Giải Sinh học 10 trang 101 Cánh diều

Với Giải Sinh học 10 trang 101 trong Ôn tập Phần 2 Sinh học lớp 10 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Sinh học 10 trang 101.

Bài 1 trang 101 Sinh học 10: Sự mất nước ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của tế bào? Giải thích.

Lời giải:

Sự ảnh hưởng của sự mất nước đến hoạt động sống của tế bào:

- Nước là thành phần quan trọng của tế bào và cơ thể sinh vật → Mất nước sẽ ảnh hưởng đến hình dạng, cấu trúc của tế bào.

- Nước là môi trường và nguyên liệu cho quá trình trao đổi chất, chuyển hóa năng lượng của tế bào và cơ thể → Mất nước thì các quá trình trao đổi chất, chuyển hóa năng lượng trong tế bào sẽ bị rối loạn; ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động sống khác trong tế bào.

- Nước là dung môi vận chuyển các chất dinh dưỡng, chất thải trong tế bào và mô → Mất nước làm ngưng trệ quá trình vận chuyển các chất, làm mất cân bằng nội môi.

- Nước tham gia điều hòa thân nhiệt của cơ thể → Mất nước sẽ làm rối loạn cơ chế điều hòa thân nhiệt khiến thân nhiệt bất thường, ảnh hưởng đến sự hoạt động bình thường của các enzyme, hormone,… trong tế bào.

→ Sự mất nước ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc thực hiện các hoạt động sống của tế bào.

Bài 2 trang 101 Sinh học 10: Hãy lấy ví dụ một phân tử sinh học và nêu đặc điểm cấu trúc phù hợp với chức năng của nó.

Lời giải:

- Ví dụ về phân tử sinh học: DNA.

- Đặc điểm cấu trúc phù hợp với chức năng lưu trữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền của DNA:

Đặc điểm cấu trúc giúp DNA đảm nhận được chức năng mang thông tin di truyền: DNA là một đại phân tử hữu cơ, cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là 4 loại nucleotide. Từ 4 loại nucleotide do số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp khác nhau đã tạo ra rất nhiều loại DNA khác nhau vừa đa dạng vừa đặc thù, đảm bảo cho việc mang một lượng lớn thông tin di truyền.

Đặc điểm cấu trúc giúp DNA thực hiện chức năng bảo quản thông tin di truyền:

+ Trên mỗi mạch đơn của phân tử DNA, các nucleotide liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị bền vững, đảm bảo sự ổn định của DNA (thông tin di truyền) qua các thế hệ.

+ Các cặp nucleotide thuộc hai mạch liên kết với nhau bằng rất nhiều các liên kết hydrogen tạo cho chiều rộng của DNA ổn định, các vòng xoắn của DNA dễ dàng liên kết với protein tạo cho cấu trúc DNA ổn định, thông tin di truyền được điều hòa và bảo quản.

+ Đồng thời, với hai mạch của DNA được liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung (A – T, G – C) nên khi 1 mạch xảy ra sai hỏng thì có thể dùng mạch còn lại để làm khuôn tiến hành sửa chữa.

Đặc điểm cấu trúc giúp DNA thực hiện chức năng truyền đạt thông tin di truyền:

+ Hai mạch của DNA được liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung (A – T, G – C) nên từ một mạch làm khuôn có thể tổng hợp nên mạch bổ sung giúp tế bào có thể nhân đôi phân tử DNA một cách chính xác, đảm bảo sự truyền đạt thông tin di truyền.

+ Trên mạch kép các nucleotide liên kết với nhau bằng liên kết hydrogen. Liên kết hydrogen không bền vững nên dễ dàng cắt đứt trong quá trình nhân đôi DNA.

Bài 3 trang 101 Sinh học 10: Nếu xem tế bào nhân thực như một nhà máy sản xuất một sản phẩm nào đó thì thành phần cấu trúc nào đóng vai trò là: cổng ra vào, bộ phận điều khiển, bộ phận trực tiếp làm ra sản phẩm đó, bộ phận đốt nhiên liệu để tạo ra sản phẩm, bộ phận đóng gói sản phẩm? Vì sao?

Lời giải:

Nếu xem tế bào nhân thực như một nhà máy sản xuất một sản phẩm nào đó thì:

- Cổng ra vào chính là màng sinh chất vì màng sinh chất bao bọc toàn bộ vật chất bên trong tế bào và kiểm soát các chất ra, vào tế bào.

- Bộ phận điều khiển là nhân tế bào vì nhân chứa vật chất di truyền, là trung tâm điều khiển các hoạt động sống của tế bào.

- Bộ phận trực tiếp làm ra sản phẩm là các bào quan như ribosome, lưới nội chất vì chức năng của các bào quan này là nơi tổng hợp các chất như protein, lipid,…

- Bộ phận đốt nhiên liệu để tạo ra sản phẩm là ti thể vì ti thể là bào quan tham gia hô hấp tế bào, tạo phần lớn ATP cho các hoạt động sống của tế bào.

- Bộ phận đóng gói sản phẩm là bộ máy Golgi vì bộ máy Golgi có hệ thống các túi dẹt làm nhiệm vụ sửa đổi, phân loại, đóng gói và vận chuyển các sản phẩm tổng hợp từ lưới nội chất đến các bào quan khác hay xuất ra màng.

