Giải Sinh học 10 trang 40 Kết nối tri thức

Với Giải Sinh học 10 trang 40 trong Bài 5: Các phân tử sinh học Sinh học lớp 10 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Sinh học 10 trang 40.

Câu 1 trang 40 Sinh học 10: Phân tử glucose có công thức cấu tạo là C6H12O6. Nếu 10 phân tử glucose liên kết với nhau tạo nên một phân tử đường đa thì phân tử này sẽ có công thức cấu tạo như thế nào? Giải thích?

Lời giải:

- 10 phân tử glucose liên kết với nhau tạo thành đường đa, thì sẽ có công thức cấu tạo như sau: (C6H10O5)10.

- Giải thích: Đường đa được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là nhiều đường đơn giống hoặc khác nhau. Trong phân tử đường đa này, các phân tử đường glucose liên kết với nhau (sau khi loại đi một phân tử nước) bằng một liên kết cộng hóa trị (được gọi là liên kết glycosidic). Bởi vậy:

10 C6H12O6 → (C6H10O5)10 + 10 H2O

Câu 2 trang 40 Sinh học 10: Tại sao cùng có chung công thức cấu tạo C6H12O6 nhưng glucose và fructose lại có vị ngọt khác nhau?

Lời giải:

Cùng có chung công thức cấu tạo C6H10O6 nhưng glucose và fructose lại có vị ngọt khác nhau bởi vì chúng có cấu trúc khác nhau:

Tại sao cùng có chung công thức cấu tạo C<sub>6</sub>H<sub>12</sub>O<sub>6</sub> nhưng glucose và fructose (ảnh 1)Tại sao cùng có chung công thức cấu tạo C<sub>6</sub>H<sub>12</sub>O<sub>6</sub> nhưng glucose và fructose (ảnh 1)

- Glucose là phân tử đường có nhóm chức – CHO và có 5 nhóm – OH ở vị trí liền kề.

- Fructose là phân tử đường có nhóm chức – CO – và có 4 nhóm – OH ở vị trí liền kề.

Câu 3 trang 40 Sinh học 10: Tại sao cùng được cấu tạo từ các phân tử đường glucose nhưng tinh bột và cellulose lại có đặc tính vật lí và chức năng sinh học khác nhau?

Lời giải:

Tinh bột và cellulose đều được cấu tạo từ đường glucose nhưng lại có đặc tính vật lí và chức năng sinh khác nhau bởi vì chúng có cách thức liên kết các đơn phân khác nhau tạo nên cấu trúc phân tử khác nhau:

- Tinh bột: Các gốc α-glucose liên kết với nhau bằng liên kết α-1,4-glycosidic tạo mạch thẳng (amylose) hoặc bằng liên kết α-1,4-glycosidic và α-1,6-glycosidic tạo thành mạch nhánh (amylopectin).

- Cellulose: Các gốc β-glucose liên kết với nhau bằng liên kết β-1,4-glycosidic tạo thành mạch thẳng.

Câu 4 trang 40 Sinh học 10: Trong số các phân tử sinh học, protein có nhiều loại chức năng nhất. Tại sao?

Lời giải:

Protein có nhiều loại chức năng nhất, bởi vì protein có độ đa dạng sinh học cao nhất:

- Protein được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là 20 loại amino acid. Từ 20 loại amino acid có thể tạo ra vô số chuỗi polypeptide khác nhau về số lượng, thành phần và trình tự cách sắp xếp các amino acid.

- Protein có sự đa dạng về cấu trúc: Có 4 bậc cấu trúc gồm cấu trúc bậc 1, cấu trúc bậc 2, cấu trúc bậc 3, cấu trúc bậc 4.

→ Chính nhờ độ đa dạng sinh học cao này mà tạo ra vô số phân tử protein khác nhau, đảm nhận những chức năng khác nhau.

