Trắc nghiệm Sinh học 11 Cánh diều Bài 8 (có đáp án): Hệ tuần hoàn ở động vật
Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 8: Hệ tuần hoàn ở động vật sách Cánh diều có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh lớp 11 ôn luyện trắc nghiệm Sinh 11.
Câu 1: Nhóm động vật nào dưới đây có hệ tuần hoàn?
A. Ngành Ruột khoang.
B. Ngành Giun dẹp.
C. Lớp Lưỡng cư.
D. Ngành Thân lỗ.
Câu 2: Hệ tuần hoàn hở không có đặc điểm nào sau đây?
A. Vận tốc máu chảy trong mạch chậm.
B. Máu chảy trong mạch với áp lực thấp.
C. Có hai vòng tuần hoàn là vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ.
D. Máu chảy vào xoang cơ thể trộn lẫn với dịch mô.
Câu 3: Hệ tuần hoàn kín có đặc điểm nào sau đây?
A. Máu chảy liên tục trong mạch kín từ động mạch qua mao mạch, tĩnh mạch và về tim.
B. Tốc độ máu chảy chậm, máu không đi được xa.
C. Máu chảy liên tục trong động mạch với áp lực thấp.
D. Máu trao đổi chất trực tiếp với tế bào cơ thể, sau đó trở về tim theo các ống góp.
Câu 4: Đường di chuyển của máu trong hệ tuần kín hở diễn ra như thế nào?
A. Tim → động mạch → tĩnh mạch → mao mạch → tim.
B. Tim → mao mạch → tĩnh mạch → động mạch→ tim.
C. Tim → tĩnh mạch → mao mạch → động mạch → tim.
D. Tim → Động mạch → Mao mạch → Tĩnh mạch → Tim.
Câu 5: Ý nào sau đây không phải là ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở?
A. Tim hoạt động không tiêu tốn năng lượng.
B. Máu chảy trong động mạch với áp lực cao hoặc trung bình.
C. Máu đến các cơ quan nhanh nên đáp ứng được nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất.
D. Tốc độ máu chảy nhanh, máu đi được xa.
Câu 6: Máu giàu oxygen và chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể được xuất phát từ ngăn nào của tim?
A. Tâm nhĩ trái.
B. Tâm nhĩ phải.
C. Tâm thất trái.
D. Tâm thất phải.
Câu 7: Phát biểu nào không đúng khi nói về hoạt động của tim mạch?
A. Khi van động mạch phổi mở, máu từ tâm thất phải vào động mạch phổi.
B. Khi van ba lá và van hai lá mở, máu chảy từ hai tâm nhĩ vào hai tâm thất.
C. Khi van động mạch chủ mở, máu từ tâm thất phải vào động mạch chủ.
D. Khi tâm thất trái co, van hai lá sẽ đóng lại.
Câu 8: Phát biểu nào đúng khi nói về cấu tạo của tim?
A. Tim của lưỡng cư, bò sát (trừ cá sấu) gồm có 4 ngăn.
B. Tim của cá có 3 ngăn gồm 3 tâm nhĩ và 1 tam thất.
C. Tim của thú có 4 ngăn gồm 2 tâm nhĩ và 2 tâm thất.
D. Tim của chim và thú có 6 van tim.
Câu 9: Hệ dẫn truyền tim gồm
A. tim, nút xoang nhĩ và các sợi Purkinje.
B. tâm thất, nút nhĩ thất, bó His và các sợi Purkinje.
C. tâm nhĩ, tĩnh mạch phổi, bó His và các sợi Purkinje.
D. nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và các sợi Purkinje.
Câu 10: Mao mạch có đặc điểm nào giúp chúng phù hợp với chức năng trao đổi chất?
A. Thành mao mạch chỉ bao gồm một lớp tế bào nội mạc, giữa các tế bào có vi lỗ.
B. Số lượng mao mạch rất lớn, tạo ra diện tích trao đổi chất giữa máu và tế bào lớn.
C. Vận tốc máu chảy trong mạch chậm.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 11: Huyết áp tối đa đo được khi
A. tâm thất co.
B. tâm thất dãn.
C. tâm nhĩ co.
D. tâm nhĩ dãn.
Câu 12: Phát biểu nào không đúng khi nói về điều hòa hoạt động tim mạch?
A. Tim hoạt động chịu sự điều hòa theo cơ chế thần kinh và thể dịch.
B. Thần kinh đối giao cảm làm tăng nhịp tim, tăng lực co tim.
C. Hormone adrenaline từ tuyến thượng thận có tác dụng làm tăng nhịp tim.
D. Thần kinh đối giao cảm làm giảm nhịp tim, giảm lực co tim.
Câu 13: Ở trạng thái gắng sức so với trạng thái bình thường, vận động viên có đặc điểm một chu kì tim như thế nào?
A. Nhịp tim chậm hơn và lượng máu được bơm vào mỗi ngăn tim lớn hơn.
B. Nhịp tim nhanh hơn và lượng máu được bơm vào mỗi ngăn tim lớn hơn
C. Nhịp tim nhanh hơn và lượng máu được bơm vào mỗi ngăn tim bé hơn.
D. Nhịp tim chậm hơn và lượng máu được bơm vào mỗi ngăn tim bé hơn.
Câu 14: Trong một chu kì tim, tâm thất luôn co sau tâm nhĩ, nguyên nhân là vì
A. đợi máu từ tâm nhĩ đổ xuống để đưa máu vào động mạch.
B. thành tâm thất dày hơn nên co chậm hơn.
C. hoạt động của hệ dẫn truyền tim.
D. các tĩnh mạch đổ máu về tâm nhĩ gây co tâm nhĩ trước sau đó mới đến co tâm thất.
Câu 15: Tại sao tim làm việc cả đời không biết mệt mỏi?
A. Vì tim có cấu tạo đơn giản, hoạt động không tiêu tốn năng lượng.
B. Vì khối lượng máu nuôi tim nhiều, chiếm 1/10 trên cơ thể.
C. Vì thời gian làm việc của tim bằng thời gian nghỉ ngơi.
D. Vì tim thường xuyên trao đổi chất với máu.
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 11 Cánh diều có đáp án hay khác:
- Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 9: Miễn dịch ở người và động vật
- Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 10: Bài tiết và cân bằng nội môi
- Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 11: Khái quát về cảm ứng ở sinh vật
- Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 12: Cảm ứng ở thực vật
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 11 hay khác:
- Giải sgk Sinh học 11 Cánh diều
- Giải Chuyên đề Sinh 11 Cánh diều
- Giải SBT Sinh học 11 Cánh diều
- Giải lớp 11 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 11 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 11 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Soạn văn 11 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 11 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 11 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 11 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 11 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 11 - Cánh diều