Giải SBT Toán 7 trang 70 Tập 2 Kết nối tri thức

Với Giải SBT Toán 7 trang 70 Tập 2 trong Bài tập ôn tập cuối năm Sách bài tập Toán lớp 7 Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Toán 7 trang 70.

Bài 9 trang 70 sách bài tập Toán lớp 7 Tập 2:

Cho đa thức F(x) = x4 − x3 − 6x2 + 15x − 9.

a) Kiểm tra lại rằng x = 1 và x = −3 là hai nghiệm của F(x).

b) Tìm đa thức G(x) sao cho F(x) = (x − 1)(x + 3) . G(x)

Lời giải:

a)Ta có : F(1) = 14 − 13 – 6 . 12 + 15 . 1 − 9

= 1 − 1 − 6 + 15 − 9 = 0.

F(−3) = (−3)4 − (−3)3 – 6 . (−3)2 + 15 . (−3) − 9

= 81 + 27 − 6.9 + 15. (−3) − 9

= 81 + 27 − 54 − 45 − 9 = 0.

Vậy x = 1 và x = −3 là hai nghiệm của F(x).

b) Ta có G(x) = F(x) : [(x − 1)(x + 3)]

= F(x) : [ x(x +3) – 1 . (x + 3)]

= F(x) : (x2 + 3x − x − 3)

= F(x) : (x2 +2x − 3)

Ta đặt tính chia :

Cho đa thức F(x) = x^4 − x^3 − 6x^2 + 15x − 9

Vậy G(x) = x2 − 3x + 3.

Bài 10 trang 70 sách bài tập Toán lớp 7 Tập 2: Tính góc Mby trong Hình 1, biết rằng Ax // By.

HD. Kẻ thêm đường thẳng đi qua M và song song với Ax.

Tính góc Mby trong Hình 1, biết rằng Ax // By

Lời giải:

Kẻ đường thẳng z đi qua M và song song với Ax.

Tính góc Mby trong Hình 1, biết rằng Ax // By

Vì Mz // Ax nên ta có: xAM^=M^1=40o (hai góc so le trong).

Ta có: Ax // By (gt); Ax // Mz (cách vẽ).

Suy ra By // Mz.

Ta có M^1+M^2=90o

Suy ra M^2=90o40o=50o

M^2=MBy^ (By // Mz, hai góc so le trong).

Do đó MBy^=50o.

Bài 11 trang 70 sách bài tập Toán lớp 7 Tập 2: Cho năm điểm A, B, C, D, E cùng nằm trên một đường thẳng d sao cho AB = DE, BC = CD. Điểm M không thuộc d sao cho MC vuông góc với d. Chứng minh rằng:

a) ΔMBC = ΔMDC và ΔMAC = ΔMEC.

b) ΔMAB = ΔMED.

Lời giải:

Cho năm điểm A, B, C, D, E cùng nằm trên một đường thẳng d sao cho AB = DE, BC = CD

a) Xét ΔMBC và ΔMDC cùng vuông tại C có :

BC = CD (gt);

MC là cạnh chung.

Do đó ΔMBC = ΔMDC (hai cạnh góc vuông).

Ta có: CA = BC + AB

CE = CD + DE

Mà AB = DE (gt); BC = CD (gt)

Do đó CA = CE

Xét ΔMAC và ΔMEC cùng vuông tại C có :

CA = CE (cmt);

MC là cạnh chung.

Do đó ΔMAC = ΔMEC (hai cạnh góc vuông).

b) Xét ΔMAB và ΔMED có :

AB = ED ( gt);

MA = ME (ΔMAC = ΔMEC, hai cạnh tương ứng);

MAB^=MED^(ΔMAC = ΔMEC, hai góc tương ứng).

Do đó ΔMAB = ΔMED (c.g.c).

Bài 12 trang 70 sách bài tập Toán lớp 7 Tập 2: Cho tam giác ABC vuông tại đỉnh A; ba điểm M, N, P lần lượt nằm trên các cạnh BC, CA, AB của tam giác ABC sao cho M là trung điểm của BC, MN vuông góc với AC và MP vuông góc với AB. Chứng minh rằng:

a) ΔMNC = ΔBPM.

b) NMP^=90o.

