Trắc nghiệm Sinh 10 Chân trời sáng tạo Bài 9 (có đáp án): Tế bào nhân thực
Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Sinh 10 Bài 9: Tế bào nhân thực sách Chân trời sáng tạo có đáp án chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Sinh học 10.
Câu 1: Tên gọi “tế bào nhân thực” xuất phát từ đặc điểm nào sau đây?
A. Tế bào có nhân hoàn chỉnh.
B. Tế bào có thành tế bào.
C. Tế bào có nhiều bào quan phức tạp.
D. Tế bào có kích thước lớn.
Câu 2: Đặc điểm nào sau đây không có ở tế bào nhân thực?
A. Nhân được bao bọc bởi màng nhân.
B. Tế bào chất có hệ thống nội màng.
C. Có thành tế bào bằng peptidoglycan.
D. Có các bào quan có màng bao bọc.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nóivềnhân của tế bào nhân thực?
A. Nhân được bao bọc bởi lớp màng kép.
B. Nhân chứa chất nhiễm sắc gồm DNA liên kết với protein.
C. Màng nhân có nhiều lỗ nhỏ để trao đổi chất với ngoài nhân.
D. Nhân là nơi diễn ra quá trình tổng hợp protein của tế bào.
Câu 4: Cho các đặc điểm sau đây:
(1) Được cấu tạo từ mRNA kết hợp với protein.
(2) Là bào quan có màng bọc.
(3) Gồm 2 tiểu phần: tiểu phần lớn và tiểu phần nhỏ.
(4) Là nơi tổng hợp DNA cho tế bào.
Số đặc điểm đúng với ribosome ở tế bào nhân thực là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 5: Đâu là cơ sở khoa học của việc sử dụng thuốc kháng sinh ức chế hoạt động của ribosome để tiêu diệt một số loài vi khuẩn có hại kí sinh trong cơ thể người?
A. Khi ribosome bị ức chế, tế bào vi khuẩn thực hiện quá trình tổng hợp protein với tốc độ cao làm cho nhiều hoạt động sống của tế bào bị rối loạn dẫn đến tế bào vi khuẩn bị chết.
B. Khi ribosome bị ức chế, tế bào vi khuẩn không thể thực hiện quá trình tổng hợp protein làm cho nhiều hoạt động sống của tế bào bị ngưng trệ dẫn đến tế bào vi khuẩn bị chết.
C. Khi ribosome bị ức chế, tế bào vi khuẩn không thể thực hiện quá trình tổng hợp lipid làm cho nhiều hoạt động sống của tế bào bị ngưng trệ dẫn đến tế bào vi khuẩn bị chết.
D. Khi ribosome bị ức chế, tế bào vi khuẩn thực hiện quá trình tổng hợp lipid với tốc độ cao làm cho nhiều hoạt động sống của tế bào bị rối loạn dẫn đến tế bào vi khuẩn bị chết.
Câu 6: Ở tế bào nhân thực, chức năng chủ yếu của lưới nội chất hạt là
A. bao gói và vận chuyển các sản phẩm được tổng hợp trong tế bào ra bên ngoài tế bào.
B. tổng hợp protein tiết ra ngoài, protein cấu tạo màng sinh chất, protein trong lysosome.
C. vận chuyển các sản phẩm được tổng hợp ở nhân đến các bào quan khác trong tế bào.
D. tổng hợp lipid, chuyển hóa đường và phân hủy chất độc hại đối để bảo vệ tế bào.
Câu 7: Mạng lưới nội chất trơn khác mạng lưới nội chất hạt ở điểm là
A. được cấu tạo từ lớp kép phospholipid.
B. có một đầu liên kết trực tiếp với màng nhân.
C. không có chứa enzyme xúc tác tổng hợp lipid.
D. không có hoặc rất ít các hạt ribosome dính trên màng.
Câu 8: Loại tế bào nào sau đây có lưới nội chất trơn phát triển?
A. Tế bào biểu bì.
B. Tế bào gan.
C. Tế bào hồng cầu.
D. Tế bào cơ.
Câu 9: Khung xương trong tế bào không làm nhiệm vụ nào sau đây?
A. Giúp tế bào di chuyển.
B. Neo giữ các bào quan và enzyme.
C. Giúp duy trì hình dạng tế bào.
D. Vận chuyển oxygen cho tế bào.
Câu 10: Những bộ phận nào của tế bào tham gia trực tiếp vào việc tổng hợp và vận chuyển một protein ra khỏi tế bào?
A. Lưới nội chất hạt, bộ máy Golgi, túi tiết, màng tế bào.
B. Lưới nội chất trơn, bộ máy Golgi, túi tiết, màng tế bào.
C. Bộ máy Golgi, túi tiết, màng tế bào, nhân, lục lạp.
D. Ribosome, bộ máy Golgi, ti thể, màng tế bào.
Câu 11: Phát biểu nào sau đâu là không đúng khi nói về ti thể?
A. Hình dạng, kích thước, số lượng ti thể ở các tế bào là khác nhau.
B. Ti thể có khả năng nhân lên độc lập với sự nhân lên của tế bào.
C. Màng trong của ti thể gấp nếp tạo thành mào chứa hệ enzyme hô hấp.
D. Ti thể là bào quan bắt buộc phải có trong mọi loại tế bào nhân thực.
Câu 12: Cho các phát biểu sau:
(1) Có màng kép đều trơn nhẵn.
(2) Chất nền có chứa DNA và ribosome.
(3) Là bào quan chỉ có ở tế bào thực vật.
(4) Có chức năng tạo năng lượng ATP cho tế bào.
Số phát biểu đúng khi nói về lục lạp là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 1.
Câu 13: Về mặt cấu trúc, ti thể khác lục lạp ở điểm là
A. màng trong gấp nếp tạo thành các mào.
B. có chứa các phân tử DNA nhỏ, dạng vòng.
C. có chứa hệ enzyme tổng hợp ATP.
D. được bao bọc bởi hai lớp màng.
Câu 14: Trong quá trình phát triển của nòng nọc có giai đoạn đứt đuôi để trở thành ếch. Bào quan tham gia vào quá trình này là
A. lưới nội chất.
B. bộ máy Golgi.
C. lysosome.
D. ribosome.
Câu 15: Nói màng sinh chất có tính "động" vì
A. các phân tử protein có thể nằm xuyên qua hoặc bám ở mặt trong hay mặt của lớp phospholipid kép.
B. các phân tử phospholipid và protein trên màng không bị cố định mà có khả năng di chuyển trong màng.
C. các phân tử phospholipid và protein trên màng luôn được đổi mới liên tục bằng những phân tử tương ứng.
D. các phân tử phospholipid có thể nằm xuyên qua hoặc bám ở mặt trong hay mặt của lớp protein kép.
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác:
Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 11: Vận chuyển các chất qua màng sinh chất
Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 12: Thực hành: sự vận chuyển Các chất qua màng sinh chất
Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 13: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào
Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 14: Thực hành: một số thí nghiệm về enzyme
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:
- Giải sgk Sinh học 10 Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề học tập Sinh học 10 Chân trời sáng tạo
- Giải SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo
- Giải lớp 10 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 10 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 10 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 10 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - CTST
- Giải Toán 10 - CTST
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Giải sgk Vật lí 10 - CTST
- Giải sgk Hóa học 10 - CTST
- Giải sgk Sinh học 10 - CTST
- Giải sgk Địa lí 10 - CTST
- Giải sgk Lịch sử 10 - CTST
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - CTST