Giải SBT Toán 7 trang 68 Tập 1 Kết nối tri thức

Với Giải SBT Toán 7 trang 68 Tập 1 trong Bài 16: Tam giác cân. Đường trung trực của đoạn thẳng Sách bài tập Toán lớp 7 Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Toán 7 trang 68.

Bài 4.41 trang 68 sách bài tập Toán lớp 7 Tập 1: Trong những tam giác dưới đây (H.4.46), tam giác nào là tam giác cân, cân tại đỉnh nào? Vì sao?

Trong những tam giác dưới đây (H.4.46), tam giác nào là tam giác cân, cân tại đỉnh nào

Lời giải:

+ Tam giác ABC có AB = AC (kí hiệu bằng nhau trên hình)

Do đó, tam giác ABC cân tại đỉnh A.

+ Áp dụng định lí tổng 3 góc trong tam giác DEF, ta có:

D^+E^+F^=180°

Suy ra F^=180°-D^+E^ =180°-(70°+50°)=60°.

Do đó ta có, D^E^F^. Vậy tam giác DEF không phải tam giác cân.

+ Tam giác MNP có N^=P^(=50°).

Do đó, tam giác MNP cân tại đỉnh M.

+ Áp dụng định lí tổng 3 góc trong tam giác KGH, ta có:

K^+G^+H^=180°

Suy ra H^=180°-(K^+G^)=180°-(40°+70°)=70°.

Do đó tam giác KGH có G^=H^=70°.

Vậy tam giác KGH cân tại đỉnh K.

Bài 4.42 trang 68 sách bài tập Toán lớp 7 Tập 1: Tính số đo các góc còn lại trong các tam giác cân dưới đây (H.4.47).

Tính số đo các góc còn lại trong các tam giác cân dưới đây (H.4.47)

Lời giải:

+ Tam giác ABC có AB = AC nên tam giác ABC cân tại đỉnh A.

Suy ra C^=B^=65°.

Áp dụng định lí tổng ba góc trong tam giác ABC, ta có:

A^+B^+C^=180°

Suy ra A^=180°-B^+C^=180°-(65°-65°)=50°.

+ Tam giác MNP có MN = MP nên tam giác MNP cân tại đỉnh M.

Suy ra M^=N^.

Áp dụng định lí tổng ba góc trong tam giác MNP, ta có:

M^+N^+P^=180°

M^+M^=180°-P^2M^=180°-P^

M^=180°-P^2=180°-75°2=52,5°.

Vậy M^=N^=52,5°. 

Lời giải sách bài tập Toán lớp 7 Bài 16: Tam giác cân. Đường trung trực của đoạn thẳng Kết nối tri thức hay khác:

Xem thêm lời giải sách bài tập Toán lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:


Giải bài tập lớp 7 Kết nối tri thức khác