Câu 5 trang 40 Sinh học 10: Để giảm béo, nhiều người đã cắt bỏ hoàn toàn chất béo trong khẩu phần ăn. Theo em điều này nên hay không nên? Dưới góc độ sinh học, chúng ta cần làm gì để duy trì cân nặng với một cơ thể khỏe mạnh?

Lời giải:

- Để giảm béo, nhiều người đã cắt bỏ hoàn toàn chất béo trong khẩu phần ăn. Điều này không nên, bởi vì:

+ Chất béo không chỉ là nguồn sinh năng lượng quan trọng mà còn đóng vai trò là dung môi để hòa tan các vitamin thiết yếu cho cơ thể như A, D, E, K,... và các acid béo như omega 3, omega 6,... Bên cạnh đó, chất béo cũng tham gia vào cấu tạo các tế bào, đặc biệt là các tổ chức não bộ.

+ Bởi thế, nếu thiếu hụt chất béo trong chế độ dinh dưỡng thì việc hấp thu các vitamin tan trong dầu bị ảnh hưởng đồng thời thiếu hụt nguyên liệu để xây dựng cấu trúc tế bào,… dẫn đến ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

- Dưới góc độ sinh học, chúng ta cần duy trì cân nặng bằng cách cân bằng giữa lượng năng lượng hấp thu và lượng năng lượng sử dụng. Cụ thể, nên:

+ Theo dõi cân nặng và lượng năng lượng tiêu thụ

+ Ăn uống lành mạnh, cân đối

+ Tạo thói quen ăn đúng giờ, không thức quá khuya

+ Tập thể dục thường xuyên để duy trì cân nặng

+ Kiểm soát stress để tránh tăng cân

+ Hạn chế uống rượu, bia để duy trì cân nặng

+ …

Câu 6 trang 40 Sinh học 10: Tại sao khi luộc trứng thì protein của trứng lại bị đông đặc lại?

Lời giải:

Khi luộc trứng thì protein của trứng lại bị đông đặc lại vì: Lòng trắng trứng hầu hết được cấu tạo bởi protein. Protein có cấu trúc không gian phức tạp và bị thay đổi do tác động của nhiệt độ cao. Khi đun nóng cấu trúc không gian của protein này bị phá vỡ gây nên các hiện tượng như thay đổi màu sắc, đông tụ.

Câu 7 trang 40 Sinh học 10: Giải thích vì sao khi khẩu phần thức ăn thiếu protein thì cơ thể, đặc biệt là trẻ em, thường gầy yếu, chậm lớn, hay bị phù nề và dễ mắc bệnh truyền nhiễm.

Lời giải:

Khẩu phần thức ăn thiếu protein thì cơ thể, đặc biệt là trẻ em, thường gầy yếu, chậm lớn, hay bị phù nề và dễ mắc bệnh truyền nhiễm vì:

- Protein tham gia cấu trúc lên các các bào quan và bộ khung tế bào, tham gia cấu tạo nên các enzyme xúc tác cho các phản ứng trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong tế bào. Do đó, nếu thiếu hụt protein, cơ thể sẽ không có nguyên liệu và năng lượng để xây dựng cơ thể, khiến cơ thể gầy yếu, chậm lớn.

- Là một thành phần cấu tạo của tế bào và các cơ quan, protein thực sự giúp duy trì đủ lượng dịch cơ thể cần. Nếu bạn không có đủ protein từ chế độ ăn, những cấu trúc này có thể bị phá vỡ, cho phép các chất lỏng rò rỉ, gây ra phù nề hoặc tích tụ chất lỏng trong cơ thể.

- Các kháng thể có bản chất là protein giữ chức năng chống lại các phân tử kháng nguyên từ môi trường ngoài xâm nhập vào cơ thể. Do đó, khi thiếu hụt protein, cơ thể thiếu hụt các kháng thể dẫn đến dễ mắc bệnh truyền nhiễm.

Lời giải bài tập Sinh học lớp 10 Bài 5: Các phân tử sinh học Kết nối tri thức hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Sinh học lớp 10 Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:


Giải bài tập lớp 10 Kết nối tri thức khác