Giải Sinh học 10 trang 17 Chân trời sáng tạo
Với Giải Sinh học 10 trang 17 trong Bài 3: Các cấp độ tổ chức của thế giới sống Sinh học lớp 10 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Sinh học 10 trang 17.
Câu hỏi 4 trang 17 Sinh học 10: Các cấp độ tổ chức sống có mối quan hệ với nhau như thế nào?
Lời giải:
Các cấp tổ chức sống có mối quan hệ chặt chẽ với nhau:
- Về cấu trúc: Các cấp độ tổ chức sống cấp thấp làm nền tảng để hình thành nên các cấp độ cao hơn.
- Về chức năng: Các cấp độ tổ chức luôn hoạt động thống nhất với nhau để duy trì các hoạt động sống.
Luyện tập trang 17 Sinh học 10: Ý nghĩa của việc nghiên cứu mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống là gì?
Lời giải:
Ý nghĩa của việc nghiên cứu mối quan hệ giữa các cấp tổ chức sống là:
- Cung cấp những hiểu biết về mối quan hệ trong giữa các cấp độ tổ chức sống.
- Hiểu được vai trò của mỗi cấp độ tổ chức sống trong thế giới sống và mối quan hệ chặt chẽ giữa chúng để có phương án sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên sinh vật.
- Ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống để trả lời một số câu hỏi như:
+ Thuốc giảm huyết áp có tác động đến chức năng của tế bào, cơ quan, hệ cơ quan và cơ thể người như thế nào?
+ Việc tăng khí CO2 trong khí quyển sẽ tác đến đời sống sinh vật, hệ sinh thái và khí quyển như thế nào?
Câu hỏi 5 trang 17 Sinh học 10: Thế nào là nguyên tắc thứ bậc?
Lời giải:
Thế giới sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc có nghĩa là tổ chức sống cấp dưới sẽ làm cơ sở để hình thành nên tổ chức sống cấp trên. Nhờ đó, tổ chức sống cao hơn vừa có những đặc điểm của tổ chức sống thấp hơn vừa mang những đặc tính nổi trội mà tổ chức cấp dưới không có được.
Câu hỏi 6 trang 17 Sinh học 10: Nêu ví dụ một cấp độ tổ chức sống. Hãy giải thích sự hình thành cấp độ tổ chức đó theo nguyên tắc thứ bậc.
Lời giải:
- Ví dụ về cấp độ tổ chức: Dạ dày.
- Giải thích sự hình thành cấp độ tổ chức đó theo nguyên tắc thứ bậc: Một tế bào dạ dày chỉ thực hiện một chức năng nhất định (tế bào chính tiết ra pepsinogen – enzym pesin ở trạng thái chưa hoạt động, tế bào viền tiết ra HCl, hoặc tế bào cơ chỉ có tác dụng co dãn) nhưng nhiều tế bào tập hợp lại tạo thành dạ dày vừa có khả năng tiết dịch vị vừa co bóp để tiêu hóa thức ăn.
Câu hỏi 7 trang 17 Sinh học 10: Nêu ví dụ về quá trình trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường. Thông qua quá trình đó, sinh vật đã làm biến đổi môi trường như thế nào?
Lời giải:
- Ví dụ về quá trình trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường: Cây lấy CO2 từ môi trường vào thực hiện quá trình quang hợp tổng hợp chất hữu cơ cho cây, sản phẩm của quá trình quang hợp là khí O2 được thải trở lại vào môi trường giúp duy trì hoạt động sống cho các sinh vật khác.
- Hoạt động của cây xanh đã làm biến đổi môi trường:
+ Cây xanh nhiều, quá trình quang hợp diễn ra có vai quyết định trong việc đảm bảo sự cân bằng tỉ lệ O2/CO2 trong khí quyển, duy trì hoạt động sống cho mọi sinh vật trên trái đất.
+ Cây xanh giảm, gia tăng hiệu ứng nhà kính, không khí bị ô nhiễm, lũ lụt, sạt lở đất xảy ra nhiều hơn ở những vùng đất trồng đồi trọc, mất nơi cư trú của một số sinh vật như chim, thú,…
Câu hỏi 8 trang 17 Sinh học 10: Nêu ví dụ về cơ chế tự điều chỉnh ở các cấp độ: cơ thể, quần thể, quần xã.
Lời giải:
- Cơ thể: Khi một người ở đồng bằng di chuyển lên vùng cao, nồng độ oxygen trong không khí thấp, lượng oxygen cung cấp trong các mô không đủ sẽ kích thích quá trình sinh hồng cầu làm cho số lượng hồng cầu tăng lên rất nhiều so với bình thường để bù đắp sự thiếu oxygen.
- Quần thể: Sự điều chỉnh ở cấp độ quần thể thông qua điều chỉnh số lượng cá thể trong quần thể.
Ví dụ: Quần thể chim hồng hạc có mật độ (số lượng) đối đa là 142con/quần thể, khi mật độ (số lượng) vượt quá nguồn sống cho phép → nguồn sống giảm → các cá thể cạnh tranh nhau giành thức ăn, một số cá thể có thể xuất cư khỏi quần thể → tử vong tăng lên, tỉ lệ sinh sản giảm, tỉ lệ xuất cư tăng → mật độ (số lượng) cá thể giảm → nguồn sống tăng lại → cạnh tranh giữa các cá thể giảm, một số cá thể có thể nhập cư → tỉ lệ tử vong giảm, tỉ lệ sinh sản tăng, tỉ lệ nhập cư tăng → mật độ (số lượng) cá thể tăng lại.
- Quần xã: Tương tự như sự điều chỉnh số lượng ở quần thể. Tuy nhiên, sẽ diễn ra quá trình điều chỉnh số lượng của nhiều loài trong quần xã.
Ví dụ: Dê và bò cùng ăn cỏ trên một cánh đồng, khi mật độ (số lượng) của hai loài tăng cao vượt mức nguồn sống (cỏ) cung cấp → nguồn sống (cỏ) giảm → hai loài dê và bò cạnh tranh với nhau → tỉ lệ tử vong tăng, sinh sản giảm, xuất cư tăng → mật độ (số lượng) 2 loài giảm → nguồn sống tăng lại hoặc một loài di cư đi nơi khác → cạnh trạnh giảm → sinh sản tăng, tử vong giảm, nhập cư tăng → mật độ (số lượng) cá thể của 2 quần thể tăng.
Lời giải bài tập Sinh học lớp 10 Bài 3: Các cấp độ tổ chức của thế giới sống Chân trời sáng tạo hay khác:
Xem thêm lời giải bài tập Sinh học lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:
- Giải sgk Sinh học 10 Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề học tập Sinh học 10 Chân trời sáng tạo
- Giải SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo
- Giải lớp 10 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 10 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 10 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 10 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - CTST
- Giải Toán 10 - CTST
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Giải sgk Vật lí 10 - CTST
- Giải sgk Hóa học 10 - CTST
- Giải sgk Sinh học 10 - CTST
- Giải sgk Địa lí 10 - CTST
- Giải sgk Lịch sử 10 - CTST
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - CTST