Giải Sinh học 10 trang 103 Chân trời sáng tạo

Với Giải Sinh học 10 trang 103 trong Bài 21: Công nghệ tế bào Sinh học lớp 10 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Sinh học 10 trang 103.

Bài tập 1 trang 103 Sinh học 10: Vì sao tính toàn năng của tế bào là cơ sở để thực hiện công nghệ tế bào?

Lời giải:

Tính toàn năng của tế bào là cơ sở để thực hiện công nghệ tế bào vì nhờ tính toàn năng của tế bào mà tế bào mới có thể phân chia để tạo ra số lượng lớn tế bào giống nhau rồi sau đó biệt hóa các tế bào này để tạo ra một mô hoặc cơ thể hoàn chỉnh.

Bài tập 2 trang 103 Sinh học 10: Hãy phân tích các bước thực hiện quy trình nhân giống bằng công nghệ tế bào thực vật ở cà rốt và nhân bản cừu Dolly bằng công nghệ tế bào động vật.

Lời giải:

Quy trình nhân giống bằng công nghệ tế bào thực vật ở cà rốt:

- Bước 1: Tách các mẫu mô từ củ cà rốt.

- Bước 2: Cho các mẫu mô nuôi cấy trong môi trường thích hợp để tạo mô sẹo.

- Bước 3: Bổ sung hormone kích thích sinh trưởng để kích thích mô sẹo phát triển thành cây con.

- Bước 4: Đem cây con chuyển sang trồng trong vườn ươm cho phát triển thành cây trưởng thành. Đây là giai đoạn cây được chuyển từ điều kiện vô trùng của phòng thí nghiệm ra ngoài tự nhiên, cần đáp ứng các yêu cầu đảm bảo cho cây phát triển tốt: che phủ cây bằng nilon, tưới phun sương, giá thể trồng cây có thể là đất mùn, mùn cưa,...

- Bước 5: Đem cây trưởng thành từ vườn ươm chuyển sang trồng trong môi trường thực địa.

Quy trình nhân bản cừu Dolly bằng công nghệ tế bào động vật:

- Bước 1: Tách tế bào tuyến vú của con cừu (A) và nuôi trong phòng thí nghiệm.

- Bước 2: Tách tế bào trứng của con cừu (B), sau đó loại bỏ nhân của tế bào trứng này.

- Bước 3: Chuyển nhân của tế bào tuyến vú vào tế bào trứng đã loại bỏ nhân tạo nên tế bào lai.

- Bước 4: Nuôi cấy tế bào lai trên môi trường nhân tạo cho phát triển thành phôi.

- Bước 5: Cấy phôi vào tử cung của con cừu cái C để “mang thai hộ”.

- Bước 6: Phôi phát triển thành cơ thể mới tạo ra cừu Dolly có đặc điểm di truyền hầu như giống con cừu A.

Bài tập 3 trang 103 Sinh học 10: Sưu tầm hình ảnh và thông tin trên sách, báo,... về các phương pháp tạo giống bằng công nghệ tế bào thực vật (như nuôi cấy hạt phấn, dung hợp tế bào trần,...) và chia sẻ với bạn.

Lời giải:

Nuôi cấy hạt phấn:

Sưu tầm hình ảnh và thông tin trên sách, báo,... về các phương pháp tạo giống

- Là phương pháp nuôi tế bào đơn bội (hạt phấn hoặc noãn chưa thụ tinh) trong ống nghiệm tạo nên mô đơn bội, sau đó xử lí hoá chất consixin gây lưỡng bội hoá rồi cho mọc thành cây lưỡng bội hoàn chỉnh.

- Kết quả: tạo dòng thuần về tất cả các gen.

- Các bước nuôi cấy hạt phấn:

 

Dung hợp tế bào trần:

- Là phương pháp dung hợp tế bào trần (tế bào đã được loại bỏ thành tế bào) của 2 cây lưỡng bội thuộc hai loài khác nhau tạo ra tế bào lai rồi nuôi cấy tế bào lai trong môi trường đặc biệt cho chúng phân chia và tái sinh thành cây lai.

- Kết quả: tạo cây lai mang đặc tính của hai loài khác nhau mà phương pháp lai thông thường không thể tạo ra được.

 

Sưu tầm hình ảnh và thông tin trên sách, báo,... về các phương pháp tạo giống

Bài tập 4 trang 103 Sinh học 10: Nhân bản vô tính và cấy truyền phôi ở động vật có những đặc điểm gì giống và khác nhau.

Lời giải:

 

Nhân bản vô tính

Cấy truyền phôi

Giống nhau

- Đều giúp nhân nhanh các giống động vật quý hiếm, sinh sản ít.

Khác nhau

- Không diễn ra quá trình thụ tinh, con non được sinh ra có phần lớn đặc điểm giống với cá thể cho nhân tế bào.

- Có diễn ra quá trình thụ tinh, các con non được sinh ra có đặc điểm di truyền hoàn toàn giống nhau và giống phôi gốc.

Lời giải bài tập Sinh học lớp 10 Bài 21: Công nghệ tế bào Chân trời sáng tạo hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Sinh học lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:


Giải bài tập lớp 10 Chân trời sáng tạo khác