Lý thuyết Sinh 10 Chân trời sáng tạo Bài 31: Virus gây bệnh
Với tóm tắt lý thuyết Sinh 10 Bài 31: Virus gây bệnh hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Sinh học 10.
I. Phương thức lây truyền và cách phòng chống bệnh do virus
1. Các phương thức lây truyền bệnh do virus ở người, động vật và thực vật
Virus lây truyền từ cá thể này sang cá thể khác theo hai phương thức: truyền ngang và truyền dọc.
a. Phương thức truyền ngang (từ cá thể này sang cá thể khác)
- Đối với người và động vật:
+ Virus lây lan qua đường hô hấp: các giọt tiết bắn ra khi ho, hắt hơi hoặc nói to từ cá thể nhiễm virus sang cá thể khác.
+ Virus lây lan qua đường tiêu hóa: virus từ phân, nước tiểu, nhiễm vào thức ăn, nước uống.
+ Virus lây lan qua tiếp xúc trực tiếp: qua đường tình dục, qua đường máu, qua bắt tay, dùng chung các đồ dùng hằng ngày.
Các con đường lây truyền của SARS-CoV-2
- Đối với thực vật: Do có vách cellulose nên virus chỉ có thể lây qua vết thương (do côn trùng cắn, do dụng cụ lao động).
Con đường lây nhiễm của virus thực vật qua côn trùng
b. Truyền dọc (từ cơ thể mẹ sang cơ thể con)
Các con đường lây nhiễm HIV
- Đối với người và động vật: Virus lây truyền từ mẹ sang con qua nhau thai, nhiễm qua sinh nở hoặc qua sữa mẹ.
- Đối với thực vật: Virus lây truyền qua phấn hoa, qua hạt giống, qua nhân giống vô tính để truyền sang cho thế hệ sau.
2. Cách phòng chống bệnh do virus ở người, động vật và thực vật
a. Cách phòng chống bệnh do virus ở người
- Một số biện pháp chung: chăm sóc sức khỏe bản thân, tăng cường sức đề kháng, kiểm tra sức khỏe định kì, tiêm vaccine đầy đủ, giữ gìn vệ sinh cá nhân, nơi ở sạch sẽ,...
- Ngoài ra, tùy vào cơ chế biểu hiện bệnh, cơ chế lây truyền của mỗi loại virus để có cách phòng chống khác nhau:
+ Đối với virus lây truyền qua đường hô hấp: Đeo khẩu trang thường xuyên nơi công cộng, nơi tập trung đông người,...; Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay; Giữ vệ sinh nhà cửa và các vật dụng sạch sẽ; Giữ khoảng cách khi tiếp xúc với người khác; Thực hiện khai báo y tế theo quy định;…
+ Đối với virus lây truyền qua đường tiêu hóa: Thực hiện ăn uống hợp vệ sinh; Không dùng chung bát, đũa, li uống nước,… với người khác;…
+ Đối với virus lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp qua đường tình dục, máu, dùng chung các đồ vật hằng ngày: Sống lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội; Tiệt trùng các dụng cụ y tế, không dùng chung bơm, kim tiêm; Tránh tiếp xúc với các động vật truyền bệnh; Khử trùng các đồ dùng hằng ngày;…
+ Đối với các virus lây truyền theo con đường từ mẹ sang con: Tiêm vaccine đầy đủ trước khi mang thai; Nếu mẹ bị nhiễm virus thì cần chữa khỏi trước khi sinh con;…
Triệu chứng và cơ chế lây truyền của một số bệnh do virus gây ra ở người
b. Cách phòng chống bệnh do virus ở động vật
- Cần tìm hiểu các triệu chứng gây bệnh và cơ chế lây truyền của từng loại virus để kịp thời phát hiện và xử lí.
- Cách li cá thể nhiễm bệnh khỏi đàn gia súc, gia cầm.
- Không sử dụng các động vật đã bị nhiễm virus, không cần chôn lấp động vật chết do virus đúng quy trình.
- Vệ sinh chuồng, trại, ao nuôi sạch sẽ; xử lí ao, hồ trước khi nuôi thủy sản.
- Chủ động tiêm vaccine phòng bệnh cho vật nuôi theo quy định.
- Chọn, tạo giống khỏe mạnh để chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản,...
Triệu chứng và cơ chế lây truyền của một số bệnh do virus gây ra ở động vật
c. Cách phòng chống bệnh do virus ở thực vật
- Cần tìm hiểu triệu chứng gây bệnh và cơ chế lây truyền trên cây trồng của từng loại virus để kịp thời phát hiện và xử lí.
- Loại bỏ các cá thể nhiễm bệnh khỏi quần thể.
- Phòng tránh, xử lí côn trùng gây hại, hạn chế các vết cắn của côn trùng lên cây.