Bài 4 trang 101 Sinh học 10: Trong chuỗi phản ứng ở hình 16.8, xác định trung tâm hoạt động, cơ chất, sản phẩm của các enzyme E1, E2, E3.

Trong chuỗi phản ứng ở hình 16.8, xác định trung tâm hoạt động, cơ chất, sản phẩm

Lời giải:


Enzyme E1

Enzyme E2

Enzyme E3

Trung tâm

hoạt động

Trong chuỗi phản ứng ở hình 16.8, xác định trung tâm hoạt động, cơ chất, sản phẩm

Trong chuỗi phản ứng ở hình 16.8, xác định trung tâm hoạt động, cơ chất, sản phẩm

Trong chuỗi phản ứng ở hình 16.8, xác định trung tâm hoạt động, cơ chất, sản phẩm

Cơ chất


B

C

Sản phẩm

A, B

C

D

Bài 5 trang 101 Sinh học 10: Cho sơ đồ sau:

Cho sơ đồ sau

Nêu tên các chất X, Y, T, H và tên các quá trình chuyển hóa tương ứng với các chất đó. Năng lượng được chuyển hóa trong các quá trình đó như thế nào?

Lời giải:

- Tên các chất X, Y, T, H là:

+ X là Nước hoặc Carbon dioxide.

+ Y là Carbon dioxide hoặc Nước.

+ T là Pyruvic acid.

+ H là Ethanol.

- Tên các quá trình chuyển hóa tương ứng với các chất:

+ Quá trình X + Y → Glucose là quá trình quang tổng hợp.

+ Quá trình Glucose → T là quá trình đường phân.

+ Quá trình T → X + Y khi có O2 là quá trình hô hấp tế bào.

+ Quá trình T → H khi không có O2 diễn ra ở nấm men là quá trình lên men.

- Năng lượng được chuyển hóa trong các quá trình trên:

+ Quá trình quang tổng hợp: Năng lượng ánh sáng được chuyển hóa thành năng lượng hóa học trong các chất hữu cơ.

+ Quá trình hô hấp tế bào: Năng lượng hóa học trong glucose được chuyển hóa thành năng lượng hóa học dễ sử dụng tích trữ trong ATP và năng lượng nhiệt.

+ Quá trình lên men: Năng lượng hóa học trong trong glucose được chuyển hóa thành năng lượng hóa học trong ATP và chất hữu cơ (ethanol).

Bài 6 trang 101 Sinh học 10: Trình bày các giai đoạn của quá trình truyền thông tin giữa tế bào tuyến nội tiết và tế bào đích.

Lời giải:

Quá trình truyền thông tin giữa tế bào tuyến nội tiết và tế bào đích gồm ba giai đoạn:

- Giai đoạn 1 - Tiếp nhận: Các phân tử tín hiệu liên kết với thụ thể đặc hiệu ở tế bào đích và làm hoạt hóa thụ thể. Đối với thụ thể bên trong tế bào (thụ thể nội bào), phân tử tín hiệu đi qua màng và liên kết với thụ thể tạo thành phức hợp tín hiệu – thụ thể. Đối với thụ thể màng, phân tử tín hiệu liên kết với thụ thể ở bên ngoài tế bào.

- Giai đoạn 2 - Truyền tin nội bào: Các phân tử tín hiệu được truyền trong tế bào thông qua sự tương tác giữa các phân tử dẫn đến đáp ứng tế bào.

+ Thụ thể màng sau khi được hoạt hóa dẫn đến sự hoạt hóa các phân tử truyền tin nội bào thành các chuỗi tương tác liên tiếp tới các phân tử đích trong tế bào.

+ Khi thụ thể bên trong tế bào chất được hoạt hoá, phức hợp tín hiệu – thụ thể đi vào nhân và tác động đến DNA và hoạt hoá sự phiên mã gene nhất định.

- Giai đoạn 3 - Đáp ứng: Sự truyền tin nội bào dẫn đến kết quả là những thay đổi trong tế bào dưới nhiều dạng khác nhau như tăng cường phiên mã, dịch mã, tăng hay giảm quá trình chuyển hóa một hoặc một số chất, tăng cường vận chuyển qua màng tế bào, phân chia tế bào,...

Bài 7 trang 101 Sinh học 10: Vì sao sự phối hợp các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh là cơ chế duy trì ổn định bộ nhiễm sắc thể đặc trưng của loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ.

Lời giải:

Sự phối hợp các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh là cơ chế duy trì ổn định bộ nhiễm sắc thể đặc trưng của loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ vì:

- Giảm phân tạo ra các giao tử có bộ NST giảm đi một nửa (n). Sau đó, sự kết hợp của 2 giao tử (n) trong thụ tinh tạo thành hợp tử (2n), khôi phục lại bộ NST 2n đặc trưng của loài.

- Tế bào hợp tử 2n trải qua nhiều lần nguyên phân và biệt hóa tế bào phát triển thành cơ thể đa bào trưởng thành.

Xem thêm lời giải bài tập Sinh học lớp 10 Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:


Giải bài tập lớp 10 Cánh diều khác