Giải Sinh học 10 trang 120 Cánh diều
Với Giải Sinh học 10 trang 120 trong Bài 19: Quá trình tổng họp phân giải ở vi sinh vật và ứng dụng Sinh học lớp 10 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Sinh học 10 trang 120.
Báo cáo thực hành trang 120 Sinh học 10:
- Giải thích sự sai khác của các số liệu thu được ở bảng 19.1, dựa trên số liệu đó để giải thích cơ chế đông tụ của sữa chua.
- Nêu các yếu tố chính ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm sữa chua và cách thức điều chỉnh các yếu tố đó để có sản phẩm sữa chua ngon.
Lời giải:
- Trong quá trình lên men sữa chua cho thấy, so với hỗn hợp sữa (bước 2), sản phẩm sữa chua (ở bước 5) có sự thay đổi về màu sắc, mùi, vị, trạng thái, pH. Điều này được giải thích là do quá trình phân giải của vi khuẩn lactic: Vi khuẩn lactic đã chuyển hóa đường trong sữa chua thành lactic acid, đồng thời các protein phức tạp đã chuyển thành các protein đơn giản dễ tiêu. Lượng lactic acid được sinh ra làm pH giảm khiến sữa đông tụ, sữa chua có vị chua nhẹ.
- Các yếu tố chính ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm sữa chua: chất lượng các nguyên liệu (sữa chua thành phẩm, sữa tươi) và nhiệt độ.
+ Cách thức điều chỉnh các yếu tố để có sản phẩm sữa chua ngon: Sữa chua thành phẩm và sữa tươi được dùng làm nguyên liệu phải đảm bảo độ vệ sinh cao, không bị thiu hỏng; nhiệt độ khi ủ khoảng 35 – 40 oC có thể ủ trong lò vi sóng sau khi đã làm nóng lò khoảng 2 phút, ủ trong nồi cơm điện,…
• Báo cáo kết quả thí nghiệm theo gợi ý:
Trả lời:
BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM
Tên thí nghiệm: Lên men sữa chua
Tên nhóm:……………………………………………………………………………
1. Mục đích thí nghiệm:
- Thực hiện được quy trình lên men sữa chua.
- Giải thích được quá trình lên men sữa chua.
2. Chuẩn bị thí nghiệm:
- Nguyên liệu: 1 lít sữa tươi có đường, sữa chua thành phẩm (1 hộp).
- Dụng cụ: bình chứa có thể tích 2 lít, cốc có nắp có thể tích 100 mL (12 cốc), bình đun nước, đũa thủy tinh, giấy quỳ.
3. Các bước tiến hành:
- Bước 1: Đổ 1 lít sữa tươi ra bình chứa 2 lít.
- Bước 2: Bổ sung sữa chua thành phẩm vào hỗn hợp dịch sữa đã chuẩn bị ở bước 1, dùng đũa thủy tinh khuấy để sữa chua trộn đều.
- Bước 3: Chia đều hỗn hợp sữa vào các cốc sạch và đậy nắp.
- Bước 4: Ủ các cốc sữa ở nhiệt độ 35 – 40 oC trong thời gian khoảng 8 – 12 giờ.
- Bước 5: Bảo quản các cốc sữa trong tủ lạnh ở nhiệt độ 4 – 6 oC và sử dụng trong 5 ngày.
- Bước 6: Quan sát màu sắc, trạng thái, xác định mùi vị, đo pH của hỗn hợp sữa ở bước 2 và sản phẩm sữa chua ở bước 5.
Ghi lại thông tin theo gợi ý như bảng 19.1.
4. Kết quả thí nghiệm và giải thích:
- Kết quả thí nghiệm:
Đặc điểm |
Màu sắc |
Mùi, vị |
Trạng thái |
pH |
Hỗn hợp sữa (bước 2) |
Trắng |
Vị ngọt |
Lỏng |
6,2 – 6,5 |
Sản phẩm sữa chua (bước 5) |
Trắng |
Vị chua nhẹ |
Đông tụ |
4,5 – 4,8 |
- Giải thích: Vi khuẩn lactic đã chuyển hóa đường trong sữa chua thành lactic acid, đồng thời các protein phức tạp đã chuyển thành các protein đơn giản dễ tiêu. Lượng lactic acid được sinh ra làm pH giảm khiến sữa đông tụ, sữa chua có vị chua nhẹ.
5. Kết luận:
- Lên men sữa chua là một ứng dụng quá trình phân giải của vi khuẩn lactic.
Báo cáo thực hành trang 120 Sinh học 10:
- Vi khuẩn lên men dưa chua có từ những nguồn nào? Người ta thường chủ động bổ sung vi khuẩn lactic trong quá trình muối dưa bằng cách nào?
- Dưa cải muối chua khi ăn được thì được gọi là dưa “chín”, em hãy giải thích cơ chế gây ra sự “chín” của dưa.
- Nêu các yếu tố chính ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm dưa chua và cách thức điều chỉnh các yếu tố đó để có sản phẩm dưa chua ngon.
