bào. Trước khi bị phá hủy, các tế bào bị lây nhiễm giải phóng methysalicylic acid, chất này sau đó được biến đổi thành salicylic acid và chuyển đến các tế bào lá chưa bị xâm nhiễm. Tại đây, chúng kích thích quá trình sản xuất các phân tử protein đặc hiệu để chống lại sự tấn công của tác nhân gây bệnh.

a. Xác định các tín hiệu đóng vai trò kích thích thực vật chống lại các tác nhân gây hại. Đây là dạng cảm ứng nào? Vẽ sơ đồ cơ chế cảm ứng của thực vật trong cơ chế đáp ứng trên.

b. Nhiều nghiên cứu cho thấy salicin (có trong vỏ của cây liễu trắng) là tiền chất của salicylic acid. Tại sao khi chúng ta ăn vỏ cây liễu trắng lại có tác dụng giảm đau?

Lời giải:

a. Các tín hiệu đóng vai trò kích thích thực vật chống lại các tác nhân gây hại là: các phân tử kháng khuẩn và methysalicylic acid.

- Đây là dạng cảm ứng: Ứng động không sinh trưởng.

- Sơ đồ cơ chế cảm ứng của thực vật trong cơ chế đáp ứng trên: Tách nhân kích thích xâm nhập → Tạo phân tử kháng khuẩn → Biến đổi thành tế bào → Phá hủy tế bào.

b. Khi chúng ta ăn vỏ vây liễu trắng lại có tác dụng giảm đau vì salicin trong vỏ cây liễu được chuyển hóa trong cơ thể thành salicylic acid, chất này có cơ chế tác động tương tự như asparin, ức chế sự tổng hợp của các chất gây đau, do đó có tác dụng giảm đau.

Xem thêm lời giải bài tập Sinh học lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 11 hay khác:


Giải bài tập lớp 11 Chân trời sáng tạo khác