Giải SBT Vật Lí 10 trang 34 Kết nối tri thức

Với Giải SBT Vật Lí 10 trang 34 trong Bài 18: Lực ma sát Sách bài tập Vật Lí lớp 10 Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Vật Lí 10 trang 34.

Câu hỏi 18.3 trang 34 SBT Vật Lí 10: Một vật có khối lượng m trượt trên mặt phẳng ngang. Biết hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng là μ, gia tốc trọng trường g. Biểu thức xác định lực ma sát trượt là

A. Fmst=μmg.

B. Fmst=μg.

C. Fmst=μm.

D. Fmst=mg.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Vật trượt trên mặt phẳng ngang nên N = P = mg.

Lực ma sát trượt: Fmst=μN=μP=μmg.

Câu hỏi 18.4 trang 34 SBT Vật Lí 10: Một vận động viên môn hốc cây (khúc quân cầu) dùng gậy gạt quả bóng để truyền cho nó một tốc độ ban đầu 10 m/s. Hệ số ma sát giữa bóng và mặt băng là 0,10. Lấy g = 9,8 m/s2. Quãng đường quả bóng đi được cho đến khi dừng lại là

A. 39 m.       B. 45 m.       C. 57 m.       D. 51 m.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Lực ma sát Fmst=μN=μP=μmg

Quả bóng chịu tác dụng của lực ma sát, trọng lực, phản lực.

Fms+P+N=ma=F

Do vật chuyển động theo phương ngang nên trọng lực và phản lực cân bằng.

F = Fms ma = -μmg a = -μg = -0,1.9,8 = -0,98m/s2.

Quãng đường quả bóng đi được cho đến khi dừng lại là:

s=v2v022a021022.0,98=51,02 m

Câu hỏi 18.5 trang 34 SBT Vật Lí 10: Một xe tải có khối lượng 3 tấn đang chuyển động trên đường nằm ngang, hệ số ma sát của xe tải với mặt đường là 0,1.

Lấy g = 10 m/s2. Độ lớn lực ma sát là

A. 3000 N.

B. 30000 N.

C. 300 N.

D. 30 N.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Vật chuyển động trên mặt đường nằm ngang:

Fms = μN = μP = μmg = 0,1.3000.10 = 3000N

Câu hỏi 18.6 trang 34 SBT Vật Lí 10: Một toa tàu có khối lượng 60 tấn chuyển động thẳng đều dưới tác dụng của lực kéo của đầu tàu theo phương nằm ngang F = 4,5.104 N. Lấy g = 10 m/s2. Hệ số ma sát giữa tàu và đường ray là

A. 0,075.

B. 0,06.

C. 0,15.

D. 0,015.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Vì toa tàu chuyển động thẳng đều nên:

Fkéo = Fma sát μmg = 4,5.104

μ=4,5.104mg=4,5.10460000.10 = 0,075

Câu hỏi 18.7 trang 34 SBT Vật Lí 10: Một cái hòm khối lượng m = 15 kg đặt trên sàn nhà. Người ta kéo hòm bằng một lực F hướng chếch lên trên và hợp với phương nằm ngang một góc α=20o. Hòm chuyển động đều trên sàn nhà. Tính độ lớn của lực F. Biết hệ số ma sát trượt giữa hòm và sàn nhà là 0,3. Lấy g = 9,8 m/s2.

Một cái hòm khối lượng m = 15 kg đặt trên sàn nhà. Người ta kéo hòm bằng một lực F

Lời giải:

Một cái hòm khối lượng m = 15 kg đặt trên sàn nhà. Người ta kéo hòm bằng một lực F

Hòm chịu tác dụng của các lực: lực kéo F, trọng lực P, phản lực N và lực ma sát trượt Fmst. Phân tích lực F thành hai lực thành phần vuông góc Fx=FcosαFy=Fsinα. Vì hòm chuyển động đều ta có:

Fcosα - Fmst = 0 (1)

Fsinα - mg + N = 0 (2)

Ngoài ra: Fmst = μN (3)

Từ (1), (2), (3) ta suy ra:

Một cái hòm khối lượng m = 15 kg đặt trên sàn nhà. Người ta kéo hòm bằng một lực F

Câu hỏi 18.8 trang 34 SBT Vật Lí 10: Một ô tô có khối lượng 1,5 tấn chuyển động trên đường nằm ngang. Hệ số ma sát của xe với mặt đường là 0,01. Biết lực kéo gây ra bởi động cơ song song với mặt đường. Lấy g = 10 m/s2. Xác định độ lớn của lực kéo để ô tô chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 0,25 m/s2.

Lời giải:

Lực kéo: F = ma+μmg = 1500(0,25+0,01.10) = 525N.

Câu hỏi 18.9 trang 34 SBT Vật Lí 10: Một mẩu gỗ có khối lượng m đặt trên mặt sàn nằm ngang. Người ta truyền cho nó một vận tốc tức thời 5 m/s. Tính thời gian để mẩu gỗ dừng lại và quãng đường nó đi được tới lúc đó. Biết hệ số ma sát giữa mẩu gỗ và sàn nhà là 0,2 và lấy g = 10 m/s2. Các đáp số tìm được có phụ thuộc vào khối lượng m không?

Lời giải:

Lực ma sát Fmst = μN = μP = μmg

Mẩu gỗ chịu tác dụng của lực ma sát, trọng lực, phản lực.

F=Fms+P+N=ma

Do vật chuyển động theo phương ngang nên trọng lực và phản lực cân bằng.

F = Fms ma = -μmg a = -μg = -0,2.10 = -2m/s2

Thời gian: t=vv0a=052=2,5 s

Quãng đường: s=v2v022a=02522.2=6,25 m

Kết quả tìm được không phụ thuộc vào m.

Lời giải SBT Vật Lí 10 Bài 18: Lực ma sát Kết nối tri thức hay khác:

Xem thêm lời giải Sách bài tập Vật Lí lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:


Giải bài tập lớp 10 Kết nối tri thức khác