Lời giải:
- Vi khuẩn lên men dưa chua có từ những nguồn như: trong sữa và các sản phẩm từ sữa, trên bề mặt thực vật và xác thực vật đang bị phân giải, trong ruột và các niêm dịch ở người và động vật,… Trong quá trình muối dưa, người ta thường chủ động bổ sung vi khuẩn lactic bằng cách cho 1 phần dịch nước dưa thành phẩm.
- Giải thích cơ chế gây ra sự “chín” của dưa: Trong quá trình lên men dưa chua, vi khuẩn lactic đã phân giải một số đường có trong rau dưa thành acid lactic khiến rau dưa có vị chua và màu vàng đặc trưng.
- Các yếu tố chính ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm dưa chua là: chất lượng rau cải nguyên liệu, độ yếm khí, nồng độ muối và đường, nhiệt độ.
+ Cách thức điều chỉnh các yếu tố đó để có sản phẩm dưa chua ngon: Rau cải cần chọn loại tươi, rửa sạch, phơi héo, cắt khúc nhỏ; đảm bảo độ yếm khí bằng cách nén chặt rau cải và đổ ngập dung dịch nước muối đường; điều chỉnh nồng độ muối khoảng 3 % và nồng độ đường khoảng 0,5 – 1 %; nhiệt độ ủ khoảng 35 – 40 oC; có thể bổ sung thêm một phần nước dưa thành phẩm sẽ rút ngắn được thời gian lên men từ 1 – 2 ngày.
• Báo cáo kết quả thí nghiệm theo gợi ý:
Trả lời:
BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM
Tên thí nghiệm: Lên men dưa chua
Tên nhóm:……………………………………………………………………………
1. Mục đích thí nghiệm:
- Thực hiện được quy trình lên men dưa chua.
- Giải thích được quá trình lên men dưa chua.
2. Chuẩn bị thí nghiệm:
- Nguyên liệu: rau cải bắp hoặc cải bẹ, muối, đường, hành lá, nước đun sôi để nguội.
- Dụng cụ: dao hoặc kéo, bình lên men (lọ sành, sứ hoặc thủy tinh), phên tre hoặc nứa, giấy quỳ.
3. Các bước tiến hành:
- Bước 1: Rửa rau cải và hành bằng nước sạch, phơi héo rau cải.
- Bước 2: Cắt cải bẹ thành khúc khoảng 3 – 4 cm, nếu dùng cải bắp thì thái nhỏ khoảng 0,5 – 0,8 cm, cắt hành lá thành khúc 3 – 4 cm.
- Bước 3: Trộn đều rau cải và hành rồi cho vào bình lên men, dùng phên nén chặt.
- Bước 4: Bổ sung dung dịch nước muối 3 % có chứa 0,5 – 1 % đường cho ngập rau khoảng 5 cm.
- Bước 5: Ủ ở nhiệt độ 35 – 40 oC trong 2 ngày thu được sản phẩm dưa chua.
- Bước 6: Thu thập số liệu.
+ Quan sát màu sắc, trạng thái, xác định mùi vị, đo pH của dưa ở bước 4 và sản phẩm dưa chua.
+ Ghi đặc điểm của dưa ở bước 4 và sản phẩm ở bước 5 theo gợi ý như bảng 19.2.
4. Kết quả thí nghiệm và giải thích:
- Kết quả thí nghiệm:
Đặc điểm |
Màu sắc |
Mùi, vị |
Trạng thái |
pH |
Dưa ở bước 4 (nguyên liệu ban đầu) |
Xanh |
Vị cay, đắng |
Rắn |
6,2 – 6,5 |
Sản phẩm dưa chua (sau 2 ngày ủ) |
Vàng |
Vị chua nhẹ |
Mềm hơn |
4,6 hoặc thấp hơn |
- Giải thích: Trong quá trình lên men dưa chua, vi khuẩn lactic đã phân giải một số đường có trong rau cải thành acid lactic khiến pH giảm, rau cải có vị chua và màu vàng đặc trưng.
5. Kết luận:
- Lên men dưa chua là một ứng dụng quá trình phân giải của vi khuẩn lactic.
Lời giải bài tập Sinh học lớp 10 Bài 19: Quá trình tổng họp phân giải ở vi sinh vật và ứng dụng Cánh diều hay khác:
Xem thêm lời giải bài tập Sinh học lớp 10 Cánh diều hay, ngắn gọn khác:
Sinh 10 Bài 20: Thành tựu của công nghệ vi sinh vật và ứng dụng của vi sinh vật
Sinh 10 Bài 21: Khái niệm, cấu tạo và chu trình nhân lên của virus
Sinh 10 Bài 22: Phương thức lây truyền, cách phòng chống và ứng dụng của virus
Sinh 10 Bài 1: Giới thiệu chương trình môn sinh học. Sinh học và sự phát triển bền vững
Sinh 10 Bài 2: Các phương pháp nghiên cứu và học tập môn Sinh học
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:
- Giải sgk Sinh học 10 Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Sinh học 10 Cánh diều
- Giải SBT Sinh học 10 Cánh diều
- Giải lớp 10 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 10 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 10 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Soạn văn 10 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 10 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Giải sgk Vật lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 10 - Cánh diều
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - Cánh diều