- Xử lí đồng ruộng trước khi gieo trồng.
- Chọn, tạo giống khỏe, sạch bệnh để gieo trồng.
Triệu chứng và cơ chế lây truyền của một số bệnh do virus gây ra ở thực vật
3. Các biến thể virus
- Khái niệm: Biến thể của virus là những thể mới của virus do sự thay đổi hệ gene của chúng qua đột biến.
Một số biến thể của SARS-CoV-2
- Nguyên nhân virus có nhiều biến thể vì:
+ Virus nói chung và đặc biệt những virus có hệ gene là RNA thường có tần số và tốc độ đột biến rất cao bởi vì enzyme polymerase do virus tổng hợp không có cơ chế sửa sai, quần thể virus có kích thước lớn, khả năng nhân lên nhanh, lây nhiễm rộng.
+ Bên cạnh đó, các biến chủng cũng được tạo ra do cơ chế tái tổ hợp virus từ nhiều nguồn khác nhau.
- Hậu quả: Sự thay đổi bộ gene của virus dẫn đến những sai khác về lớp vỏ, thay đổi khả năng xâm nhập, lây truyền và làm cho hệ thống miễn dịch của cơ thể không nhận ra được virus, giảm hiệu quả của vaccine.
II. Dự án điều tra một số bệnh do virus gây ra tại địa phương
1. Chuẩn bị
- Máy ảnh/điện thoại thông minh.
- Máy tính.
- Bút màu, giấy A0, A4.
- Tranh, ảnh về bệnh do virus gây ra.
- Phiếu điều tra.
2. Hướng dẫn thực hiện dự án
- Nội dung:
+ Mỗi nhóm tiến hành chọn một trong các đề tài sau để tìm hiểu về các bệnh do virus gây ra:
(1) Điều tra các bệnh do virus gây ra ở người.
(2) Điều tra các bệnh do virus gây ra ở động vật.
(3) Điều tra các bệnh do virus gây ra ở thực vật.
+ Trong mỗi đề tài, cần điều tra các nội dung sau: Tên bệnh, virus gây bệnh, sự lây lan, hậu quả, biện pháp phòng tránh.
- Lập kế hoạch thực hiện dự án:
+ Mỗi nhóm tiến hành lập kế hoạch thực hiện dự án dựa trên kế hoạch của giáo viên và nộp cho giáo viên duyệt trước khi tiến hành.
+ Mẫu kế hoạch thực hiện dự án của học sinh:
+ Sau mỗi tuần, từng nhóm báo cáo lại cho giáo viên những nội dung đã và chưa thực hiện được. Những nội dung chưa thực hiện được thì nêu rõ lí do và đề xuất phương án giải quyết.
+ Có thể tham khảo các bước tiến hành dự án sau:
- Sản phẩm dự án:
+ Mỗi nhóm thực hiện hai sản phẩm học tập:
(1) Kết quả điều tra các bệnh do virus gây ra ở địa phương và biện pháp phòng tránh các bệnh đó ở địa phương.
(2) Sản phẩm tuyên truyền
+ Bài thuyết trình
+ Ý tưởng thuyết trình: đóng kịch, làm phim khoa học, buổi tọa đàm, trò chơi truyền hình,…
3. Báo cáo dự án
- Các nhóm báo cáo sản phẩm dự án theo kế hoạch của giáo viên và trong thời gian quy định.
- Sau khi mỗi nhóm báo cáo, cả lớp tiến hành tổ chức thảo luận, tranh luận về những vấn đề có liên quan đến nội dung bài được đặt ra từ giáo viên hoặc từ các thành viên khác.
- Các nhóm chỉnh sửa, hoàn thiện và nộp bài báo cáo theo yêu cầu của giáo viên.
4. Đánh giá dự án
- Tự đánh giá: Mỗi nhóm thực hiện đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của mỗi thành viên, ghi rõ mức độ hoàn thành và điểm số.
- Đánh giá đồng đẳng: Các nhóm đánh giá chéo theo bảng tiêu chí.
Xem thêm tóm tắt lý thuyết Sinh học lớp 10 Chân trời sáng tạo hay khác:
Lý thuyết Sinh học 10 Bài 27: Ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn
Lý thuyết Sinh học 10 Bài 30: Ứng dụng của virus trong y học và thực tiễn
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:
- Giải sgk Sinh học 10 Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề học tập Sinh học 10 Chân trời sáng tạo
- Giải SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo
- Giải lớp 10 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 10 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 10 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 10 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - CTST
- Giải Toán 10 - CTST
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Giải sgk Vật lí 10 - CTST
- Giải sgk Hóa học 10 - CTST
- Giải sgk Sinh học 10 - CTST
- Giải sgk Địa lí 10 - CTST
- Giải sgk Lịch sử 10 - CTST
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - CTST