Giải Sinh học 10 trang 22 Chân trời sáng tạo
Với Giải Sinh học 10 trang 22 trong Bài 5: Các nguyên tố hóa học và nước Sinh học lớp 10 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Sinh học 10 trang 22.
Câu hỏi 2 trang 22 Sinh học 10: Quan sát Hình 5.2 và cho biết cấu trúc của nguyên tử carbon có đặc điểm gì giúp nó trở thành nguyên tố có vai trò quan trọng trong tế bào?
Lời giải:
- Nguyên tử carbon có vai trò quan trọng trong việc tham gia cấu tạo nên các đại phân tử như protein, carbohydrate, lipid, nucleic acid, từ đó nguyên tố này trở thành nguyên tố có vai trò quan trọng trong tế bào.
- Sở dĩ, nguyên tử carbon có vai trò quan trọng như vậy là do cấu trúc đặc biệt của nguyên tử này: Carbon có bốn electron ở lớp ngoài cùng (có hóa trị bốn) nên có thể cho đi hoặc thu về bốn electron để có đủ tám electron ở lớp ngoài cùng, do đó, nó có thể hình thành liên kết với các nguyên tử khác (C, H, O, N, P, S). Nhờ đó, carbon có thể hình thành các mạch carbon với cấu trúc khác nhau, là cơ sở hình thành vô số hợp chất hữu cơ.
Câu hỏi 3 trang 22 Sinh học 10: Thiếu Mg sẽ ảnh hưởng như thế nào đến thực vật?
Lời giải:
Mg là nguyên tố đa lượng tham gia vào cấu tạo của diệp lục ở thực vật. Khi thiếu Mg, cây sẽ có các biểu hiện là:
- Lá cây sẽ mất màu xanh bình thường và xuất hiện các đốm vàng, mép lá cong lên, xuất hiện dải màu vàng ở phần thịt lá trong khi hai bên gân chính vẫn còn xanh do diệp lục tố hình thành không đầy đủ.
- Cây chậm ra hoa, ra quả.
- Thiếu nhiều Mg, cây có thể bị chết khô.
Câu hỏi 4 trang 22 Sinh học 10: Tại sao các nguyên tố vi lượng chiếm một tỉ lệ rất nhỏ nhưng không thể thiếu?
Lời giải:
Các nguyên tố vi lượng chiếm một tỉ lệ rất nhỏ nhưng không thể thiếu là vì:
- Nguyên tố vi lượng đóng vai trò quan trọng đối với sinh vật vì chúng là thành phần cấu tạo nên hầu hết các enzyme, hoạt hóa enzyme và nhiều hợp chất hữu cơ tham gia vào các hoạt động sống của cơ thể (hormone, vitamin,…).
- Nếu thiếu các nguyên tố vi lượng sẽ dẫn đến các bệnh đặc biệt là những bệnh liên quan đến chuyển hóa. Ví dụ, thiếu I, cơ thể sẽ thiếu hụt hormone thyroxine – hormone có chức năng chuyển hóa ở tế bào, kích thích sự phát triển bình thường của hệ thần kinh, gây ra bệnh bướu cổ.
Luyện tập trang 22 Sinh học 10: Tại sao các nhà dinh dưỡng học đưa ra lời khuyên rằng: “Nên thường xuyên thay đổi món ăn giữa các bữa ăn và trong một bữa nên ăn nhiều món”?
Lời giải:
- Nên thường xuyên thay đổi món: Các chất dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên khi chúng ta sử dụng dư thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta. Ví dụ như ăn nhiều đu đủ, bí, carot… sẽ bị triệu trứng vàng do do cơ thể bị dư beta caroten – tiền chất của vitamin A. Do đó, chúng ta nên thường xuyên thay đổi món ăn.
- Nên ăn nhiều món: Nhu cầu chất dinh dưỡng của cơ thể chúng ta rất cao, chúng ta cần phải hấp thụ nhiều loại chất dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe và các hoạt động trong cơ thể được duy trì ổn định. Tuy nhiên, trong mỗi một món ăn không thể cung cấp đủ số lượng và số loại chất dinh dưỡng mà cơ thể cần. Do đó, chúng ta nên ăn nhiều món kết hợp lại.
Lời giải bài tập Sinh học lớp 10 Bài 5: Các nguyên tố hóa học và nước Chân trời sáng tạo hay khác:
Xem thêm lời giải bài tập Sinh học lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:
- Giải sgk Sinh học 10 Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề học tập Sinh học 10 Chân trời sáng tạo
- Giải SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo
- Giải lớp 10 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 10 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 10 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 10 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - CTST
- Giải Toán 10 - CTST
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Giải sgk Vật lí 10 - CTST
- Giải sgk Hóa học 10 - CTST
- Giải sgk Sinh học 10 - CTST
- Giải sgk Địa lí 10 - CTST
- Giải sgk Lịch sử 10 - CTST
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - CTST