Lời giải:

Cho tam giác ABC vuông tại đỉnh A; ba điểm M, N, P lần lượt nằm trên các cạnh BC, CA, AB

a) Ta có :

MP ⊥ AB (gt);

AC ⊥ AB (ΔABC vuông tại A).

Suy ra MP // AC

Do đó BMP^=MCN^ (hai góc đồng vị).

Xét ΔBPM vuông tại P và ΔMNC vuông tại N có :

BM = MC( M là trung điểm của BC);

BMP^=MCN^(cmt).

Do đó ΔBPM = ΔMNC ( cạnh huyền – góc nhọn).

b) Ta có :

PBM^=NMC^(ΔBPM = Δ MNC, hai góc tương ứng);

PBM^+PMB^=90o(ΔBMP vuông tại P).

Suy ra NMC^+PMB^=90o.

NMC^+PMB^+NMP^=180o.

Do đó NMP^=180o90o=90o.

Bài 13 trang 70 sách bài tập Toán lớp 7 Tập 2: Cho bốn điểm A, B, C và D như Hình 2. Biết rằng BEC^=40o,EBA^=110o và AB = DC. Chứng minh rằng:

a) Tam giác BEC cân tại đỉnh E.

b) EA = ED.

Cho bốn điểm A, B, C và D như Hình 2

Lời giải:

a) Ta có :

EBA^+EBC^=180o(hai góc kề bù)

Suy ra EBC^=180oEBA^=180o110o=70o

Xét ΔEBC có: BEC^+EBC^+ECB^=180o

Suy ra ECB^=180oBEC^EBC^=180o40o70o=70o

Hay ECB^=180o40o70o=70o

Do đó ECB^=EBC^=70o.

Vậy tam giác BEC cân tại đỉnh E.

b) Ta có: ECD^=180oECB^=180o70o=110o=EBA^.

Xét ΔEBA và ΔECD có:

ECD^=EBA^ (cmt);

AB = CD (gt);

EB = EC (ΔEBC cân tại E).

Do đó ΔEBA = ΔECD (c.g.c).

Suy ra EA = ED (hai cạnh tương ứng).

Bài 14 trang 70 sách bài tập Toán lớp 7 Tập 2: Tròn đưa cho Vuông một tờ giấy, trên đó có vẽ điểm C và hai đường thẳng a và b không đi qua C, cho biết hai đường thẳng a và b không song song với nhau (giao điểm của a và b nằm ngoài tờ giấy). Tròn đố Vuông vẽ được đường thẳng c đi qua C sao cho ba đường thẳng a, b, c đồng quy. Sau một hồi suy nghĩ, Vuông làm như sau (H.3):

Tròn đưa cho Vuông một tờ giấy, trên đó có vẽ điểm C và hai đường thẳng a và b không đi qua C

- Vẽ đường thẳng đi qua C và vuông góc với a. Đường thẳng này cắt b tại B.

- Vẽ đường thẳng đi qua C và vuông góc với b. Đường thẳng này cắt a tại A.

Vuông khẳng định rằng đường thẳng c cần vẽ chính là đường thẳng đi qua C và vuông góc với AB.

Em hãy giải thích tại sao Vuông lại khẳng định như vậy.

Lời giải:

Xét tam giác ABC ta có :

a là đường cao (vì a ⊥ BC);

b là đường cao (vì b ⊥ AC);

c là đường cao (vì c ⊥ AB).

Suy ra ba đường thẳng a, b, c đồng quy (tính chất ba đường cao trong tam giác).

Vì thế Vuông khẳng định rằng đường thẳng c cần vẽ chính là đường thẳng đi qua C và vuông góc với AB là đúng.

Lời giải sách bài tập Toán lớp 7 Bài tập ôn tập cuối năm Kết nối tri thức hay khác:

Xem thêm lời giải sách bài tập Toán lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:


Giải bài tập lớp 7 Kết nối tri thức khác